CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Bà Bùi Thị Minh Hằng sẽ bị khởi tố?


Gia Minh, biên tập viên RFA 2014-02-26
000_Hkg5148961-600.jpg
Bà Bùi Hằng (phải) trong một lần biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 24/7/2011
AFP photo


Nhà hoạt động Bùi thị Minh Hằng và hai người trẻ khác hiện đang bị giam giữ tại trại giam Công an tỉnh Đồng Tháp với lý do chống lại người thi hành công vụ.
Tuy nhiên người trong cuộc cho rằng cáo buộc ấy là vô cớ và cơ quan chức năng ngụy tạo lý do để bắt và truy tố bà Bùi thị Minh Hằng, người lâu nay tích cực công khai đấu tranh cho quyền con người tại Việt Nam.

Hỗ trợ người bị nạn và trở thành nạn nhân

Những người quan tâm đến tình hình tại Việt Nam hẳn không ai là không biết đến bà Bùi thị Minh Hằng. Bà là người tham gia tích cực các cuộc biểu tình tại Hà Nội hồi mùa hè năm 2011, chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam. Cũng do tham gia biểu tình mà bà bị ghép tội chống người thi hành công vụ và bị giam 8 tháng tại Trại Giáo dục Thanh Hà.
Việc giam giữ mà không đưa ra xét xử như thế không hề làm bà Bùi thị Minh Hằng nản chí; mà sau khi ra khỏi trại giam bà tiếp tục tích cực lên tiếng cho những người dân oan phải đi khiếu kiện lâu năm, cũng như công khai ủng hộ những nhà đấu tranh cho dân chủ - nhân quyền khác tại Việt Nam và phổ biến những tài liệu quyền con người cho các đối tượng khác nhau tại Việt Nam.
Cách làm việc chung của họ là họ từ chối trả lời những câu hỏi liên quan đến sức khỏe của mẹ tôi, những đòi hỏi được gửi đồ, thăm nuôi, gặp mẹ đều bị từ chối và họ đùn đẩy trách nhiệm sang công an thụ lý hồ sơ...
- Anh Trần Bùi Trung
Gần đây sau khi nghe một thân hữu là cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển bị bắt đi và gia đình vợ tại Lấp Vò, Đồng Tháp bị phá hoại hồi ngày 9 tháng 2 vừa qua, bà cùng những đạo hữu Phật giáo Hòa Hảo khác đến thăm gia đình người bị hại. Thế nhưng bản thân bà Bùi thị Minh Hằng và những thân hữu, đạo hữu đã bị lực lượng công an, an ninh địa phương chặn đường, đánh đập và bắt giữ.
Sau 24 tiếng đồng hồ có 18 người được thả ra, trong khi đó bà Bùi thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh vẫn tiếp tục bị giam giữ.
Vào chiều ngày 26 tháng 2, ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết lại trường hợp đó như sau:
Sự việc, như các cơ quan truyền thông đưa tin, chị Bùi Hằng, cô Nguyễn thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh trên đường cùng với 18 người đến thăm gia đình bên vợ tôi thì bị lọt vào một ổ phục kích của công an huyện Lấp Vò. Hai mươi mốt người này bị chặn đường, bị đánh đập rất dã man và sau đó bị đưa về thẩm vấn tại công an huyện Lấp Vò 24 tiếng. Sau 24 tiếng, ba người tiếp tục bị bắt giữ là chị Bùi Hằng, cô Nguyễn thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh, 18 người được thả. Hiện nay tình trạng sức khỏe của cô Bùi thị Minh Hằng, cô Nguyễn thị Thúy Quỳnh hết sức đáng quan ngại vì họ đã tuyệt thực 15 ngày rồi. Theo tin mới nhất họ đã tuyệt thực 15 ngày trong tù để phản đối việc bắt giữ, giam giữ.

Hành xử của cơ quan chức năng với gia đình

Trần Bùi Trung, người con trai 24 tuổi của bà Bùi thị Minh Hằng, trong những ngày qua sau khi nghe tin mẹ bị bắt giữ và tuyệt thực trong trại giam đã xuống Lấp Vò, Đồng Tháp tìm đến những cơ quan công quyền để đòi hỏi những quyền lợi cho bà mẹ. Tuy nhiên cho đến chiều tối ngày 26 tháng 2, Trần Bùi Trung vẫn chưa được gặp mẹ mà hành xử của những viên chức đại diện cơ quan công quyền được kể lại như sau:
Phía bên trại tạm giam An Bình, tôi (con) chỉ có thể làm việc với những người trực ban. Họ làm theo ca nên tùy theo ngày đến mà tôi gặp những người trực ban khác nhau. Nhưng cách làm việc chung của họ là họ từ chối trả lời những câu hỏi liên quan đến sức khỏe của mẹ tôi, những đòi hỏi được gửi đồ, thăm nuôi, gặp mẹ đều bị từ chối và họ đùn đẩy trách nhiệm sang công an thụ lý hồ sơ là Công an Lấp Vò. Họ nói với tôi là muốn gì cứ qua đó, còn họ chỉ giữ người mà thôi.
Đối với Công an huyện Lấp Vò, người đầu tiên mà tôi được gặp là ông phó thủ trưởng Cơ quan Điều tra Công an Lấp Vò là ông Lê Hoàng Dũng. Ông này cũng là người ký tên vào những thông báo có đóng dấu mà họ gửi cho tôi. Lần đầu ông ấy cũng đưa cho bản thông báo. Trên không khí làm việc rất nhẹ nhàng, ông bảo tôi hãy về nhà để chờ thông tin tiếp theo. Đến lần thứ hai tôi xuống thì không biết thế nào mà bị chặn ngay đầu cổng, không được cho vào trong. Người trực cổng gọi điện vào để chờ lệnh, nhưng không thấy hồi âm. Lần đó tôi được làm việc với một anh công an đi từ ngoài vào, anh này xưng tên là Nguyễn Hồng Nguyên. Anh ấy cũng bảo về nhà chờ và thông báo bằng miệng là mẹ tôi đã bị khởi tố và đang làm thủ tục, cứ về nhà chờ, Cơ quan công an huyện Lấp Vò sẽ gửi thông báo về địa phương để thông báo đến gia đình.
Anh ấy cũng bảo về nhà chờ và thông báo bằng miệng là mẹ tôi đã bị khởi tố và đang làm thủ tục, cứ về nhà chờ, Cơ quan công an huyện Lấp Vò sẽ gửi thông báo về địa phương để thông báo đến gia đình.
- Anh Trần Bùi Trung
Sau bốn ngày chờ không thấy thông báo, ngày hôm qua tôi xuống đến Lấp Vò, Đồng Tháp, tôi nói công an huyện Lấp Vò có hứa mà bốn ngày rồi không có thông báo, chứ không phải tôi ‘khơi khơi’ xuống. Lần này trực cổng là một người khác cũng không cho tôi vào. Rất may anh Nguyễn Hồng Nguyên đi từ ngoài vào, tôi chụp ngay anh ta lại và chất vấn theo anh nói làm thủ tục gửi về gia đình mà sao bốn ngày rồi vẫn chưa nhận được. Anh ta chỉ thị cho anh trực cổng đưa tôi vào Tổ Điều Tra để làm việc. Khi tôi vào làm việc thì người làm việc là Điều tra viên Phạm Văn Tiền, cấp bậc thiếu tá; nhưng khi làm việc với tôi ông ta không hề có bản tên. Tôi vô tình biết được tên ông ta là khi lập biên bản xác nhận việc đã nhận giấy thông báo rồi thì ông ta mới ký tên vào biên bản đó.
Tổng cộng công an huyện Lấp Vò, tôi làm việc với ba người, còn trại giam An Bình, tôi làm việc với hai người trực ban.
Con gái của bà Bùi thị Minh Hằng vào chiều ngày 26 tháng 2 cũng cho biết việc từ chối cho gặp mặt từ phía trại giam đối với bản thân cô:
Hôm qua, tôi cùng chồng và con gái đi vào Đồng Tháp để xin được gặp (mẹ) đôi chút nhưng Trại giam nói họ chỉ có trách nhiệm giam giữ chứ không có thẩm quyền cho gặp. Họ bảo sang Cơ quan Điều Tra của tỉnh vì cơ quan này thụ lý vụ việc. Khi chúng tôi sang đó, họ lại nói họ chỉ hỗ trợ cho huyện chứ không thụ lý. Chúng tôi trở lại trại giam, trình bày hoàn cảnh của gia đình với người trực ban ở cổng xin vào gặp điều tra viên vụ án của mẹ tôi nhưng họ từ chối.
Từ ngày 24 tháng 2, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển đã ra Hà Nội để đến các đại sứ quán nước ngoài nêu trường hợp bà Bùi thị Minh Hằng và hai người trẻ bị bắt giam một cách bất minh sau khi bị hành hung đánh đập cùng với 18 người khác.
Gia đình cũng cho biết đã mời luật sư tham gia vụ việc để có thể bảo vệ quyền lợi cho bà Bùi thị Minh Hằng.

Copy từ: RFA


..............

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét