TT - Đó là chia sẻ của PGS.TS Lương Hồng
Quang (phó viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam) trong
cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ về câu chuyện cầu cúng, rải tiền trong lễ hội.
Chen nhau hứng nước thạch nhũ để cầu may mắn tại động Hương Tích, chùa Hương (Hà Nội) - Ảnh: Tiến Thành
|
Nhét tiền vào cả tay Phật Bà nghìn mắt nghìn tay ở chùa Lim, Bắc Ninh - Ảnh: Tiến Thắng |
Lễ cúng sao giải hạn chùa Phúc Khánh (Hà Nội) vào rằm tháng giêng khiến một đoạn đường dài khoảng 200m nối từ đường Tây Sơn - Nguyễn Trãi bị tê liệt hoàn toàn - Ảnh: Nguyễn KHánh |
Hỗn loạn tại lễ hội cướp phết Hiền Quan (tỉnh Phú Thọ) khi hàng nghìn thanh niên chen nhau giẫm đạp để tranh giành quả phết với hi vọng mang lại may mắn cho gia đình - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Thành tâm cầu... lộc, cầu an - Ảnh: Nguyễn Khánh
|
Chen nhau cọ tiền vào khánh đồng trên chùa Yên Tử mong cầu tài - Ảnh: Đức Hiếu |
Ném tiền xuống giếng ở đền Côn Sơn, Kiếp Bạc, tỉnh Hải Dương - Ảnh: Tiến Thắng
|
Hậu quả sau trận cướp phết cầu may khiến một thanh niên phải nhờ bạn dìu ra khỏi lễ hội - Ảnh: Nguyễn Khánh
|
Ông nói: “Đền Bà Chúa Kho là minh chứng điển hình cho
cái gọi là “sáng tạo” truyền thống trong xu hướng di sản hóa. Cùng với
đền Bà Chúa Kho, rất nhiều chùa, đền, phủ của chúng ta hiện nay cũng
đang đi theo xu hướng này. Nhưng điều kỳ lạ là cả xã hội chấp nhận điều
này, đang quá mê tín, quá trông chờ vào vận may từ thánh thần”.
PGS.TS Lương Hồng Quang - Ảnh: Hà Hương
|
- Đền Bà Chúa Kho là minh chứng điển hình cho cái gọi
là “sáng tạo” truyền thống trong xu hướng di sản hóa. Thành công đầu
tiên là đã thay đổi chức năng của nhân vật thờ cúng, từ một người giữ
kho lương thành bà chúa giữ tiền, bà chúa của ngân hàng, huyền thoại hóa
lên. Giới truyền thông góp phần nhiều cho việc này.
Bên cạnh đó, đền Bà Chúa Kho được quản lý như một tổ
chức chuyên nghiệp với sổ sách, quy chế rõ ràng, minh bạch, có cơ chế
phân chia lợi ích trong cộng đồng. Họ dùng nguồn thu đó để bảo tồn, mở
rộng nơi thờ tự, các công trình phúc lợi trong dân, tạo công ăn việc làm
cho người dân trong nội bộ. Nhưng mô hình này đang gặp vấn đề là tính
tự trị quá cao. Vấn đề không phải thay một mô hình quản lý này bằng một
mô hình quản lý khác, sẽ không hiệu quả, mà theo nguyên tắc của xã hội
hiện đại, mọi nguồn thu, mọi nguồn quyên góp cần phải được quản lý bằng
luật, thay vì luật làng như hiện nay. Đó là một tiến trình lâu dài.
Cuối cùng, các chủ thể ở đền Bà Chúa Kho đã vận dụng
tối đa thời cơ của chính sách. Đó là chính sách về bảo tồn phát huy di
sản văn hóa dân tộc, tự do tôn giáo tín ngưỡng. Họ vận dụng tối đa điều
đó để phục hồi. Họ biết rằng phải có được danh hiệu di tích lịch sử cấp
quốc gia, khi có danh hiệu rồi mới mở rộng phạm vi.
* Lễ hội năm nay, chuyện rải tiền lẻ được thắt chặt
nhưng tiền lẻ vẫn tung hoành khắp đền chùa miếu phủ. Có thể cắt nghĩa
vấn đề này như thế nào, thưa ông?
- Về nguyên tắc cúng là phải có hương, đăng, quả, thực.
Tiền cũng là một lễ vật cúng. Ngày xưa người dân chẳng có nhiều tiền,
chỉ có tiền lẻ thôi, họ đặt trong mâm cúng. Hoặc có tiền giọt dầu gửi
cho người đứng đầu cơ sở thờ tự để họ chi phí cho việc cúng lễ. Hòm công
đức gần đây mới có, ngày trước không có. Hòm công đức là tư duy của xã
hội hiện đại. Sau này người ta còn có một hình thức nữa là ghi phiếu
công đức cho những người quyên góp. Có một hình thức khác là thông qua
các đợt duy tu sửa chữa, chủ yếu là cung tiến của người có tiền và giới
có địa vị trong xã hội. Đây là số tiền đóng góp lớn nhất.
Trở lại vấn đề rải tiền, nhiều người thật sự không có
hiểu biết khi đi lễ nên cứ làm loạn lên. Họ không được trao truyền các
nghi thức nghi lễ của cha ông để lại, cộng thêm nữa là tư duy cứ đi lễ
thì phải lễ to, có nhiều tiền rải thì xin được nhiều lộc. Cái xin bây
giờ là cái xin trao đổi, tư duy hàng hóa thương mại. Còn ngày xưa cũng
có cầu xin nhưng họ có niềm tin, lễ to lễ nhỏ không quan trọng, vấn đề
là mình thành tâm.
Hành vi rải tiền không chỉ sai về mặt nghi lễ, mà còn thể hiện sự thiếu hiểu biết, mê tín của rất đông người dân hiện nay.
* Tất cả điều đó sẽ dẫn đến những hệ lụy nào?
- Cả thế giới từ thập niên 1970 đã bước vào quá trình
“di sản hóa”, coi truyền thống là những giá trị cần được ứng xử một cách
nâng niu, gìn giữ, tách ra khỏi đời sống hiện hữu trong một xu hướng
“gán giá trị”, “gán nhãn hiệu”, và đôi lúc là những vật thiêng, có ý
nghĩa văn hóa của một cộng đồng người. Xu hướng này đặc biệt được các
nước phát triển sử dụng để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong đời
sống đương đại. Trong xu thế này, các nước phát triển được cũng nhiều mà
mất không ít. Chúng ta đang đứng trước lưỡng nan của sự phát triển văn
hóa. Cái được là tạo ra được sự tiếp nối giữa truyền thống với hiện đại,
tiềm năng kinh tế của di sản được phát huy, giá trị của di sản được lan
tỏa...
Nhưng có những bất cập:
Thứ nhất, con người rơi vào ảo tưởng, ảo giác, điều này
dẫn đến việc mất cân bằng, vị truyền thống một cách siêu hình. Trong
khi đó, logic phát triển phải là chuẩn bị gì cho hiện tại và tương lai
cần được cân bằng với bảo tồn và phát huy truyền thống.
Hệ quả thứ hai là việc chạy theo danh hiệu đã làm biến
dạng di sản, kể cả mặt vật chất lẫn tinh thần. Các cơ sở thờ tự được mở
rộng quy mô, các di sản văn hóa tinh thần cũng được nâng cấp, nâng tầm,
nhiều khi làm biến dạng di sản dưới nhiều biểu hiện.
Hệ quả thứ ba, xã hội có vẻ quá mê tín. Trông chờ vào
thần thánh, trông chờ vào thế lực siêu nhiên xuất hiện ở nhiều hạng và
nhóm xã hội. Một xã hội “tắm mình” trong tín ngưỡng, lễ hội, cúng bái,
thờ phụng, nghi lễ. Mê tín nhờ đó cũng trở thành một thứ quyền lực. Đó
là điều phải cảnh tỉnh xã hội, nếu không thế hệ trẻ sẽ mất phương hướng.
Đây là vấn đề về chính sách.
* Trong bối cảnh này, theo ông, liệu có biện pháp nào để giảm bớt tình trạng mê tín của xã hội hay không?
- Theo tôi, muốn thay đổi phải cần thời gian để tất cả
mọi người thay đổi nhận thức. Khách hành hương hiện nay không có khuôn
mẫu văn hóa, họ không biết cái gì nên và không nên khi đến đền chùa miếu
phủ. Mấy chục năm nay người Việt Nam không được trao truyền những nghi
thức ấy, cũng không được hướng dẫn. Cho nên, theo tôi, việc đầu tiên là
phải giáo dục về việc thực hành các nghi lễ truyền thống. Trong đó, giới
truyền thông cũng cần được trang bị lại hệ thống kiến thức để tránh
tình trạng nhiễu loạn như hiện nay.
Mặt khác, bản thân chủ cơ sở thờ tự phải kiên quyết đảm
bảo thực hiện nếp sống văn minh. Nếu họ không vào cuộc thì sự nỗ lực
của cả xã hội cũng không giải quyết được việc gì. Cứ nghĩ người dân rải
tiền lung tung thì tiền vẫn cứ thuộc về nhà chùa, nhà đền như hiện nay
thì khó thay đổi được gì. Chưa nói đến việc hiện nay chúng ta chưa có
những quy chế, chính sách nào hiệu quả về vấn đề này. Chế tài lại càng
không.
HÀ HƯƠNG thực hiện
* Có vẻ như việc tạo ra những huyền thoại mới để khuếch trương lễ hội, di sản ở Việt Nam đang trở thành xu hướng khá phổ biến?
- Điều đó có ở đền Bà Chúa Kho, đền Trần... và rất
nhiều cơ sở thờ tự khác. Như ấn đền Trần ban đầu chỉ là chiếc ấn cầu an,
trừ tà, trấn yểm, theo nguyên tắc của Đạo giáo. Không biết từ bao giờ,
với sự tham gia của quan chức nhà nước và bị đẩy lên thành ấn cầu quan.
Đến cả tôi hằng năm vẫn thường bị nhờ vả đi xin ấn đền Trần. Giải thích
mãi nhưng người ta vẫn tin là như thế. Chùa Hà ban đầu chỉ là một ngôi
chùa thờ Phật bình thường. Bỗng dưng một ngày trở thành ngôi chùa cầu
duyên, là nơi linh thiêng cho đôi lứa. Dần dần tâm thức của con người bị
đóng đinh như thế rồi. Còn chùa Phúc Khánh trở thành “thương hiệu” của
việc dâng sao, giải hạn, cầu an. Phủ Tây Hồ bị biến thành nơi cầu tài
cầu lộc, buôn may bán đắt.
|
Một nhóm bán hàng rong hăm dọa du khách để ép mua đồ cúng tế trước cổng miếu Bà Chúa Xứ núi Sam - Ảnh: Đức Vịnh |
Cầu may gặp nạn ở núi Sam
Sau tết cũng bắt đầu mùa vía Bà Chúa Xứ ở núi Sam, TP
Châu Đốc (An Giang), đông đảo khách thập phương đến đây hành hương, lễ
bái. Tình trạng mua bán kiểu lừa gạt và các trò trấn lột du khách diễn
ra hết sức ngang nhiên.
Từ ngã ba chùa Tây An đến trước mặt lăng Thoại Ngọc
Hầu, du khách cứ lần lượt bị hết tốp này đến tốp khác vây quanh níu kéo
nài mời mua nhang đèn, bông hoa, vé số.
Đủ kiểu trấn lột
Ông Nguyễn Văn Hùng, phó chủ tịch UBND P.Núi Sam, cho
biết khu vực núi Sam có hơn 100 người bán hàng rong và 30 người liên
quan đến bói toán, đoán xăm, cúng hạn. Trước tết chính quyền, công an
địa phương mời họ đến phường để tuyên truyền, yêu cầu làm cam kết không
được bán hàng lừa gạt du khách và hành nghề mê tín dị đoan. Tuy nhiên
chỉ khoảng 50 người có mặt và sau đó nhiều người vẫn tiếp tục hành nghề.
|
Thấy ba du khách có vẻ sang trọng chuẩn bị vào cổng
miếu Bà, cánh bán hàng dạo liền lên tiếng tranh nhau xí phần “mối của
tao nghe, của tao đó” rồi chạy ùa tới mời mua nhang đèn. Khách mua vừa
trả tiền xong liền có một nhóm khác bám theo “tiếp thị” phải mua thêm
gạo, muối, dầu ăn để cúng thì... Bà Chúa Xứ mới chịu chứng và để được
ban phước, tài lộc. Sau những lời lẽ thống thiết như được “lập trình”
sẵn, họ dúi vào tay khách túi nilông đựng sẵn mấy gói gạo muối, chai dầu
ăn rồi đẩy khách vào miếu, bảo: “Mấy anh chị cứ đem vào cúng đi cho kịp
giờ tốt cái đã, lát sau ra tính tiền cũng được”. Nhìn mấy món hàng trị
giá chẳng bao nhiêu nên khách cầm theo vào miếu cúng, khi vừa trở ra
liền gặp ngay đám đông với vẻ bặm trợn xúm lại đòi phải trả 2 triệu
đồng. Khách chưa kịp phân bua liền bị họ hăm dọa nên chỉ còn nước... móc
tiền trả.
Hai chị em bà Lê Thị Hằng (Long Thành, Đồng Nai) được
một nhóm bán hàng dạo “tư vấn”: bà 50 tuổi, tuổi này năm nay gặp hạn lớn
phải cúng đủ gạo muối, dầu mỗi thứ 50kg. Trước vẻ… nhiệt tình và những
lời ngon ngọt như mía lùi ấy, bà đồng ý mua. Nhóm này đưa chị em bà vào
cúng với hai bao buộc kín. Bà thắc mắc về số lượng vật phẩm mình mua,
bọn họ bảo “tụi tui xách vô cúng giùm luôn rồi”, và xẵng giọng: “Tổng
cộng 4 triệu đồng, đưa ngay đây!”. Khi bà bảo không đủ tiền, đám đông
liền vây lấy hùng hổ bảo: “Tụi này kéo bà lên núi lột sạch quần áo xem
bà còn tiền hay không”. Quá hoảng sợ, bà Hằng vét túi, giỏ xách chỉ được
2 triệu đồng đưa họ, một người trong nhóm còn giật lấy thêm điện thoại
di động. “Cầu may, giải hạn đâu chưa thấy mà đã gặp nạn trước mắt” - bà
Hằng kể lại với vẻ ấm ức.
Mất tiền vì cúng giải hạn
Chiều 13-2, tốp du khách đến từ Vũng Tàu mang nhang
đèn, bông hoa, trái cây chuẩn bị vào miếu Bà cúng thì phát hiện người bị
mất điện thoại, người bị móc sạch túi. Cúng xong ai nấy đều lộ vẻ buồn
bã, nhanh chóng lên xe quay về, dù trước đó họ lên lộ trình sẽ tiếp tục
đi mua sắm ở chợ cửa khẩu Tịnh Biên, rồi du lịch ở Hà Tiên. “Gặp cảnh
này chán ngán quá rồi, chẳng còn thiết tha tham quan, mua sắm gì nữa” -
bà Hồ Thanh Hương, một du khách, than thở.
Dọc đường lên núi luôn có nhiều tốp phụ nữ, thanh thiếu
niên cầm nhang đèn đứng ngồi chực chờ sẵn. Họ vây lấy khách mời mọc,
nài ép mua hàng cho bằng được, mỗi ốp nhang giá cao gấp nhiều lần. Số
này còn bám theo gạ gẫm xem bói, xin xăm, mua bùa chú. Khách được dẫn
vào mấy ngôi chùa nhỏ, am thất ở phía sau lăng Thoại Ngọc Hầu. Ai lỡ vào
đấy trở ra đều mang vẻ mặt như… đưa đám. Bà Nguyễn Thu Mai (Gò Vấp,
TP.HCM) kể hai mẹ con bà đi lễ chùa được hai phụ nữ gạ xin xăm, sau đó
dẫn tới một căn nhà tường xây. Tại đây một người đàn ông xưng là thầy
M.K. vừa giải xăm, vừa coi bói phán rằng gia đình bà sắp gặp đại nạn.
Thấy mẹ con bà phân vân, thầy phán tiếp: “Ngay trên đường về nhà hôm nay
coi chừng bị tai nạn xe cộ, hai mẹ con bà kẻ chết không kịp trối, kẻ bị
tật nguyền suốt đời. Thôi đưa tiền thầy mua lễ vật cúng giải trừ kiếp
nạn cho”. Bà Mai cho hay “tua” xin xăm xem bói và nhờ cúng ấy… tốn mất 4
triệu đồng.
Trong vai khách hành hương, chúng tôi cũng được dẫn tới
một am thất tại đây. Tay thầy bói cứ huyên thuyên đủ điều, rồi gạ đưa 2
triệu đồng để cúng giải hạn giùm. Chúng tôi bảo không đủ tiền rồi bước
ra, thầy bám theo cảnh báo: “Trên đường về coi chừng huynh bị xe đụng
đó. Nếu có quen biết ai ở đây thì đi mượn hay rút thẻ ATM đưa tiền cho
thầy cúng giải nạn rồi hãy về”.
ĐỨC VỊNH
Copy từ: Tuổi Trẻ
............
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét