Vì muốn để người đọc dễ tìm kiếm liền mạch, xin được giữ lại tựa
cũ, chỉ đánh dấu là phần 2. Thật ra, tôi muốn đặt phần viết này cái tên
“Những nhân vật bí ẩn trong dòng người” nhằm muốn nhấn mạnh thêm những
điều lạ lùng mà chúng tôi chứng kiến, mà từ đó, chúng tôi tin rằng đó là
những điều bất thường, không đơn giản là bạo động “tự phát”.
Chạy khỏi đám đông hỗn loạn và hung dữ đó, cả 3 chúng tôi lạnh toát người, dù trời trưa nắng, nhiệt kế chỉ 37 độ C. Điều đầu tiên khi đã an toàn, tôi nhắc mọi người đi mua khẩu trang.
Lúc này, đám đông xuất hiện ở các con đường đã nhiều hơn. Họ đang cần cái gì đó để giải tỏa, cần một cái gì đó để đập phá, thể hiện sức mạnh của mình. Vừa chạy vừa điểm lại các sự kiện, Văn nhắc tôi rằng phần lớn những người có vẻ như chỉ huy, hướng dẫn mọi người. đều chạy trên các xe có biển số 36 – số Thanh Hóa. Tôi sực nhớ đến một người bạn ở Bình Dương đã nhắn tin nói với tôi về các cuộc bạo động xảy ra, một cách buồn phiền rằng “người Bình Dương không tệ như vậy, phần lớn các người gây bạo loạn đều đi xe số ba mươi mấy”. Quả là như vậy thật. Những người chạy trên những chiếc xe có số như 36, đều trang bị kỹ lưỡng bằng ống sắt, xà beng, cờ trống… như một cách có tính toán trước.
Chúng tôi quyết định đảo một vòng qua các chốt dân phòng, đồn công an để tìm hiểu tình hình. Trong khu vực có bạo loạn, hầu hết đều vắng lặng. Thậm chí các chốt gác dân phòng, chốt an ninh của khu công nghiệp đã bị đập phá tan hoang. Không còn ai trực ở đó nữa. Những người bạo động thành từng đoàn, chạy đi chạy lại như chốn không người. Sự sợ hãi của các nhân viên bảo vệ công ty đến cực độ. Khi chúng tôi ghé qua cửa một công ty để chụp lại các biểu ngữ tung hô Việt Nam như một lời van nài để yên cho họ, người bảo vệ từ phòng trực vốn đã bể hết kính cửa, vùng chạy hớt hải. Công ty này cũng đã bị đập phá trước đó.
Chúng tôi lại quyết định nhập vào một đám đông khác, đang gầm gừ trước cửa công ty khác, tên liên doanh bằng nhôm đã bị đập, chỉ còn chữ Việt Nam. Rồi đột nhiên một giọng Trung Bắc, kiểu giọng Nghệ An hét lên “vào đập đi anh em”. Cả đoàn người bị kích động rú ga tràn vào sân công ty, ập đến mọi nơi. Tiếng thùng gõ rầm rập. Người bảo vệ im lặng, nép mình, lùi lại. Thậm chí anh ta không dám nhìn theo những người cầm đầu vì sợ mang vạ.
Tôi bấm Thy, quyết định chạy theo một vài xe, có người la hét và hung hãn như là những chỉ huy. Họ chạy vòng quanh sân công ty, háo hức tìm những thứ có thể đập, có thể đốt. Không tìm thấy, họ đạp và đập luôn những chậu cây kiểng. Tôi giữ máy ghi hình liên tục những người này, nhất là khi họ hối thúc những người khác đang phân vân về việc có nên đập phá tiếp hay không.
Cũng là điều không may, một người ngồi sau chiếc xe dẫn đầu bắt đầu chú ý chúng tôi. Người thanh niên đeo khẩu trang, lưng quấn một lá cờ đỏ, tay cầm một gậy sắt dài. Anh ta nhìn chằm chằm chúng tôi, thả gậy sắt xuống sân, kéo một đường dài tóe lửa như đe dọa. Thấy không ổn, Thy trở đầu xe, băng qua một lớp khói mù mịt do ai đó đập và xịt các bình cứu hỏa. Chiếc xe đó theo sau nhưng chựng lại một chút vì khói. Người cầm gậy sắt nhìn theo chúng tôi, sốt ruột đập gậy sắt liên tục và mạnh vào một thanh tay cầm-cầu thang bằng nhôm, có lẽ vì không theo kịp.
Chúng tôi chạy vòng ra trước công ty. Đám đông đang tràn vào các văn phòng đập phá. Một người giọng Thanh Hóa, đứng trên yên chiếc xe số 36, hét vào cửa sổ cho đám đông phá, đập hiệu quả hơn. “Đồng hồ kìa, bảng viết bằng kính kìa, đập hết đi”. Anh này hét lớn, phụ họa ngay sau đó là những tiếng xổn xoảng vang lên khắp nơi. Qua những lần nhìn thấy, chúng tôi nhận ra rằng có những tốp người, rõ ràng chỉ có mục đích tàn phá để làm chứng tích. Còn có những người theo sau hôi của, đôi khi chỉ là những kẻ hám lợi và vô tổ chức mà thôi. Rất nhiều xe và container của các công ty đã bị lật, bị đốt chứ không bị hôi của. Hủy diệt là một mệnh lệnh rất rõ ràng, mà không phải người Việt bình thường nào đi theo đám đông cũng dám làm.
Quay xe ra ngoài, Văn ngoắc tay chỉ cho tôi thấy: đám đông khi nãy đòi giết thằng “Tàu” cũng vừa ập vào. Thật là họa vô đơn chí. Hôm đó, tôi lại mặc một chiếc áo màu vàng, nổi hơn bình thường, rất dễ nhận ra. Toát mồ hôi lạnh, chúng tôi lủi thật nhanh ra cửa và phóng đi. May mắn là cơn say đập phá khiến họ không kịp nhìn thấy chúng tôi giữa đám đông đang hò hét.
Lúc đó, đã gần 2 giờ chiều. Cả 3 quyết định tìm hiểu thêm tình hình ở các khu công nghiệp gần đó như Long Bình, Biên Hòa 2… xem có loạn như vậy không. Chúng tôi tiếp tục chạy lên Long Bình, vì biết có ở lại xem tiếp cũng không còn an toàn nữa.
Gần vào cửa ngõ khu công nghiệp Long Bình, chúng tôi nhìn thấy dấu hiệu của những đợt bạo động sắp đến: đó là cờ và băng-rôn khẩu hiệu đang được bán giá rẻ ngay trên các con đường đi vào. Mỗi chiếc xe tấp vào, đi ra với lá cờ đỏ như dự báo điều không lành sắp đến. Tuy nhiên, nơi này an ninh có vẻ được kiểm soát tốt hơn, có lẽ do ít công ty của Đài Loan và Trung Quốc. Công an cũng thấp thoáng xuất hiện ở nơi này, tuy nhiên chủ yếu là trưng bày, để giữ yên một vài công ty chứ vẫn không thể nào kiểm soát hết được những làn người cầm cờ trống, ào ạt ra vào cửa khu công nghiệp.
Tuy vậy khi chạy một vòng khu công nghiệp để xem thử, dấu hiệu của sự bất ổn của khu công nghiệp là các băng-rôn giới thiệu mình không phải của Trung Quốc đã xuất hiện, giăng khắp nơi. Có nơi đã bị đánh sập cửa, dù có băng-rôn “Việt Nam muôn năm”. Trừ một vài công ty của Nhật còn làm việc, còn lại dường như đã tạm ngưng hoạt động.
Một đám đông cầm cờ chạy vụt về phía khu công nghiệp Biên Hòa 2. Chúng tôi lại đi theo. Con đường dẫn vào khu công nghiệp này đang vắng, vì chưa đến giờ tan ca 1, cũng như rất ít công ty còn làm việc. Nơi này cũng không an ninh. Phía ngược chiều bên đường, một chiếc xe chạy cầm cờ, người ngồi sau mang ống tuýp nước bằng sắt dài, nhìn rất đáng ngại. Xe này chạy ào ạt vào trong nội khu công nghiệp. Nếu là ngày thường, chắc chắn chiếc xe đó đã bị CSGT chận lại. Nhưng hôm nay thì khác, họ chạy như trên xa lộ tự do.
Chúng tôi phát hiện một chiếc xe khác, có 2 người mặc áo bộ đội, cũng trang bị hung khí, chạy vòng vòng quanh khu công nghiệp. Khi theo dõi 2 người này, chúng tôi nhận ra bảng số xe của họ cũng không phải người Bình Dương. Phương thức của họ khá đơn giản: Cứ chạy vòng quanh, và hò hét khi gặp vài chiếc khác. Cứ như vậy đến vòng thứ 4, thứ 5, số lượng người của họ đã lên đến vài chục. Văn gọi đó là chiến thuật tuyết lăn – khi bắt đầu lăn thì nhỏ nhưng cứ quấn thêm tuyết và to dần theo đường dốc. Quả là như vậy, khoảng 20 phút sau, nhóm này đã có trên 100 người.
Khi đã đủ đông, 2 người mặc áo bộ đội này dẫn đầu và giơ gậy hét, chỉ vào cửa các công ty “Công ty của Trung Quốc, vào đi”. Đám đông ồ lên và ào đến trước cửa. Tuy nhiên, khi khám phá đó chỉ là công ty của Thái Lan, 2 người này thất vọng và lại dẫn đầu, miễn cưỡng lên đường. Thy chở tôi và quyết định tách ra, chạy hơi vượt lên. Một trong hai người mặc áo bộ đội thấy chúng tôi tách đoàn, đã chỉ gậy vào chúng tôi, hét lên, giọng Thanh Hóa “đi hướng này”.
Dần dần, chúng tôi nhận ra trong đám đông đó, có người rất tỉnh táo cho một mục đích, có người rất náo động thiếu suy nghĩ, chỉ ăn theo. Nhưng những người tỉnh táo đã kiểm soát tình hình.
Vượt qua một con đường tắt, chúng tôi ra đến ngã tư trong khu công nghiệp Biên Hòa 2. Bên kia đường là 2 người công an địa phương, đeo dùi cui, mà cả giờ đồng hồ rong ruỗi chúng tôi hiếm hoi mới gặp được. Đậu xe bên cạnh chúng tôi là hai thanh niên, cũng vừa trờ tới. Trong tích tắc ấy, bất ngờ từ cuối đường, một đám đông hơn trăm người cầm cờ đỏ, hò hét xuất hiện. Chúng tôi nhìn qua bên đường, xem phản ứng của 2 anh công an. Một anh quay đầu xe lại chạy ào đi, một anh khác bất chấp là đèn đỏ, băng xe chạy vụt qua mặt chúng tôi. Có giọng của người thanh niên đậu xe bên cạnh, hỏi “Ơ, thế công an không chặn đám này lại à?”. Anh thanh niên có vẻ lớn tuổi hơn, mang kính râm, trả lời lạnh lùng “Chặn? chặn cái con C.” Thy cố nhịn cười mà không được, phì ra.
Đám đông mà chúng tôi thấy tràn đến cổng một công ty Hàn Quốc. Nơi này, ban giám đốc như đã có chiến thuật đối phó, họ cho nhân viên khuân ra 5,6 thùng nước khoáng để mời, cỗ vũ. Đám đông lại hò hét, giơ chai chiến lợi phẩm và chạy đi. Tội nghiệp, sự cổ vũ giống như nín nhịn cho giật cô hồn vậy.
Đám đông này cũng có người chỉ huy, và có những phụ tá. Người chỉ huy là một anh người Bắc, đội nón bộ đội và đeo kính đen. Những người trong nhóm của anh ta đều có chung hung khí là những dùi cui gỗ có hình dạng như điếu cày. Đến nơi nào cần xô cửa xông vào, họ hò hét và thúc mọi người tràn vào. Ở một công ty của Singapore, quản lý đứng trên thành cửa chắp 2 tay lạy, nói khẩn khoản “Nơi này không có Trung Quốc đâu”. Đáp lại lời van xin đó, anh này hô khẩu hiệu cho đám đông hô theo “Mở cửa hay lật ngửa – Mở cửa hay lật ngửa”. Cuối cùng thì cửa phải mở, đám đông tràn vào. Những người bí ẩn đó làm hết sức hết lòng với nhiệm vụ, là thúc và nhắc mọi người tiến vào.
Lẫn trong đám đông, tôi thấy có vài nhân viên an ninh thường phục theo dõi. Họ nhìn, và gọi điện thoại. Nhiệm vụ của họ là gì, tôi không được rõ.
Ở một đoàn khác, sau khi chạy vòng qua công ty Fujitsu của Nhật Bản, họ phát hiện thấy một công ty liên doanh, nghi ngờ là với Đài Loan. Bài bản và cách thức cũ lại xuất hiện, dù con người và nhóm hoàn toàn khác nhau. Trong khi hỏi có mở cửa không thì một người trong nhóm chỉ huy đã đem xà beng lại nạy cửa. Ban quản lý sợ hãi và cố gắng tránh mọi thiệt hại bằng cách vờ vui cười vỗ tay cổ vũ, sau đó mở cửa cho đám đông này vào khám xét. Một người đàn ông tóc bạc, có vẻ là có chức vụ của công ty đứng vỗ tay, nói lớn liên tục “vào xem tự nhiên, không có Trung Quốc đâu”. Nhân viên công ty xếp thành hai hàng, vỗ tay râm ran như đón đoàn nguyên thủ quốc gia. Trong đoàn biểu tình này, có một người đàn ông bí ẩn, mặc áo công nhân, nhưng dáng vẻ rất thủ lãnh, phất tay liên tục, hét cho đám đông tiến vào. Cảm giác cay đắng lẫn lộn trong tôi khi nhìn thấy gương mặt cổ vũ, cười nhưng méo xệch của người quản lý. Hóa ra trong thời đại của chúng ta, khi nghe con người vỗ tay, không có nghĩa là đón chào hay cùng suy nghĩ nhé.
Tại sao có những người chỉ huy bí ẩn trong đám đông, và họ có những phụ tá của mình phối hợp rất ăn ý? Hầu hết những đoàn biểu tình đó, tôi luôn nhìn thấy thấp thoáng những an ninh thường phục, họ đã ghi nhận được điều gì? Một người an ninh khi đứng nhìn đám đông, thấy tôi quay hình đã quay mặt đi để tránh. Rõ ràng chính quyền đã không hoàn toàn thả lỏng, mà họ đã có cách kiểm soát theo một chiến thuật nào đó. Ngay cả việc vắng bóng các công an, CSCĐ, đó là một chiến thuật hay quyết bỏ lỏng? Công an Bình Dương sau cuộc bạo động 2 ngày, cho biết đã bắt giữ hơn 150 người, khi đám đông tiến công vào các căn nhà của Ủy ban, khi cao trào đập phá đang lên. Và nếu như vậy, đã có những chiến thuật và những phòng bị được tính toán trước?
Mọi câu hỏi chưa thể trả lời được lúc này. Điều cần nhất mà chúng ta cần là để lòng yêu nước không biến thành bạo động, người yêu nước không bị chụp mũ là những kẻ kích động. Lòng yêu nước cần hợp nhất để chống lại giặc thù, chống luôn cả những kẻ tôn thờ sức mạnh Trung Quốc. Trong khả năng của mình, tôi cùng những người bạn của mình chỉ có thể giới thiệu những nghi vấn, cho mọi người tham khảo. Sự thật và lòng yêu tự do cho đất nước này sẽ giải thoát chúng ta.
Rã rời sau một ngày chạy gần trăm cây số với những điều nghẹt thở, tôi lại ngồi xuống và viết như cho một cuộc chiến – của mình và bạn bè, anh chị quanh tôi, vốn vẫn đang miệt mài từ nhiều năm tháng: Những cuộc chiến đi tìm sự thật!
Đọc thêm: Đi giữa dòng bạo động (P.1)
Chạy khỏi đám đông hỗn loạn và hung dữ đó, cả 3 chúng tôi lạnh toát người, dù trời trưa nắng, nhiệt kế chỉ 37 độ C. Điều đầu tiên khi đã an toàn, tôi nhắc mọi người đi mua khẩu trang.
Lúc này, đám đông xuất hiện ở các con đường đã nhiều hơn. Họ đang cần cái gì đó để giải tỏa, cần một cái gì đó để đập phá, thể hiện sức mạnh của mình. Vừa chạy vừa điểm lại các sự kiện, Văn nhắc tôi rằng phần lớn những người có vẻ như chỉ huy, hướng dẫn mọi người. đều chạy trên các xe có biển số 36 – số Thanh Hóa. Tôi sực nhớ đến một người bạn ở Bình Dương đã nhắn tin nói với tôi về các cuộc bạo động xảy ra, một cách buồn phiền rằng “người Bình Dương không tệ như vậy, phần lớn các người gây bạo loạn đều đi xe số ba mươi mấy”. Quả là như vậy thật. Những người chạy trên những chiếc xe có số như 36, đều trang bị kỹ lưỡng bằng ống sắt, xà beng, cờ trống… như một cách có tính toán trước.
Chúng tôi quyết định đảo một vòng qua các chốt dân phòng, đồn công an để tìm hiểu tình hình. Trong khu vực có bạo loạn, hầu hết đều vắng lặng. Thậm chí các chốt gác dân phòng, chốt an ninh của khu công nghiệp đã bị đập phá tan hoang. Không còn ai trực ở đó nữa. Những người bạo động thành từng đoàn, chạy đi chạy lại như chốn không người. Sự sợ hãi của các nhân viên bảo vệ công ty đến cực độ. Khi chúng tôi ghé qua cửa một công ty để chụp lại các biểu ngữ tung hô Việt Nam như một lời van nài để yên cho họ, người bảo vệ từ phòng trực vốn đã bể hết kính cửa, vùng chạy hớt hải. Công ty này cũng đã bị đập phá trước đó.
Chúng tôi lại quyết định nhập vào một đám đông khác, đang gầm gừ trước cửa công ty khác, tên liên doanh bằng nhôm đã bị đập, chỉ còn chữ Việt Nam. Rồi đột nhiên một giọng Trung Bắc, kiểu giọng Nghệ An hét lên “vào đập đi anh em”. Cả đoàn người bị kích động rú ga tràn vào sân công ty, ập đến mọi nơi. Tiếng thùng gõ rầm rập. Người bảo vệ im lặng, nép mình, lùi lại. Thậm chí anh ta không dám nhìn theo những người cầm đầu vì sợ mang vạ.
Tôi bấm Thy, quyết định chạy theo một vài xe, có người la hét và hung hãn như là những chỉ huy. Họ chạy vòng quanh sân công ty, háo hức tìm những thứ có thể đập, có thể đốt. Không tìm thấy, họ đạp và đập luôn những chậu cây kiểng. Tôi giữ máy ghi hình liên tục những người này, nhất là khi họ hối thúc những người khác đang phân vân về việc có nên đập phá tiếp hay không.
Cũng là điều không may, một người ngồi sau chiếc xe dẫn đầu bắt đầu chú ý chúng tôi. Người thanh niên đeo khẩu trang, lưng quấn một lá cờ đỏ, tay cầm một gậy sắt dài. Anh ta nhìn chằm chằm chúng tôi, thả gậy sắt xuống sân, kéo một đường dài tóe lửa như đe dọa. Thấy không ổn, Thy trở đầu xe, băng qua một lớp khói mù mịt do ai đó đập và xịt các bình cứu hỏa. Chiếc xe đó theo sau nhưng chựng lại một chút vì khói. Người cầm gậy sắt nhìn theo chúng tôi, sốt ruột đập gậy sắt liên tục và mạnh vào một thanh tay cầm-cầu thang bằng nhôm, có lẽ vì không theo kịp.
Chúng tôi chạy vòng ra trước công ty. Đám đông đang tràn vào các văn phòng đập phá. Một người giọng Thanh Hóa, đứng trên yên chiếc xe số 36, hét vào cửa sổ cho đám đông phá, đập hiệu quả hơn. “Đồng hồ kìa, bảng viết bằng kính kìa, đập hết đi”. Anh này hét lớn, phụ họa ngay sau đó là những tiếng xổn xoảng vang lên khắp nơi. Qua những lần nhìn thấy, chúng tôi nhận ra rằng có những tốp người, rõ ràng chỉ có mục đích tàn phá để làm chứng tích. Còn có những người theo sau hôi của, đôi khi chỉ là những kẻ hám lợi và vô tổ chức mà thôi. Rất nhiều xe và container của các công ty đã bị lật, bị đốt chứ không bị hôi của. Hủy diệt là một mệnh lệnh rất rõ ràng, mà không phải người Việt bình thường nào đi theo đám đông cũng dám làm.
Quay xe ra ngoài, Văn ngoắc tay chỉ cho tôi thấy: đám đông khi nãy đòi giết thằng “Tàu” cũng vừa ập vào. Thật là họa vô đơn chí. Hôm đó, tôi lại mặc một chiếc áo màu vàng, nổi hơn bình thường, rất dễ nhận ra. Toát mồ hôi lạnh, chúng tôi lủi thật nhanh ra cửa và phóng đi. May mắn là cơn say đập phá khiến họ không kịp nhìn thấy chúng tôi giữa đám đông đang hò hét.
Lúc đó, đã gần 2 giờ chiều. Cả 3 quyết định tìm hiểu thêm tình hình ở các khu công nghiệp gần đó như Long Bình, Biên Hòa 2… xem có loạn như vậy không. Chúng tôi tiếp tục chạy lên Long Bình, vì biết có ở lại xem tiếp cũng không còn an toàn nữa.
Gần vào cửa ngõ khu công nghiệp Long Bình, chúng tôi nhìn thấy dấu hiệu của những đợt bạo động sắp đến: đó là cờ và băng-rôn khẩu hiệu đang được bán giá rẻ ngay trên các con đường đi vào. Mỗi chiếc xe tấp vào, đi ra với lá cờ đỏ như dự báo điều không lành sắp đến. Tuy nhiên, nơi này an ninh có vẻ được kiểm soát tốt hơn, có lẽ do ít công ty của Đài Loan và Trung Quốc. Công an cũng thấp thoáng xuất hiện ở nơi này, tuy nhiên chủ yếu là trưng bày, để giữ yên một vài công ty chứ vẫn không thể nào kiểm soát hết được những làn người cầm cờ trống, ào ạt ra vào cửa khu công nghiệp.
Tuy vậy khi chạy một vòng khu công nghiệp để xem thử, dấu hiệu của sự bất ổn của khu công nghiệp là các băng-rôn giới thiệu mình không phải của Trung Quốc đã xuất hiện, giăng khắp nơi. Có nơi đã bị đánh sập cửa, dù có băng-rôn “Việt Nam muôn năm”. Trừ một vài công ty của Nhật còn làm việc, còn lại dường như đã tạm ngưng hoạt động.
Một đám đông cầm cờ chạy vụt về phía khu công nghiệp Biên Hòa 2. Chúng tôi lại đi theo. Con đường dẫn vào khu công nghiệp này đang vắng, vì chưa đến giờ tan ca 1, cũng như rất ít công ty còn làm việc. Nơi này cũng không an ninh. Phía ngược chiều bên đường, một chiếc xe chạy cầm cờ, người ngồi sau mang ống tuýp nước bằng sắt dài, nhìn rất đáng ngại. Xe này chạy ào ạt vào trong nội khu công nghiệp. Nếu là ngày thường, chắc chắn chiếc xe đó đã bị CSGT chận lại. Nhưng hôm nay thì khác, họ chạy như trên xa lộ tự do.
Chúng tôi phát hiện một chiếc xe khác, có 2 người mặc áo bộ đội, cũng trang bị hung khí, chạy vòng vòng quanh khu công nghiệp. Khi theo dõi 2 người này, chúng tôi nhận ra bảng số xe của họ cũng không phải người Bình Dương. Phương thức của họ khá đơn giản: Cứ chạy vòng quanh, và hò hét khi gặp vài chiếc khác. Cứ như vậy đến vòng thứ 4, thứ 5, số lượng người của họ đã lên đến vài chục. Văn gọi đó là chiến thuật tuyết lăn – khi bắt đầu lăn thì nhỏ nhưng cứ quấn thêm tuyết và to dần theo đường dốc. Quả là như vậy, khoảng 20 phút sau, nhóm này đã có trên 100 người.
Khi đã đủ đông, 2 người mặc áo bộ đội này dẫn đầu và giơ gậy hét, chỉ vào cửa các công ty “Công ty của Trung Quốc, vào đi”. Đám đông ồ lên và ào đến trước cửa. Tuy nhiên, khi khám phá đó chỉ là công ty của Thái Lan, 2 người này thất vọng và lại dẫn đầu, miễn cưỡng lên đường. Thy chở tôi và quyết định tách ra, chạy hơi vượt lên. Một trong hai người mặc áo bộ đội thấy chúng tôi tách đoàn, đã chỉ gậy vào chúng tôi, hét lên, giọng Thanh Hóa “đi hướng này”.
Dần dần, chúng tôi nhận ra trong đám đông đó, có người rất tỉnh táo cho một mục đích, có người rất náo động thiếu suy nghĩ, chỉ ăn theo. Nhưng những người tỉnh táo đã kiểm soát tình hình.
Vượt qua một con đường tắt, chúng tôi ra đến ngã tư trong khu công nghiệp Biên Hòa 2. Bên kia đường là 2 người công an địa phương, đeo dùi cui, mà cả giờ đồng hồ rong ruỗi chúng tôi hiếm hoi mới gặp được. Đậu xe bên cạnh chúng tôi là hai thanh niên, cũng vừa trờ tới. Trong tích tắc ấy, bất ngờ từ cuối đường, một đám đông hơn trăm người cầm cờ đỏ, hò hét xuất hiện. Chúng tôi nhìn qua bên đường, xem phản ứng của 2 anh công an. Một anh quay đầu xe lại chạy ào đi, một anh khác bất chấp là đèn đỏ, băng xe chạy vụt qua mặt chúng tôi. Có giọng của người thanh niên đậu xe bên cạnh, hỏi “Ơ, thế công an không chặn đám này lại à?”. Anh thanh niên có vẻ lớn tuổi hơn, mang kính râm, trả lời lạnh lùng “Chặn? chặn cái con C.” Thy cố nhịn cười mà không được, phì ra.
Đám đông mà chúng tôi thấy tràn đến cổng một công ty Hàn Quốc. Nơi này, ban giám đốc như đã có chiến thuật đối phó, họ cho nhân viên khuân ra 5,6 thùng nước khoáng để mời, cỗ vũ. Đám đông lại hò hét, giơ chai chiến lợi phẩm và chạy đi. Tội nghiệp, sự cổ vũ giống như nín nhịn cho giật cô hồn vậy.
Đám đông này cũng có người chỉ huy, và có những phụ tá. Người chỉ huy là một anh người Bắc, đội nón bộ đội và đeo kính đen. Những người trong nhóm của anh ta đều có chung hung khí là những dùi cui gỗ có hình dạng như điếu cày. Đến nơi nào cần xô cửa xông vào, họ hò hét và thúc mọi người tràn vào. Ở một công ty của Singapore, quản lý đứng trên thành cửa chắp 2 tay lạy, nói khẩn khoản “Nơi này không có Trung Quốc đâu”. Đáp lại lời van xin đó, anh này hô khẩu hiệu cho đám đông hô theo “Mở cửa hay lật ngửa – Mở cửa hay lật ngửa”. Cuối cùng thì cửa phải mở, đám đông tràn vào. Những người bí ẩn đó làm hết sức hết lòng với nhiệm vụ, là thúc và nhắc mọi người tiến vào.
Lẫn trong đám đông, tôi thấy có vài nhân viên an ninh thường phục theo dõi. Họ nhìn, và gọi điện thoại. Nhiệm vụ của họ là gì, tôi không được rõ.
Ở một đoàn khác, sau khi chạy vòng qua công ty Fujitsu của Nhật Bản, họ phát hiện thấy một công ty liên doanh, nghi ngờ là với Đài Loan. Bài bản và cách thức cũ lại xuất hiện, dù con người và nhóm hoàn toàn khác nhau. Trong khi hỏi có mở cửa không thì một người trong nhóm chỉ huy đã đem xà beng lại nạy cửa. Ban quản lý sợ hãi và cố gắng tránh mọi thiệt hại bằng cách vờ vui cười vỗ tay cổ vũ, sau đó mở cửa cho đám đông này vào khám xét. Một người đàn ông tóc bạc, có vẻ là có chức vụ của công ty đứng vỗ tay, nói lớn liên tục “vào xem tự nhiên, không có Trung Quốc đâu”. Nhân viên công ty xếp thành hai hàng, vỗ tay râm ran như đón đoàn nguyên thủ quốc gia. Trong đoàn biểu tình này, có một người đàn ông bí ẩn, mặc áo công nhân, nhưng dáng vẻ rất thủ lãnh, phất tay liên tục, hét cho đám đông tiến vào. Cảm giác cay đắng lẫn lộn trong tôi khi nhìn thấy gương mặt cổ vũ, cười nhưng méo xệch của người quản lý. Hóa ra trong thời đại của chúng ta, khi nghe con người vỗ tay, không có nghĩa là đón chào hay cùng suy nghĩ nhé.
Tại sao có những người chỉ huy bí ẩn trong đám đông, và họ có những phụ tá của mình phối hợp rất ăn ý? Hầu hết những đoàn biểu tình đó, tôi luôn nhìn thấy thấp thoáng những an ninh thường phục, họ đã ghi nhận được điều gì? Một người an ninh khi đứng nhìn đám đông, thấy tôi quay hình đã quay mặt đi để tránh. Rõ ràng chính quyền đã không hoàn toàn thả lỏng, mà họ đã có cách kiểm soát theo một chiến thuật nào đó. Ngay cả việc vắng bóng các công an, CSCĐ, đó là một chiến thuật hay quyết bỏ lỏng? Công an Bình Dương sau cuộc bạo động 2 ngày, cho biết đã bắt giữ hơn 150 người, khi đám đông tiến công vào các căn nhà của Ủy ban, khi cao trào đập phá đang lên. Và nếu như vậy, đã có những chiến thuật và những phòng bị được tính toán trước?
Mọi câu hỏi chưa thể trả lời được lúc này. Điều cần nhất mà chúng ta cần là để lòng yêu nước không biến thành bạo động, người yêu nước không bị chụp mũ là những kẻ kích động. Lòng yêu nước cần hợp nhất để chống lại giặc thù, chống luôn cả những kẻ tôn thờ sức mạnh Trung Quốc. Trong khả năng của mình, tôi cùng những người bạn của mình chỉ có thể giới thiệu những nghi vấn, cho mọi người tham khảo. Sự thật và lòng yêu tự do cho đất nước này sẽ giải thoát chúng ta.
Rã rời sau một ngày chạy gần trăm cây số với những điều nghẹt thở, tôi lại ngồi xuống và viết như cho một cuộc chiến – của mình và bạn bè, anh chị quanh tôi, vốn vẫn đang miệt mài từ nhiều năm tháng: Những cuộc chiến đi tìm sự thật!
Đọc thêm: Đi giữa dòng bạo động (P.1)
Copy từ: NS Tuấn Khanh’ blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét