Những
người thuộc phe bảo hoàng trong phong trào biểu tình chống chính phủ
nhiều lần tố cáo cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra muốn thế chỗ của nhà
vua để trở thành người được dân chúng tôn sùng nhiều nhất.
BANGKOK — Trong lúc vụ bế tắc chính trị ở
Thái Lan đang tiếp diễn, những người biểu tình chống chính phủ tố cáo
cựu Thủ tướng Thaksin, người ủng hộ đảng đương quyền, tìm cách chống lại
nhà vua được dân chúng tôn sùng. Bất trung đối với nhà vua là một tội
nặng ở Thái Lan và những người ủng hộ ông Thaksin nói rằng tố cáo đó chỉ
là một trò bôi bẩn chính trị. Từ Bangkok, thông tín viên Daniel Schearf
của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Những người thuộc phe bảo hoàng trong phong trào biểu tình chống chính phủ đã nhiều lần tố cáo cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra muốn thế chỗ của nhà vua để trở thành người được dân chúng tôn sùng nhiều nhất.
Lãnh tụ biểu tình Suthep Thaugsuban nói rằng ông Thaksin muốn dùng em ông là đương kim Thủ tướng Yingluck Shinawatra để làm cho Thái Lan trở thành một nước cộng hòa với ông Thaksin làm tổng thống.
Những người biểu tình, như ông Duangjai Amarttayakun, thường xuyên nêu lên những tố cáo như vậy.
"Vâng, tôi đồng ý với ông Suthep. Và hầu hết người dân Bangkok cũng đồng ý. Lý do khiến cho nhiều người Bangkok xuống đường biểu tình hay nhiều người trên cả nước xuống đường biểu tình chính là vì việc này. Ông Thaksin đang tìm cách hạ bệ nhà vua."
Theo luật chống khi quân rất nghiêm khắc ở Thái Lan, những ai phạm tội xúc phạm Quốc vương Bhumipol Adulyade có thể bị tuyên án 15 năm tù. Nhà vua được dân chúng tôn kính này lâu nay vẫn được xem là đứng trên những vụ tranh chấp chính trị ở Thái Lan.
Ông Noppadan Pattama, một trong các luật sư của ông Thaksin, nói rằng việc nhà vua được dân chúng tôn sùng bị những chính khách như ông Suthep lợi dụng để phục vụ cho các mục tiêu chính trị.
"Ông ấy muốn lôi kéo đám đông tới các cuộc biểu tình vì người Thái Lan thương yêu nhà vua. Những người chống lại nhà vua sẽ bị mất uy tín hoặc bị xem là kẻ thù của Thái Lan. Tiến sĩ Thaksin là người yêu thương nhà vua."
Tuy Quốc vương Bhumipol không can thiệp trong vụ khủng hoảng chính trị hiện nay, ông đã ủng hộ cuộc đảo chánh của quân đội để lật đổ ông Thaksin năm 2006. Từ đó tới nay, những cuộc biểu tình chống ông Thaksin được phô diễn với những chiếc áo màu vàng và những hình ảnh khác của hoàng gia.
Nhưng trong vụ giằng co hiện nay, số người biểu tình mặc áo vàng đã ít đi và phe biểu tình dường như tránh trưng bày những tấm ảnh lớn của nhà vua. Về việc này, chuyên gia luật học Verapat Pariyawong của Đại học Luật khoa Harvared nhận định như sau.
"Tôi nghĩ và tôi đoán là nhà vua đã đánh đi những tín hiệu dưới một hình thức nào đó để nói với các nhân vật lãnh đạo biểu tình là chúng tôi không muốn các ông dùng chúng tôi làm biểu tượng của các ông nữa. Nếu các ông muốn tranh đấu thì cứ tranh đấu nhưng đừng dùng bức hình của Quốc vương. Nhưng tôi không thể nói như vậy vì tôi không có bằng chứng. Và nếu tôi có bằng chứng, tôi sẽ nói như vậy, nếu không có luật chống khi quân."
Nhà vua 86 tuổi và thường đau yếu này đã không đưa ra bình luận công khai nào về vụ rối loạn trong thời gian qua, ngoại trừ việc lên tiếng kêu gọi dân chúng đoàn kết khi ông đọc bài diễn văn nhân ngày sinh nhật hồi đầu tháng 12 năm 2013.
Những người thuộc phe bảo hoàng trong phong trào biểu tình chống chính phủ đã nhiều lần tố cáo cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra muốn thế chỗ của nhà vua để trở thành người được dân chúng tôn sùng nhiều nhất.
Lãnh tụ biểu tình Suthep Thaugsuban nói rằng ông Thaksin muốn dùng em ông là đương kim Thủ tướng Yingluck Shinawatra để làm cho Thái Lan trở thành một nước cộng hòa với ông Thaksin làm tổng thống.
Những người biểu tình, như ông Duangjai Amarttayakun, thường xuyên nêu lên những tố cáo như vậy.
"Vâng, tôi đồng ý với ông Suthep. Và hầu hết người dân Bangkok cũng đồng ý. Lý do khiến cho nhiều người Bangkok xuống đường biểu tình hay nhiều người trên cả nước xuống đường biểu tình chính là vì việc này. Ông Thaksin đang tìm cách hạ bệ nhà vua."
Theo luật chống khi quân rất nghiêm khắc ở Thái Lan, những ai phạm tội xúc phạm Quốc vương Bhumipol Adulyade có thể bị tuyên án 15 năm tù. Nhà vua được dân chúng tôn kính này lâu nay vẫn được xem là đứng trên những vụ tranh chấp chính trị ở Thái Lan.
Ông Noppadan Pattama, một trong các luật sư của ông Thaksin, nói rằng việc nhà vua được dân chúng tôn sùng bị những chính khách như ông Suthep lợi dụng để phục vụ cho các mục tiêu chính trị.
"Ông ấy muốn lôi kéo đám đông tới các cuộc biểu tình vì người Thái Lan thương yêu nhà vua. Những người chống lại nhà vua sẽ bị mất uy tín hoặc bị xem là kẻ thù của Thái Lan. Tiến sĩ Thaksin là người yêu thương nhà vua."
Tuy Quốc vương Bhumipol không can thiệp trong vụ khủng hoảng chính trị hiện nay, ông đã ủng hộ cuộc đảo chánh của quân đội để lật đổ ông Thaksin năm 2006. Từ đó tới nay, những cuộc biểu tình chống ông Thaksin được phô diễn với những chiếc áo màu vàng và những hình ảnh khác của hoàng gia.
Nhưng trong vụ giằng co hiện nay, số người biểu tình mặc áo vàng đã ít đi và phe biểu tình dường như tránh trưng bày những tấm ảnh lớn của nhà vua. Về việc này, chuyên gia luật học Verapat Pariyawong của Đại học Luật khoa Harvared nhận định như sau.
"Tôi nghĩ và tôi đoán là nhà vua đã đánh đi những tín hiệu dưới một hình thức nào đó để nói với các nhân vật lãnh đạo biểu tình là chúng tôi không muốn các ông dùng chúng tôi làm biểu tượng của các ông nữa. Nếu các ông muốn tranh đấu thì cứ tranh đấu nhưng đừng dùng bức hình của Quốc vương. Nhưng tôi không thể nói như vậy vì tôi không có bằng chứng. Và nếu tôi có bằng chứng, tôi sẽ nói như vậy, nếu không có luật chống khi quân."
Nhà vua 86 tuổi và thường đau yếu này đã không đưa ra bình luận công khai nào về vụ rối loạn trong thời gian qua, ngoại trừ việc lên tiếng kêu gọi dân chúng đoàn kết khi ông đọc bài diễn văn nhân ngày sinh nhật hồi đầu tháng 12 năm 2013.
Copy từ: VOA
..................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét