CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Máy bay Malaysia mất liên lạc như thế nào?


 - Chiếc Boeing 777-300 chở 239 hành khách xuất phát từ Kuala Lumpur (Malaysia) sau nửa đêm 7/3. Chỉ sau khoảng 2 giờ bay, chiếc máy bay đã mất liên lạc với Trạm kiểm soát không lưu.

 
Chiếc Boeing 777-300 chở 239 hành khách đến từ 14 quốc gia, trong đó có 158 công dân Trung Quốc rời Kuala Lumpur sau nửa đêm 7/3.
Phi công chính trên chuyến bay này là Zaharie Ahmad Shah (53 tuổi, người Malaysia) phi công phụ là Fariq Ab.Hamid (27 tuổi, người Malaysia). Dự kiến, máy bay sẽ đến Bắc Kinh (Trung Quốc) lúc 6 giờ 30 phút giờ địa phương (22 giờ 30 phút ngày 8/3 theo GMT).
Theo hãng hàng không Malaysia Airlines cho biết, máy bay đã mất liên lạc với Trạm kiểm soát không lưu Subang, đồng thời ngừng phát tín hiệu vào lúc 1 giờ 20 phút sáng 8/3 (tức 18 giờ 40 ngày 7/3 giờ GMT). Thời điểm này, máy bay đã cất cánh được khoảng 2 giờ.
Máy bay, 239 hành khách, liên lạc
Ảnh vệ tinh VISSR cho thấy đường bay dự kiến của chiếc máy bay mất tích (Ảnh: Avherald)
Liên quan đến vụ việc này, trên VietNamNet, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trước thời điểm chuyển giao kiểm soát thì phía Việt Nam đã mất tín hiệu với máy bay của Maylaysia, lúc đó máy bay này chưa đi vào không phận Việt Nam.
Cũng theo ông Thanh, thời điểm bàn giao kiểm soát dự kiến đối với máy bay của Hãng hàng không Malaysia Airlines là 0h30 phút ngày 8/3 theo giờ Việt Nam. Trước thời điểm đó, Việt Nam cũng chưa nhận được thông tin thông báo nào từ phía Malaysia. Trước khi vào vùng kiểm soát của Trung tâm quản lý bay đường dài (ACC) T.PHCM, máy bay đã mất toàn bộ liên lạc, tín hiệu radar.
Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu cho VietNamNet biết, máy bay chở khách của Malaysia đã mất liên lạc vào thời điểm chuyển giao giữa vùng thông báo bay (FIR) Malaysia và FIR HCM (đêm 7/3).
Từ thời điểm cơ quan không lưu phía bạn thông báo chuyển giao cho Việt Nam, Trung tâm quản lý bay đường dài ACC HCM đã không nhận được thông tin về chuyến bay. ACC HCM đã thông báo ngay cho phía bạn về tình trạng này.
Theo đó, hệ thống rada hàng không không bắt được tín hiệu của chuyến bay. Trước giờ hiệp đồng chuyển giao giữa hai bên (0 giờ 30 phút giờ Việt Nam) phía Việt Nam không nhận được tín hiệu máy bay và bộ phận kiểm soát không lưu cũng không thể liên lạc được với phi công nên chưa thực hiện được quyền kiểm soát với tàu bay.
Trước đó, trên báo điện tử Chính phủ, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết trước khi vào vùng kiểm soát không lưu của Việt Nam khoảng 1 phút thì mất toàn bộ liên lạc, tín hiệu radar.
Theo dữ liệu radar của Aviation Herald, chiếc máy bay được nhìn thấy lần cuối cùng khi đang đi được nửa đường từ Kuala Lumpur sang TP HCM. Còn các nguồn tin không lưu từ phía Trung Quốc lại ghi nhận được máy bay đã bị mất độ cao đột ngột trước khi mất tích.
Theo Malaysian Airlines, tại thời điểm mất tích, máy bay chỉ còn nhiên liệu bay trong khoảng 7,5 tiếng nữa. Như vậy tính đến thời điểm mất liên lạc, máy bay chở theo 239 người có thể hết nhiên liệu vào khoảng 9 giờ 30, giờ Việt Nam.
Đến trưa 8/3, chuẩn đô đốc Ngô Văn Phát, Chính uỷ Hải quân vùng 5, cho biết trên VietNamNet, chiếc máy bay chở 239 người nghi bị rơi ở vùng biển cách đảo Thổ Chu, của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang 153 hải lý (khoảng 300km). 
Nghi vấn này là có căn cứ dựa trên thông tin từ hệ thống ra đa kiểm soát của Hải quân vùng 5.
Đến 12h40 trưa cùng ngày, chuẩn đô đốc Ngô Văn Phát khẳng định, thông tin máy bay này rơi ở vùng biển cách đảo Thổ Chu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang qua kiểm tra là chính xác.
Tuy nhiên, theo ông Phát thì vùng biển này thuộc Hải phận của Malaysia. 
Hiện, đơn vị này đã hoàn tất việc huy động toàn bộ lực lượng, phương tiện, con người, nhiên liệu cũng như các trang thiết bị kỹ thuật để chờ lệnh xuất phát triển khai cứu hộ chiếc máy bay gặp nạn của Malaysia .
L.Lam


Copy từ: VietNamNet

.............

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét