CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

TS.GS Ngô Đức Thịnh: ...đó là những nét đẹp văn hóa đã tồn tại từ bao đời nay của những người dân địa phương

(ĐSPL) – Việc nên hay không nên bỏ các lễ hội được cho là “rùng rợn”, không một ai có quyền phán xét, trừ chủ thể văn hóa của những lễ hội đó.
Đó là ý kiến của GS.TS Ngô Đức Thịnh – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia khi được hỏi về những lễ hội rùng rợn gây nhiều tranh cãi những ngày qua.
Những lễ hội đẫm máu gây tranh cãi
Bỏ hay không những lễ hội rùng rợn: "Không ai có quyền phán xét" - Ảnh 1
Trong lễ hội chém lơn tại Tiên Du, Bắc Ninh, "ông Ỉn" bị chém đứt đôi, máu văng đầy ra sân trong sự hò reo phấn khích của đám đông chứng kiến.
Lễ hội chém lợn tại làng Ném Thượng (Tiên Du, Bắc Ninh) được tổ chức vào ngày mùng 6 Tết Âm lịch hàng năm. Theo tục lệ, trước khi làm lễ, “ông Ỉn” sẽ được rước đi quanh làng, sau đó đặt tại sân đình. Hai người “chém lợn” được dân làng chọn là những người có gia đình hạnh phúc, con cháu đề huề, nuôi lợn mát tay, khỏe mạnh và phải đúng 50 tuổi. Bằng lưỡi đao sắc ngọt, “ông Ỉn” nhanh chóng bị chém đứt đôi, máu văng đầy ra sân trong sự hò reo phấn khích của đám đông chứng kiến. Kết thúc lễ chém lợn, dân làng và du khách thập phương thường cầm những tờ tiền lẻ chấm vào máu lợn rồi mang về đặt lên ban thờ, cầu cho một năm may mắn và sung túc.
Bỏ hay không những lễ hội rùng rợn: "Không ai có quyền phán xét" - Ảnh 2
Con trâu được chọn làm vật tế thần sẽ bị đâm đến khi chết hẳn trong sự chứng kiến của đông đảo đồng bào.
Từ lâu, Lễ hội đâm trâu cũng được coi là một trong những lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc, thể hiện sự tôn kính của những người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đối với “Giàng”. Với những người dân Tây Nguyên, thì “ đâm trâu” là một việc làm thiêng liêng mang tính tâm linh, được tổ chức một cách trang trọng trong không khí sôi nổi, háo hức, mong chờ của mọi người.
Lễ hội được chuẩn bị và diễn ra trong 3 ngày vào khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch để tạ ơn “giàng” đã phù hộ cho dân làng có được mùa màng bội thu, sự ấm no, hạnh phúc, an lành.
Mở đầu nghi lễ, người chủ trì sẽ đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần. Chủ trì khấn xong thì các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu. Cả làng nhảy múa, ca hát, uống rượu, biểu diễn võ thuật. Sau các màn múa hát là nghi lễ đâm trâu - phần quan trọng bậc nhất của lễ hội. Một con trâu được buộc vào cây cột giữa bãi đất trống, xung quanh là những người đàn ông khỏe mạnh, đóng khố, cầm một đoạn tre chừng vài mét có buộc một con dao nhọn trên đầu. Họ xếp hàng và nhảy múa xung quanh, lần lượt đâm con trâu cho tới khi phun máu ra. Bên ngoài hàng nghìn người từ già, trẻ, gái, trai đều đứng xem, hò hét cổ vũ.
Con trâu bị đâm nhảy lồng lên, máu từ người bắt đầu tuôn ra ngoài, chỉ sau một lúc, khi bị mất nhiều máu và kiệt sức, con trâu từ từ khuỵu xuống lăn ra đất, còn những người đàn ông vẫn tiếp tục đâm cho tới khi nào con trâu chết hẳn mới thôi. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cùng liên hoan.
Không ai có quyền phán xét việc nên bỏ hay không các lễ hội “man rợ”
Thời gian gần đây, dư luận xôn xao về những hình ảnh phản cảm tại những “lễ hội đẫm máu” như lễ hội chém lợn tại làng Ném Thượng (Tiên Du, Bắc Ninh), hay lễ hội đâm trâu của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Trong khi những người dân địa phương coi đó là những lễ hội linh thiêng, là một nét đẹp truyền thống về văn hóa cần được lưu giữ muôn đời, thì nhiều người lại không ngừng lên tiếng phản đối việc cho tổ chức các lễ hội đâm chém man rợ vì ít nhiều những hình ảnh đầy bạo lực và đẫm máu khi chém lợn, đâm trâu cũng ảnh hưởng tới tâm lý của những người chứng kiến.
Bỏ hay không những lễ hội rùng rợn: "Không ai có quyền phán xét" - Ảnh 3
GS.TS Ngô Đức Thịnh – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.
Nhận định về vấn đề này, GS.TS Ngô Đức Thịnh – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho biết: “Theo tôi, không có bất cứ một lễ hội nào là lễ hội “man rợ” cả. Bởi lễ hội xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng, những lễ hội hiến tế đối với họ cũng mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, với mục đích tế thần để cầu mong may mắn, mùa màng bội thu. Chỉ có những người không khiểu gì về lễ hội, hay về những ý nghĩa của nó mới cho rằng đó là những lễ hội “man rợ””.
Những hình ảnh được cho là phản cảm, man rợ hay đầy bạo lực đều xuất phát từ cảm nhận của những “người ngoài”, tức là những người chưa thực sự hiểu về ý nghĩa của từng lễ hội. Đúng là nếu ở ngoài nhìn vào, sẽ thấy những hình ảnh chém lợn, đâm trâu đáng sợ thật, nhưng những người dân địa phương, những chủ thể văn hóa của các lễ hội này lại không thấy như thế. Trong khi đó, họ mới là người quyết định có nên bỏ hay không các lễ hội đó, còn không một ai có quyền phán xét việc tổ chức các lễ hội này là đúng hay sai” – ông Thịnh nhận định.
Bỏ hay không những lễ hội rùng rợn: "Không ai có quyền phán xét" - Ảnh 4
Nghi lễ khóc trâu được diễn ra trước khi tiến hành lễ hội đâm trâu để bày tỏ lòng tiếc thương và sự biết ơn của đồng bào đối với con trâu.
Theo quan điểm cá nhân, TS.GS Ngô Đức Thịnh cũng chia sẻ: “Bản thân tôi không đồng tình với việc cấm tổ chức các lễ hội trên, vì đó là những nét đẹp văn hóa đã tồn tại từ bao đời nay của những người dân địa phương. Xét về mặt pháp luật, những lễ hội đó không vi phạm gì thì hà cớ gì lại cấm tổ chức? Còn xét về mặt mỹ quan, những ai cho rằng lễ hội đó phản cảm thì đừng xem nữa. Bởi ngày xưa, như lễ hội Chém lợn ở Bắc Ninh, chỉ có những người trong làng được chứng kiến chứ không có người ngoài nên không bao giờ xuất hiện khái niệm lễ hội “man rợ”. Hay như Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, nhiều người chưa thể biết được rằng trước khi thực hiện lễ hội đâm trâu thì đồng bào dân tộc Tây Nguyên còn có nghi lễ khóc trâu, bày tỏ chân thành sự tiếc thương, sự biết ơn con trâu.
Trong nghi lễ khóc trâu, một bà mẹ sẽ hát, nói, vuốt ve con trâu, cho trâu ăn ngọn cỏ cuối cùng, những người trong gia đình, cộng đồng chui qua đuôi con trâu, chui qua vòng buộc cổ con trâu với ý nghĩa trâu đã thay cho con người hiến tế cho thần linh. Vào cuối buổi lễ, 6 cô gái sẽ quỳ xuống lạy trâu, làm "lễ tang" cho trâu trước khi trâu thành vật hiến sinh cho thần linh. Những lập luận phê bình lễ hội đâm trâu, là bởi chưa biết gì về văn hóa Tây Nguyên”.
Nói về giải pháp để hạn chế những hình ảnh “đẫm máu” trong các lễ hội này, GS. Thịnh cho rằng, để những hình ảnh được cho là “rùng rợn” này không lan rộng ra cộng đồng, thì việc tổ chức lễ hội chỉ nên giới hạn người xem là những người dân địa phương chứ không nên phổ biến ra bên ngoài.
Hoài Thu



............ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét