(Soha.vn) - Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nói: Tôi thấy ông Trần Văn Truyền sẵn sàng hợp tác với cơ quan có trách nhiệm để làm rõ phản ánh của báo chí.
Bài 2: Phó Chủ tịch tỉnh Bến Tre nói về biệt thự của ông Trần Văn Truyền
Bài 3: TBT Kim Quốc Hoa: "Đủ cơ sở đưa tin về biệt thự của ông Truyền"
Bài 4: Cận cảnh biệt thự gây choáng ngợp của ông Truyền tại Bến Tre
Bài 5: Dinh thự "khủng" của ông Trần Văn truyền qua lời kể của hàng xóm
Bài 6: Ông Truyền được "em kết nghĩa" biếu tiền xây biệt thự "khủng"
Bài 7: Biệt thự ông Truyền và ngôi nhà 51m2 của Chủ tịch Trương Tấn Sang
Bài 8: Nếu là chủ những căn biệt thự sang trọng đó... tôi sẽ xấu hổ
Bài 9: Phó Ban Nội chính TƯ: Vụ ông Truyền không phải nhiệm vụ của Ban
Bài 10: Sau hội chứng “một ông anh” sẽ đến trào lưu “một người em”?
Chiều nay ngày 28/2, tại phiên họp báo
Chính phủ thường kỳ tháng 2/2014, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên – Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ đã thông báo một số kết quả phát triển tình hình
kinh tế trong tháng 2/2014.
Cũng tại buổi họp báo này, những thông
tin liên quan đến biệt thự sang trọng trên khuôn viên hàng nghìn mét
vuông và nhiều căn nhà khác của ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên
Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ được quan tâm một cách
đặc biệt.
BÀI LIÊN QUAN
Trước
câu hỏi về việc xử lý thông tin liên quan đến ông Trần Văn Truyền, Bộ
trưởng Nguyễn Văn Nên cho rằng: "Chuyện này khó mà trả lời được vì theo
quy định, Chính phủ cũng không có nhiệm vụ như vậy. Chúng tôi chưa có
thông tin nào ngoài thông tin báo chí".
Tuy
nhiên, ông Nguyễn Văn Nên cũng nêu quan điểm cá nhân: “Có 2 điều phải
suy nghĩ. Một người là cán bộ ở cơ quan Trung ương về hưu như ông Trần
Văn Truyền khi về hưu mà có dư luận phản ánh về bản thân, với trách
nhiệm của Đảng viên khi có dư luận đặt ra như vậy thì phải hợp tác tốt
với cơ sở Đảng để làm rõ vấn đề. Tôi thấy ông Trần Văn Truyền sẵn sàng
hợp tác với cơ quan có trách nhiệm để làm rõ phản ánh của báo chí.
Thứ hai, ông Trần Văn Truyền cũng là một
công dân và được pháp luật bảo vệ. Chúng ta phải tôn trọng quyền công
dân một cách nhất định. Việc suy diễn của mọi người là quyền riêng nhưng
khi đặt vấn đề thì nên quan tâm đến liều lượng để các cơ quan có trách
nhiệm tham gia. Và ông Truyền có trách nhiệm tham gia giải trình".
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (Ảnh: Tuấn Nam)
“Câu chuyện này không dừng lại ở đó mà qua đó, các cán bộ soi vào đó để thấy người dân luôn đặt niềm tin vào cán bộ dù còn công tác hay đã nghỉ để ứng xử làm sao cho phù hợp”, Bộ trưởng Nên nói.
Trước đó, trong
một cuộc trao đổi khác với chúng tôi, bà Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội
TP. Hà Nội cho biết: “Vì ông Trần Văn Truyền từng là Ủy viên Trung ương
Đảng đã nghỉ hưu và về sinh hoạt Đảng ở địa phương nên, trước hết, về
mặt trách nhiệm, đồng chí Truyền phải báo cáo, giải trình với cơ sở Đảng
ở đó để làm rõ những việc dư luận phản ánh.
Mặt khác, các cơ quan nơi đồng chí
Truyền sinh hoạt cũng phải làm rõ thông tin báo chí nêu có đúng hay
không, nếu không đúng thì phải minh oan cho đồng chí đó, còn nếu đúng
thì lại là chuyện khác".
Cũng liên quan đến những nội dung này,
trả lời báo chí, ông Vũ Quốc Hùng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra
Trung ương Đảng cho rằng: Nếu
có phản ánh như vậy thì ông Truyền nên trình bày, báo cáo với tổ chức
Đảng nơi ông ấy đang sinh hoạt. Đồng thời có trách nhiệm trả lời cơ quan
báo chí mà trước đó đã nêu.
Bởi theo ông, tuy ông Truyền là cán bộ
cấp cao đã về hưu nhưng vẫn sinh hoạt Đảng ở một tổ chức Đảng. Theo quy
định của Điều lệ Đảng, mọi đảng viên đều phải báo cáo với chi bộ về tất
cả các hoạt động của mình.
Copy từ: Soha
......................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét