Nhóm trí thức tổ chức cuộc mít-tinh chống Trung Quốc hôm 9/12 tại Sài
Gòn vừa ra Tuyên bố phản đối chính quyền về hành vi trấn áp thô bạo, xâm
phạm quyền công dân.
Cuộc mít-tinh ôn hòa để phản đối những hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông với sự tham gia của hơn trăm người diễn ra chừng 10 phút tại Nhà hát Thành phố trước khi bị chính quyền trấn dẹp.
Bản Tuyên bố nói đa số những người công khai đứng ra đề xướng cuộc mít-tinh đều bị lực lượng an ninh ngăn cản, khống chế, hoặc bắt giữ tùy tiện dù trong buổi làm việc trước đó với Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố, Lê Minh Trí, họ đã trình bày rõ mục đích và nội dung của cuộc mít-tinh nhằm thể hiện quyền công dân và ý chí chống ngoại xâm.
Một người ký tên trong Tuyên bố phản đối, Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên
Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện
là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban
Trung Ương Mặt trận Tổ quốc, phát biểu với VOA Việt ngữ:
"Cách hành xử của chính quyền là không tôn trọng các quyền của công dân, vi phạm nghiêm trọng quyền tự do của công dân đã được ghi trong Hiến pháp. Đó là quyền của người dân nói lên tiếng nói, biểu thị ý chí của mình, không thể ai ngăn trở được. Vấn đề bảo vệ chủ quyền là nghĩa vụ của tất cả người dân Việt Nam, chứ không phải chỉ đảng và nhà nước lo. Tất nhiên đường lối ngoại giao mềm dẻo là cần thiết, nhưng mình mềm dẻo đến một mức nào đó thôi. Cái sức mạnh chính là ở lòng dân. Trước đây, Mỹ tấn công Iraq, chính thành phố cũng chỉ đạo là phải tổ chức cuộc mít-tinh để phản đối Mỹ. Vậy mà bây giờ, Trung Quốc tấn công trực diện Việt Nam, tại sao chúng ta lại không có phản ứng, không có tiếng nói của người dân?"
Tuyên bố của nhóm nhân sĩ-trí thức yêu cầu giới hữu trách điều tra và xử lý thích đáng những cán bộ vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng quyền công dân khi trấn áp thô bạo những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc.
Bản Tuyên bố cũng kêu gọi nhân dân Việt Nam kiên quyết đấu tranh, đứng
lên chống lại Trung Quốc xâm lược và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Cùng ký tên trong bản Tuyên bố còn có Giáo sư Tương Lai, từng là thành viên nhóm tư vấn cho các cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải. Giáo sư Tương Lai nói:
"Là một người yêu nước không thể nào ngồi yên trước hành động xâm lược của Trung Quốc. Vì vậy, thái độ của chúng tôi trong cuộc mít-tinh là lên án điều đó. Cuộc mít-tinh đã thành công, cho dù không như là chúng tôi mong muốn. Đáng lý chính quyền, như đề nghị của chúng tôi, hỗ trợ chúng tôi giữ gìn trật tự để cuộc mít-tinh thu được kết quả. Nhưng người ta không làm như thế và đã có những hành động trấn áp một cách thô bạo. Chuyện chính quyền làm một đằng, chúng tôi làm một nẻo chỉ khác nhau ở một điểm. Chúng tôi thì lên án quyết liệt. Còn nhà cầm quyền thì nghĩ rằng việc đó lúc này là chưa cần thiết. Chúng tôi không đành lòng khoanh tay trước thủ đoạn nham hiểm của nhà cầm quyền Trung Quốc. Cho nên, chúng tôi phải lên tiếng."
Trước bản Tuyên bố chung này, cá nhân Giáo sư Tương Lai và Luật gia Lê Hiếu Đằng đã công bố thư phản đối để đánh động sự quan tâm của công luận trước cách hành xử của chính quyền đối với dân và đối với các hành động xâm lấn khiêu khích của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Cuộc mít-tinh ôn hòa để phản đối những hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông với sự tham gia của hơn trăm người diễn ra chừng 10 phút tại Nhà hát Thành phố trước khi bị chính quyền trấn dẹp.
Bản Tuyên bố nói đa số những người công khai đứng ra đề xướng cuộc mít-tinh đều bị lực lượng an ninh ngăn cản, khống chế, hoặc bắt giữ tùy tiện dù trong buổi làm việc trước đó với Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố, Lê Minh Trí, họ đã trình bày rõ mục đích và nội dung của cuộc mít-tinh nhằm thể hiện quyền công dân và ý chí chống ngoại xâm.
Cách hành xử của chính quyền là không tôn trọng các quyền của công
dân, vi phạm nghiêm trọng quyền tự do của công dân đã được ghi trong
Hiến pháp...
"Cách hành xử của chính quyền là không tôn trọng các quyền của công dân, vi phạm nghiêm trọng quyền tự do của công dân đã được ghi trong Hiến pháp. Đó là quyền của người dân nói lên tiếng nói, biểu thị ý chí của mình, không thể ai ngăn trở được. Vấn đề bảo vệ chủ quyền là nghĩa vụ của tất cả người dân Việt Nam, chứ không phải chỉ đảng và nhà nước lo. Tất nhiên đường lối ngoại giao mềm dẻo là cần thiết, nhưng mình mềm dẻo đến một mức nào đó thôi. Cái sức mạnh chính là ở lòng dân. Trước đây, Mỹ tấn công Iraq, chính thành phố cũng chỉ đạo là phải tổ chức cuộc mít-tinh để phản đối Mỹ. Vậy mà bây giờ, Trung Quốc tấn công trực diện Việt Nam, tại sao chúng ta lại không có phản ứng, không có tiếng nói của người dân?"
Tuyên bố của nhóm nhân sĩ-trí thức yêu cầu giới hữu trách điều tra và xử lý thích đáng những cán bộ vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng quyền công dân khi trấn áp thô bạo những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc.
Chúng tôi không đành lòng khoanh tay trước thủ đoạn nham hiểm của nhà
cầm quyền Trung Quốc. Cho nên, chúng tôi phải lên tiếng...
Cùng ký tên trong bản Tuyên bố còn có Giáo sư Tương Lai, từng là thành viên nhóm tư vấn cho các cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải. Giáo sư Tương Lai nói:
"Là một người yêu nước không thể nào ngồi yên trước hành động xâm lược của Trung Quốc. Vì vậy, thái độ của chúng tôi trong cuộc mít-tinh là lên án điều đó. Cuộc mít-tinh đã thành công, cho dù không như là chúng tôi mong muốn. Đáng lý chính quyền, như đề nghị của chúng tôi, hỗ trợ chúng tôi giữ gìn trật tự để cuộc mít-tinh thu được kết quả. Nhưng người ta không làm như thế và đã có những hành động trấn áp một cách thô bạo. Chuyện chính quyền làm một đằng, chúng tôi làm một nẻo chỉ khác nhau ở một điểm. Chúng tôi thì lên án quyết liệt. Còn nhà cầm quyền thì nghĩ rằng việc đó lúc này là chưa cần thiết. Chúng tôi không đành lòng khoanh tay trước thủ đoạn nham hiểm của nhà cầm quyền Trung Quốc. Cho nên, chúng tôi phải lên tiếng."
Trước bản Tuyên bố chung này, cá nhân Giáo sư Tương Lai và Luật gia Lê Hiếu Đằng đã công bố thư phản đối để đánh động sự quan tâm của công luận trước cách hành xử của chính quyền đối với dân và đối với các hành động xâm lấn khiêu khích của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Copy từ: VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét