GIẢI ĐỘC THÔNG TIN "Ở MỸ BỊ BÓC LỘT KHỦNG KHIẾP" &
NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở XỨ DÂN CHỦ CÓ ĐƯỢC NHỮNG QUYỀN GÌ?
Bài viết này của fb-er Bánh Ngọt, 1 người đang sống trực tiếp ở Mỹ, viết để phản hồi bài báo "Sự bóc lột khủng khiếp ở xứ người" của 1 ng tự xưng là Việt Kiều đã râm ran dư luận mấy ngày qua... mình thấy hay mà ít ng đọc quá nên mang về nhà mình đăng lại để chia sẻ với những bạn chưa có điều kiện nhìn ra thế giới bên ngoài
Bất cứ ở đâu trên quả đất này, con người cũng phải lao động để sống. 1 ngày 8 tiếng và thời gian lái xe. Nhưng ở Mĩ (và một số nước phát triển), chính phủ thành lập 1 cơ quan, nôm na là công đoàn, thuộc chính phủ, để bảo vệ quyền lợi người lao động ở mức tốt nhất mà 1 đất nước có thể bảo vệ. Và những quy định về quyền lợi của người lao động trở thành pháp luật. Ai không tuân theo là phạm pháp và sẽ bị truy tố ra toà, phải bồi thường và các án phạt khác. Một vài quyền lợi mà người lao động ở Mĩ được hưởng:
1. Tất cả mọi doanh nghiệp đều BẮT BUỘC phải đăng posters của chính phủ về các quyền công nhân được hưởng, đi kèm với mức lương tối thiểu. Để nếu doanh nghiệp có làm sai, người làm công hiểu rõ mình bị lạm dụng, và sẽ phải gọi số điện thoại hot-line có sẵn trên poster để trình báo.
2. Doanh nghiệp BẮT BUỘC phải mua bảo hiểm lao động cho người làm công. Mọi tai nạn tại sở làm đều phải được bồi thường (rất khá) theo phán quyết của toà án (nếu bị kiện ra toà).
3. Nhà nước quy định mức lương tối thiểu mà người làm phải được hưởng (hiện tại là $8/hr và sắp lên $9/hr vào tháng sau), và quy định luôn số tiền vượt trội nếu phải làm ngoài giờ. Thường là gấp rưỡi cho đến gấp đôi. $8 ở đây tương đương với gì? Tương đương với 1 bữa ăn trung bình (1 tô phở) trong nhà hàng trung bình. 1 bữa ăn đầy đủ với bánh hamburger Big Mac, khoai tây chiên, và nước soda cũng chưa tới giá này. Điều đó nghĩa là chỉ vỏn vẹn 2 giờ làm mỗi ngày, 1 người với mức lương lao động TỐI THIỂU đã không còn lo bị đói, nếu ăn nhà hàng mỗi ngày ... 2 bữa! Và xin nhắc lại, lương ngoài giờ là từ gấp rưỡi đến gấp đôi lương căn bản.
4. Nhà nước CẤM sử dụng lao động trẻ em (dưới 16 tuổi), và trẻ em từ 16 - 18 tuổi không được làm quá 20 tiếng 1 tuần, khi làm phải có sự đồng ý của cả phụ huynh và ... nhà trường (vì các em vẫn còn đang ở tuổi bắt buộc phải đi học).
5. Nhà nước bắt doanh nghiệp phải đóng góp 1 phần vào quỹ thất nghiệp, để nhà nước trả tiền thất nghiệp (lên đến 12 tháng) cho người lao động khi họ mất việc làm. Và doanh nghiệp cũng phải đóng góp 1 phần vào quỹ hưu trí, để nhà nước trả lương hưu cho người lao động khi họ về hưu.
6. Nhà nước buộc doanh nghiệp phải tuân thủ mọi quy định về an toàn lao động đối với người làm công, (phải có các dụng cụ, thiết bị bảo hộ, các dụng cụ, thiếu bị này phải được kiểm tra và bảo trì định kỳ bởi những công ty đạt chuẩn, họ đến, kiểm tra, bảo trì, và dán nhãn cho biết thiết bị còn tốt). Chính phủ gởi nhân viên đến kiểm tra các nhãn bảo trì xem doanh nghiệp có bảo trì thiết bị bảo hộ lao động của mình theo quy định hay không.
7. Nhà nước chịu trách nhiệm buộc các bên liên quan chu cấp trọn đời cho người lao động nếu chẳng may tai nạn khiến người lao động mất sức làm vĩnh viễn. Nếu ko thể buộc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ chu cấp, nhà nước sẽ phải đứng ra làm nghĩa vụ chu cấp thay.
Đó là 1 ít quyền lợi tối thiểu, và nếu anh không muốn bị bóc lột, thì anh ... đừng đi làm, ở không và ... bóc lột ngược lại nước Mĩ với các trợ cấp an sinh xã hội như phiếu thực phẩm miễn phí, bảo hiểm sức khoẻ miễn phí, cung cấp nơi ở miễn phí, cho đi học nghề miễn phí, thậm chí tài trợ tiền mặt trong nhiều trường hợp. Nước Mĩ mỗi năm phải oằn mình chi 1 khoản lớn ngân khoản cho 1 số khá đông công dân ... không thích đi làm này.
Bài viết còn than chút ít đến bảo hiểm sức khoẻ và vật giá quá cao. Khiến có người mắc bệnh mà ko dám chữa, mang bệnh đến chết vì ko chịu nổi tiền thuốc men. Ở Mĩ, chữa xong mới lấy tiền. Nên nếu anh mang bệnh mà cần chữa và không có tiền. Anh vẫn sẽ được chữa. Chữa xong anh khai khánh tận (phá sản), và ko ai có quyền đòi tiền anh nữa. Bài viết than rau muống mắc, đến $8/ký, xin thưa, thì đừng ăn rau muống. Ăn thức ăn bản địa vừa tươi, vừa rẻ. Ăn làm gì thứ thức ăn phải nhập từ 1 vùng khí hậu khác về lại Mĩ rồi than mắc mỏ? Mà $8 chỉ tương đương 1 giờ làm, kể ra cũng chả mắc mỏ là bao nhiêu, mà đã bị than lên than xuống như thể phải để dành cả ngày lương mới ăn được.
Bài viết than về cái bẫy "thẻ tín dụng" để tròng nợ nần vào cổ người dân. Xin thưa, vậy thì đừng mượn nợ thẻ để xài. Hãy chỉ tiêu xài số tiền mình kiếm ra được, thì sẽ không phải than: tại sao ông cà chớn vậy? Ông lại cứ ... đem tiền cho tôi mượn là thế lào?? Và, một lần nữa, ở Mĩ có luật khánh tận. Nhiều người mượn tín dụng lên đến $50ngàn đô la, xài xong, khai khánh tận, và không phải trả lại 1 xu nào. Nói thẳng ra là quỵt nợ thẻ tín dụng. Và tất nhiên, khi anh quỵt thì ko ai cho anh mượn lại, tín dụng của anh là tồi tệ ... trong vòng 7 năm. 7 năm sau anh lại vẫn cứ đường hoàng mà ... mượn tiếp.
Bài viết còn than thực phẩm đông lạnh. Vậy tại sao anh không chịu mua đồ tươi? chỉ mắc hơn 50xu đến $1 cho mỗi pound thôi! Và thưa, việc đông lạnh đồ ăn cũng phải theo chuẩn của cơ quan an toàn thực phẩm. Và người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm là đồ ăn được bảo quản bằng phương thức đông lạnh, chứ ko phải đổ cả đống hoá chất bảo quản gây ung thư (để khỏi phải tốn tiền thiết bị đông lạnh, kho lạnh, vận chuyển bằng xe lạnh ...v.v..).
Bài viết than về chuyện mua nhà, phải trả lãi, rồi khi mua nhà, anh phải mua đồ nội thất, cái gì cũng rất đắt đỏ. Thì xin thưa ... ko có tiền ... đừng mua! Ai dí súng vào đầu anh bắt phải mua 1 căn nhà riêng cho bản thân và gia đình, rồi mua đồ gia dụng, nội thất, tivi, tủ lạnh, lò vi sóng, giường nệm ..v.v.. đâu! Đối với nhiều quốc gia, trong đó có VN, việc có được 1 căn nhà là mơ ước của nhiều thế hệ. Nhiều người không dám nghĩ đến chuyện đó. Nhiều căn nhà phải ở chui rúc nhiều gia đình vì người ta không có đủ khả năng để sắm riêng cho gia đình mình 1 căn hộ. Người ta cho anh vay tiền để mua nhà (1 khoản cho vay rất lớn), anh lại than sao phân lời (chỉ khoảng 5% 1 năm) cao thế??? Thế anh muốn sao? Mua nhà mà ko phải trả tiền? Hay vay tiền mà không phải trả lời?
Giá nhà ở Mĩ mắc không? Giá mỗi vùng mỗi khác, nhưng giá nhà trung bình trên toàn quốc vào thời điểm hiện tại là $280k cho 1 căn hộ 3 phòng. Mức lương trung bình của 1 kỹ sư là $65k/năm, thợ làm móng tay thì trung bình khoảng $40k/năm quý vị tự nghĩ xem nhà cửa ở Mĩ có mắc không?
Nước Mĩ được xếp hàng thứ 3 về điều kiện sống tốt trên khắp quả đất, sau Úc và Đan Mạch. Và khi nói về điều kiện sống, người ta nói về nhiều thứ chứ không chỉ riêng có tiền nong.
Thật buồn cho dân tôi, đã thoát VN, mà tư duy vẫn bị nhốt trong cái lồng cơm áo gạo tiền. Nói như cố nhà thơ Chế Lan Viên là:
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp!
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn.
Chữ "con" ở đây nghĩa là cỏn con, bé nhỏ. Đã thoát được VN mà chỉ dám nghĩ hạnh phúc là 1 tà áo đẹp, 1 miếng ăn ngon, 1 mái nhà yên.
Nước Mĩ mang lại cho công dân của nó nhiều hơn thế! Rất nhiều hơn thế!!
Nước Mĩ mang lại cho công dân của nó 1 môi trường thiên nhiên trong sạch, nơi người ta chỉ cần du lịch nội địa để tận hưởng những cuộc vui chơi bậc nhất thế giới. Đến các nơi xa hoa như Las Vegas, New York, Chicago, hay miền thiên nhiên được bảo tồn nguyên vẻ hoang sơ của nó từ 200 năm trước, khi người Mĩ mới đặt chân đến vùng đất này.
Nước Mĩ mang lại cho công dân của nó 1 nên y tế phát triển nhất thế giới, nơi người ta có thể kỳ vọng nhiều nhất vào việc phó thác sinh mạng mình trong tay đội ngũ y bác sỹ.
Nước Mĩ được mệnh danh là mảnh đất của cơ hội. Nơi mời gọi và dung dưỡng tài năng của thế giới. Nơi đảm bảo cho những nghệ sỹ tài năng không phải chết nghèo đói, và những nhà khoa học có thể cống hiến cuộc đời cho nhân loại. Nhiều người tài tìm đến Mĩ vì đặc thù này, cho bản thân, hoặc cho con cháu.
Nước Mĩ mang lại cho công dân của nó 1 hệ thống giáo dục bậc nhất thế giới. Không nặng về kiến thức hàn lâm, nhưng lại vô cùng hữu dụng. Họ dạy trẻ con phải tự tin trước cuộc sống, phải độc lập, trong cả cuộc sống lẫn tư duy, phải biết tìm hiểu, phải hiếu kỳ. Họ dạy trẻ con phải sáng tạo, phải khoẻ mạnh, phải vui chơi. Họ dạy trẻ con phải biết yêu thiên nhiên, không lãng phí tài nguyên của mẹ trái đất. Họ dạy trẻ con phải biết thứ tha, phải nhân bản. Nước Mĩ dạy trẻ con phải biết nhận lỗi, phải công bằng. Cấm không được phân biệt đối xử trên mọi hình thức (và đây là luật pháp). Nước Mĩ dạy trẻ con phải bao dung.
Và sau cùng, nước Mĩ cho con cái chúng ta 1 môi trường sống mà ở đó chúng có thể nói: Mẹ ơi, một ngày kia, con sẽ làm thay đổi cả thế giới!
Chính những điều này tạo nên 1 nước Mĩ, dù là đống tạp nham hổ lốn của nhiều chủng tộc, đủ thứ văn hoá, đủ kiểu tư duy, vẫn văn minh bậc nhất, vẫn hùng mạnh, và giàu có bậc nhất thế giới. Nước Mĩ đã, đang, và sẽ là đích đến của rất nhiều sắc dân trên trái đất này.
God bless America!
Link bài Tâm sự của một Việt Kiều Mỹ về cuộc sống 'bóc lột' khủng khiếp nơi xứ người http://baoduhoc.vn/bai-viet/tam-su-cua-mot-viet-kieu-my-ve-cuoc-song-boc-lot-khung-khiep-noi-xu-nguoi.bdh
NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở XỨ DÂN CHỦ CÓ ĐƯỢC NHỮNG QUYỀN GÌ?
Bài viết này của fb-er Bánh Ngọt, 1 người đang sống trực tiếp ở Mỹ, viết để phản hồi bài báo "Sự bóc lột khủng khiếp ở xứ người" của 1 ng tự xưng là Việt Kiều đã râm ran dư luận mấy ngày qua... mình thấy hay mà ít ng đọc quá nên mang về nhà mình đăng lại để chia sẻ với những bạn chưa có điều kiện nhìn ra thế giới bên ngoài
Bất cứ ở đâu trên quả đất này, con người cũng phải lao động để sống. 1 ngày 8 tiếng và thời gian lái xe. Nhưng ở Mĩ (và một số nước phát triển), chính phủ thành lập 1 cơ quan, nôm na là công đoàn, thuộc chính phủ, để bảo vệ quyền lợi người lao động ở mức tốt nhất mà 1 đất nước có thể bảo vệ. Và những quy định về quyền lợi của người lao động trở thành pháp luật. Ai không tuân theo là phạm pháp và sẽ bị truy tố ra toà, phải bồi thường và các án phạt khác. Một vài quyền lợi mà người lao động ở Mĩ được hưởng:
1. Tất cả mọi doanh nghiệp đều BẮT BUỘC phải đăng posters của chính phủ về các quyền công nhân được hưởng, đi kèm với mức lương tối thiểu. Để nếu doanh nghiệp có làm sai, người làm công hiểu rõ mình bị lạm dụng, và sẽ phải gọi số điện thoại hot-line có sẵn trên poster để trình báo.
2. Doanh nghiệp BẮT BUỘC phải mua bảo hiểm lao động cho người làm công. Mọi tai nạn tại sở làm đều phải được bồi thường (rất khá) theo phán quyết của toà án (nếu bị kiện ra toà).
3. Nhà nước quy định mức lương tối thiểu mà người làm phải được hưởng (hiện tại là $8/hr và sắp lên $9/hr vào tháng sau), và quy định luôn số tiền vượt trội nếu phải làm ngoài giờ. Thường là gấp rưỡi cho đến gấp đôi. $8 ở đây tương đương với gì? Tương đương với 1 bữa ăn trung bình (1 tô phở) trong nhà hàng trung bình. 1 bữa ăn đầy đủ với bánh hamburger Big Mac, khoai tây chiên, và nước soda cũng chưa tới giá này. Điều đó nghĩa là chỉ vỏn vẹn 2 giờ làm mỗi ngày, 1 người với mức lương lao động TỐI THIỂU đã không còn lo bị đói, nếu ăn nhà hàng mỗi ngày ... 2 bữa! Và xin nhắc lại, lương ngoài giờ là từ gấp rưỡi đến gấp đôi lương căn bản.
4. Nhà nước CẤM sử dụng lao động trẻ em (dưới 16 tuổi), và trẻ em từ 16 - 18 tuổi không được làm quá 20 tiếng 1 tuần, khi làm phải có sự đồng ý của cả phụ huynh và ... nhà trường (vì các em vẫn còn đang ở tuổi bắt buộc phải đi học).
5. Nhà nước bắt doanh nghiệp phải đóng góp 1 phần vào quỹ thất nghiệp, để nhà nước trả tiền thất nghiệp (lên đến 12 tháng) cho người lao động khi họ mất việc làm. Và doanh nghiệp cũng phải đóng góp 1 phần vào quỹ hưu trí, để nhà nước trả lương hưu cho người lao động khi họ về hưu.
6. Nhà nước buộc doanh nghiệp phải tuân thủ mọi quy định về an toàn lao động đối với người làm công, (phải có các dụng cụ, thiết bị bảo hộ, các dụng cụ, thiếu bị này phải được kiểm tra và bảo trì định kỳ bởi những công ty đạt chuẩn, họ đến, kiểm tra, bảo trì, và dán nhãn cho biết thiết bị còn tốt). Chính phủ gởi nhân viên đến kiểm tra các nhãn bảo trì xem doanh nghiệp có bảo trì thiết bị bảo hộ lao động của mình theo quy định hay không.
7. Nhà nước chịu trách nhiệm buộc các bên liên quan chu cấp trọn đời cho người lao động nếu chẳng may tai nạn khiến người lao động mất sức làm vĩnh viễn. Nếu ko thể buộc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ chu cấp, nhà nước sẽ phải đứng ra làm nghĩa vụ chu cấp thay.
Đó là 1 ít quyền lợi tối thiểu, và nếu anh không muốn bị bóc lột, thì anh ... đừng đi làm, ở không và ... bóc lột ngược lại nước Mĩ với các trợ cấp an sinh xã hội như phiếu thực phẩm miễn phí, bảo hiểm sức khoẻ miễn phí, cung cấp nơi ở miễn phí, cho đi học nghề miễn phí, thậm chí tài trợ tiền mặt trong nhiều trường hợp. Nước Mĩ mỗi năm phải oằn mình chi 1 khoản lớn ngân khoản cho 1 số khá đông công dân ... không thích đi làm này.
Bài viết còn than chút ít đến bảo hiểm sức khoẻ và vật giá quá cao. Khiến có người mắc bệnh mà ko dám chữa, mang bệnh đến chết vì ko chịu nổi tiền thuốc men. Ở Mĩ, chữa xong mới lấy tiền. Nên nếu anh mang bệnh mà cần chữa và không có tiền. Anh vẫn sẽ được chữa. Chữa xong anh khai khánh tận (phá sản), và ko ai có quyền đòi tiền anh nữa. Bài viết than rau muống mắc, đến $8/ký, xin thưa, thì đừng ăn rau muống. Ăn thức ăn bản địa vừa tươi, vừa rẻ. Ăn làm gì thứ thức ăn phải nhập từ 1 vùng khí hậu khác về lại Mĩ rồi than mắc mỏ? Mà $8 chỉ tương đương 1 giờ làm, kể ra cũng chả mắc mỏ là bao nhiêu, mà đã bị than lên than xuống như thể phải để dành cả ngày lương mới ăn được.
Bài viết than về cái bẫy "thẻ tín dụng" để tròng nợ nần vào cổ người dân. Xin thưa, vậy thì đừng mượn nợ thẻ để xài. Hãy chỉ tiêu xài số tiền mình kiếm ra được, thì sẽ không phải than: tại sao ông cà chớn vậy? Ông lại cứ ... đem tiền cho tôi mượn là thế lào?? Và, một lần nữa, ở Mĩ có luật khánh tận. Nhiều người mượn tín dụng lên đến $50ngàn đô la, xài xong, khai khánh tận, và không phải trả lại 1 xu nào. Nói thẳng ra là quỵt nợ thẻ tín dụng. Và tất nhiên, khi anh quỵt thì ko ai cho anh mượn lại, tín dụng của anh là tồi tệ ... trong vòng 7 năm. 7 năm sau anh lại vẫn cứ đường hoàng mà ... mượn tiếp.
Bài viết còn than thực phẩm đông lạnh. Vậy tại sao anh không chịu mua đồ tươi? chỉ mắc hơn 50xu đến $1 cho mỗi pound thôi! Và thưa, việc đông lạnh đồ ăn cũng phải theo chuẩn của cơ quan an toàn thực phẩm. Và người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm là đồ ăn được bảo quản bằng phương thức đông lạnh, chứ ko phải đổ cả đống hoá chất bảo quản gây ung thư (để khỏi phải tốn tiền thiết bị đông lạnh, kho lạnh, vận chuyển bằng xe lạnh ...v.v..).
Bài viết than về chuyện mua nhà, phải trả lãi, rồi khi mua nhà, anh phải mua đồ nội thất, cái gì cũng rất đắt đỏ. Thì xin thưa ... ko có tiền ... đừng mua! Ai dí súng vào đầu anh bắt phải mua 1 căn nhà riêng cho bản thân và gia đình, rồi mua đồ gia dụng, nội thất, tivi, tủ lạnh, lò vi sóng, giường nệm ..v.v.. đâu! Đối với nhiều quốc gia, trong đó có VN, việc có được 1 căn nhà là mơ ước của nhiều thế hệ. Nhiều người không dám nghĩ đến chuyện đó. Nhiều căn nhà phải ở chui rúc nhiều gia đình vì người ta không có đủ khả năng để sắm riêng cho gia đình mình 1 căn hộ. Người ta cho anh vay tiền để mua nhà (1 khoản cho vay rất lớn), anh lại than sao phân lời (chỉ khoảng 5% 1 năm) cao thế??? Thế anh muốn sao? Mua nhà mà ko phải trả tiền? Hay vay tiền mà không phải trả lời?
Giá nhà ở Mĩ mắc không? Giá mỗi vùng mỗi khác, nhưng giá nhà trung bình trên toàn quốc vào thời điểm hiện tại là $280k cho 1 căn hộ 3 phòng. Mức lương trung bình của 1 kỹ sư là $65k/năm, thợ làm móng tay thì trung bình khoảng $40k/năm quý vị tự nghĩ xem nhà cửa ở Mĩ có mắc không?
Nước Mĩ được xếp hàng thứ 3 về điều kiện sống tốt trên khắp quả đất, sau Úc và Đan Mạch. Và khi nói về điều kiện sống, người ta nói về nhiều thứ chứ không chỉ riêng có tiền nong.
Thật buồn cho dân tôi, đã thoát VN, mà tư duy vẫn bị nhốt trong cái lồng cơm áo gạo tiền. Nói như cố nhà thơ Chế Lan Viên là:
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp!
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn.
Chữ "con" ở đây nghĩa là cỏn con, bé nhỏ. Đã thoát được VN mà chỉ dám nghĩ hạnh phúc là 1 tà áo đẹp, 1 miếng ăn ngon, 1 mái nhà yên.
Nước Mĩ mang lại cho công dân của nó nhiều hơn thế! Rất nhiều hơn thế!!
Nước Mĩ mang lại cho công dân của nó 1 môi trường thiên nhiên trong sạch, nơi người ta chỉ cần du lịch nội địa để tận hưởng những cuộc vui chơi bậc nhất thế giới. Đến các nơi xa hoa như Las Vegas, New York, Chicago, hay miền thiên nhiên được bảo tồn nguyên vẻ hoang sơ của nó từ 200 năm trước, khi người Mĩ mới đặt chân đến vùng đất này.
Nước Mĩ mang lại cho công dân của nó 1 nên y tế phát triển nhất thế giới, nơi người ta có thể kỳ vọng nhiều nhất vào việc phó thác sinh mạng mình trong tay đội ngũ y bác sỹ.
Nước Mĩ được mệnh danh là mảnh đất của cơ hội. Nơi mời gọi và dung dưỡng tài năng của thế giới. Nơi đảm bảo cho những nghệ sỹ tài năng không phải chết nghèo đói, và những nhà khoa học có thể cống hiến cuộc đời cho nhân loại. Nhiều người tài tìm đến Mĩ vì đặc thù này, cho bản thân, hoặc cho con cháu.
Nước Mĩ mang lại cho công dân của nó 1 hệ thống giáo dục bậc nhất thế giới. Không nặng về kiến thức hàn lâm, nhưng lại vô cùng hữu dụng. Họ dạy trẻ con phải tự tin trước cuộc sống, phải độc lập, trong cả cuộc sống lẫn tư duy, phải biết tìm hiểu, phải hiếu kỳ. Họ dạy trẻ con phải sáng tạo, phải khoẻ mạnh, phải vui chơi. Họ dạy trẻ con phải biết yêu thiên nhiên, không lãng phí tài nguyên của mẹ trái đất. Họ dạy trẻ con phải biết thứ tha, phải nhân bản. Nước Mĩ dạy trẻ con phải biết nhận lỗi, phải công bằng. Cấm không được phân biệt đối xử trên mọi hình thức (và đây là luật pháp). Nước Mĩ dạy trẻ con phải bao dung.
Và sau cùng, nước Mĩ cho con cái chúng ta 1 môi trường sống mà ở đó chúng có thể nói: Mẹ ơi, một ngày kia, con sẽ làm thay đổi cả thế giới!
Chính những điều này tạo nên 1 nước Mĩ, dù là đống tạp nham hổ lốn của nhiều chủng tộc, đủ thứ văn hoá, đủ kiểu tư duy, vẫn văn minh bậc nhất, vẫn hùng mạnh, và giàu có bậc nhất thế giới. Nước Mĩ đã, đang, và sẽ là đích đến của rất nhiều sắc dân trên trái đất này.
God bless America!
Link bài Tâm sự của một Việt Kiều Mỹ về cuộc sống 'bóc lột' khủng khiếp nơi xứ người http://baoduhoc.vn/bai-viet/tam-su-cua-mot-viet-kieu-my-ve-cuoc-song-boc-lot-khung-khiep-noi-xu-nguoi.bdh
Copy từ: FB Kelk JR Nguyen
..............
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét