Gặp Dương Văn Mình: Tội nhân hay bệnh nhân bị từ chối cứu chữa giữa Thủ đô? Phần II
Thu, 02/13/2014 - 07:18 — nguyenhuuvinh
Không biết tội lỗi thế nào, nhưng công an cũng không tuyên bố.
Giờ tôi yêu cầu chính phủ Việt Nam phải tìm cái lỗi của tôi, tuyên bố
cho dân tôi và bà người Mông và tất cả người dân trong nước Việt Nam
biết Dương Văn Mình có tội gì thì nói thẳng? Để cả bà con trên thế giới
nhìn xem con người tôi xem có tội như thế nào?
Gặp Dương Văn Mình
Gặp Dương Văn Mình
Cứ như báo chí nhà nước viết,
thì tôi tưởng tượng ra Dương Văn Mình phải là một tay gian hùng, lừa
đảo và ma quái lắm. Hẳn rằng ông ta phải là người hưởng thụ cỡ ít nhất
cũng là như ông quan huyện thời nay má phúng phính, cổ ba ngấn, bụng như
thùng tô nô, xài xe cộ phương tiện đắt tiền… có vậy mới xứng với từ
“lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và còn hành nghề mê tín di đoan”. Cứ xem
vài nhà “ngoại cảm”
được Bộ Lao động cấp Bằng khen thì đủ biết là hành nghề lừa đảo, mê
tín dị đoan kiếm tiền cỡ nào. Chỉ riêng “Cậu Thủy” cũng được ngân hàng
chính sách trả tiền gần chục tỷ đấy thôi. Do vậy khi nghe nói Dương Văn
Mình, tôi không ngăn nổi tò mò.
Thế nhưng, gặp ông Dương Văn
Mình trong một căn phòng nhỏ, ông đến tá túc nương nhờ ở Giáo xứ Thái
Hà chúng tôi không khỏi ngạc nhiên nhìn một người trong bộ dạng mệt mỏi
nằm còng queo trên chiếc giường, bên cạnh là con cháu và người thân.
Nói chuyện với chúng tôi,
ông cho biết: Kể từ khi ông phát động phong trào “bỏ ma”, ông đã bị
bắt, sau khi được thả ra phải trốn tránh, bị truy đuổi theo sát hết sức
gắt gao. Ông kể cho chúng tôi nghe tên những cán bộ công an, an ninh đã
bắt, đã theo dõi, đã thẩm vấn ông bao năm qua cũng như quá trình bị
bắt, tù đày rồi bị theo dõi, sách nhiễu ra sao.
Tôi phạm tội gì?
Cũng như câu chuyện ông Cứ A Ký ở Chiềng Ân, Mường La, Sơn La, ông Dương Văn Mình cho biết:
- Tôi là Dương Văn Mình,
sinh quán Thượng Thôn, Hà Quảng, Cao Bằng, nay cư trú tại Yên Lâm, Hàm
Yên, tỉnh Tuyên Quang. Năm 1989, từ những phong tục lạc hậu của bà con,
tôi có giấc mơ là “bỏ ma” cho bà con. Vừa nói bỏ ma, thì lập tức Xã,
Huyện, Tỉnh lập tức lên cả ngày, cả đêm ngăn cản. Nhưng, tôi và tất cả
anh em vẫn tiếp tục thực hiện việc bỏ ma. Đến 30/4 thì họ bắt tôi đi và
kết tội tôi là “mê tín dị đoan” và “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công
dân” và bắt 5 năm tù giam.
Sau khi ra tù tôi bị họ
liên tục cho công an theo dõi tôi 24/24. Họ cho một công an dân tộc
H’Mông, anh ta nói “Anh này như cái quả chua, bắt buộc phải vắt đi”.
Tôi buộc phải tìm chỗ giấu mặt 3 năm.
Ba năm sau tôi trở lại,
trình diện xã và làm cái chữ Thập để tôi thờ. Nhưng xã không đồng ý và
tháo dỡ. Tôi vẫn chấp nhận, nhưng năm 2000, họ đã gọi tất cả 80 người
vào tỉnh Tuyên Quang để thẩm vấn. Có người bị đánh, điện giật, bóp cổ…
Đêm 27/12, họ đập nhà tôi, công an, bộ đội khoảng 500 người, tôi buộc
phải tránh mặt”.
Phạm nhân hay bệnh nhân?
Về bệnh tật của mình, ông nói:
- Mười năm nay tôi ngày
nào cũng bệnh tật, đau ốm nên tôi phải xuống bệnh viện Bạch Mai để chữa
bệnh. Tại Bạch Mai một năm, bệnh tật không đỡ được phải chuyển bệnh
viện để điều trị. Được năm, sáu tháng thì công an Tuyên Quang mà anh đội
trưởng bắt tôi là Chu Văn Thân cùng với công an Hà Nội bắt tôi đưa vào
một phòng ở Hà Nội một đêm. Sáng hôm sau, ngày 8/6, họ đưa tôi vào
bệnh viện 198 (Bệnh viện của Bộ Công An). Các bác sĩ rất quan tâm và
nhiệt tình chữa bệnh cho tôi. Một tháng sau thì bệnh tôi đỡ thì Mã Văn
Du, công an Hàm Yên xuống thẩm vấn tôi, vừa chữa bệnh vừa thẩm vấn, mỗi
ngày 1 giờ. Hai tháng sau họ đưa tôi vào phòng giam. Từ 6/9/2013 tôi
phải ở trong phòng giam, đến tết vừa rồi tôi mới xin được về nhà. Sau
đó, ngày 2/2 thì xe cơ quan (công an) đưa tôi xuống đây để bắt buộc tôi
vào trở lại phòng giam trong kia thì mới chạy thận cho tôi. Tôi không
đồng ý vào đấy.
Tôi vào nhà trọ thì ngày
4/2, anh Giám đốc, anh Lâm gọi tôi bắt buộc tôi phải vào phòng giam đó,
nhưng tôi nhất định không vào. Nếu tôi vào phòng giam kia, các anh có
bỏ tiền chi phí thuốc men điều trị thì tôi vào, nếu các anh không bỏ
thì tôi không vào. (Ông Mình cho biết: Dù bị đưa vào “phòng giam” để
điều trị, người nhà ông Mình vẫn phải thanh toán tất cả chi phí thời
gian điều trị ở đó). Vì ngay từ đầu anh Túc và anh Hồng đã nói “Chữa
bệnh thì do người nhà quyết định chữa nơi nào cũng được, chỗ nào cũng
được. Chúng tôi chủ động chữa bệnh, tiền chi phí, tiền chữa bệnh kể cả
tiền trọ tất cả chúng tôi thanh toán, không cần các anh.
Họ bảo không vào đó thì
không chạy thận đâu, tôi bảo không chạy thận tôi vẫn đồng ý chấp nhận.
Từ hôm đó tôi đi xin chạy thận ở Bạch Mai được một buổi hôm thứ 6. Từ
đó, con tôi, cháu tôi đi tìm các bệnh viện để xin chạy thận cho tôi. Các
bệnh viện ban đầu đều nhận chữa, nhưng có công an lại ngăn cản không
cho chữa.
Vừa rồi, các cháu mới đi
gặp lãnh đạo bệnh viện, họ nói đã làm thủ tục ra viện trước tết, giờ
muốn chạy hay không là do các anh. Các cháu làm thủ tục ra viện. Dù ra
viện nhưng tôi đi đâu thì công an vẫn đi kèm.
Không biết tội lỗi thế
nào, nhưng công an cũng không tuyên bố. Giờ tôi yêu cầu chính phủ Việt
Nam phải tìm cái lỗi của tôi, tuyên bố cho dân tôi và bà người Mông và
tất cả người dân trong nước Việt Nam biết Dương Văn Mình có tội gì thì
nói thẳng? Để cả bà con trên thế giới nhìn xem con người tôi xem có tội
như thế nào?
Bây
giờ tôi phải lên tiếng cho toàn bộ người H’Mông, cho các dân tộc, những
người có chứ có quyền trên thế giới nhìn nhận và xem xét về con người
tôi và điều tra xem tôi có tội gì. Nếu tôi không có tội gì, cũng phải
trả lời thẳng thắn cho bà con tôi biết”.
Khi chúng tôi đề nghị cho
biết, việc anh hướng dẫn cho bà con việc bỏ ma thì có hại và có lợi gì
cho bà con người H’Mông về thời gian tiền của, công sức so với các tục
lệ trước đây ông cho biết:
- Trước
năm 1989, người H’Mông chúng tôi rất lạc hậu, tin ma, thờ ma, cúng ma.
Mổ lợn, trâu, bò cúng ma tươi và ma chết, rất nặng nề. Người chết, tùy
theo nghèo hay giàu có con trai nó phải treo lên làm ma 9 ngày, 9 đêm,
ít nhất cũng phải 7 ngày, 7 đêm. Mỗi người con trai phải mổ một con
trâu, một con bò.
Từ năm 1989, tôi nói với
mọi người bỏ ma, tin Trời, tiếng H’Mông là Vàng Chứ còn tiếng phổ thông
là Ông Trời. Theo đó, không làm hại cho một ai, không tốn kém của một
ai, không mất sức một ai, không rơi một giọt mồ hôi nước mắt của một con
dân nào. Từ 1989 đến 2014, tôi không làm thiệt hại của một ai về kinh
tế, nhưng người ta bịa đặt và vu khống tôi có cái nọ cái kia. Tôi không
cần biết, cái đó do người dân nhìn vào con người tôi xem có như vậy
không.
Trả lời câu hỏi về việc bỏ ma
theo những điều ông truyền bá cho người dân có gì khác với tục lệ và
mất thời gian bao lâu? Ông Dương Văn Mình cho biết:
- Thời gian chuyển phong
tục bỏ ma ngắn nhất chỉ có ba ngày, dài nhất chỉ có 3 tháng. Đầu tiên
chỉ có một câu là “Tôi từ bỏ”. Tôi không bắt ai phải tin tôi hoặc theo
tôi, cứ tự nhìn thì biết. Dân tộc H’Mông rất tin nhiều thứ nhưng ở đây
hhông phải là đạo cũng chẳng phải là tín ngưỡng, vì tín ngưỡng thì phải
tôn thờ. Còn ở đây, chỉ là chuyển đổi phong tục, tin vào ông Trời. Còn
nhìn nhận sự việc thì để những người ở ngoài, những người có học hành
nhìn vào đánh giá”.
Video gặp gỡ Dương Văn Mình:
(Còn tiếp)
Hà Nội, ngày 13/2/2014
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Copy từ: J.B Nguyễn Hữu Vinh (RFA’ blog)
..............
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét