CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Không Quân Việt Nam Cộng Hòa lên kế hoạch giành lại Hoàng Sa - Những điều nghe thấy

Ngô Việt (Danlambao) - Những gì tôi nghe thấy là kế hoạch dùng phi cơ oanh tạc tái chiếm Hoàng Sa không được thực hiện bởi lực bất tòng tâm chứ không phải do Mỹ áp lực với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Nếu Mỹ áp lực được Tổng thống Thiệu thì chắc đã không có trận hải chiến đẫm máu xảy ra mà trong đó phía VNCH mất tới mấy chiến hạm và 74 liệt sĩ đã nằm lại ở đó và phía Trung cộng cũng bị tổn thất nặng dù họ chiếm được đảo. Quan trọng hơn hết cuộc chiến này là một minh chứng cho các thế hệ con cháu chúng ta mai sau chính Trung cộng là kẻ xâm lược dùng vũ lực để cướp đảo của Việt Nam...
*
Vào Blog Huỳnh Ngọc Chênh đọc bài tựa đề: “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - kỳ 6: Không quân Việt Nam Cộng Hòa lên kế hoạch giành lại Hoàng Sa” của hai tác giả Đổ Hùng -Tấn Tú, viết theo lời kể của Đại tá Anh Hùng Lực lượng vũ trang nhân dân phi công Nguyễn Thành Trung. 
Trong bài này, theo ông Nguyễn Thành Trung (lúc đó là trung úy phi công lái F5 trong không quân VNCH) thì sau khi Trung Cộng chiếm Hoàng Sa (19/1/1974) thì không quân VNCH lên kế hoạch dùng phi cơ F5 ra Hoàng Sa đánh tàu chiến của Trung Cộng để giành lại Hoàng Sa. Trong đó có những chi tiết như sau:
* Về khả năng của phi cơ F5 ông Trung cho biết: “Cất cánh từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa, tụi tôi thừa sức đánh với họ trong 20 phút, thừa dầu bay về Đà Nẵng.” (nguyên văn).
* Về lý do tại sao kế hoạch này không thực hiện, ông Trung cho biết: “Một kế hoạch phản công được chuẩn bị công phu với khả năng chiến thắng là 100%, nhưng rốt cuộc đã không thể diễn ra do Mỹ cảnh báo tổng thống Thiệu không được hành động. Lúc bấy giờ Mỹ đã làm lành với Trung Quốc và chấp nhận làm ngơ để Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa.” (nguyên văn).
* Bài báo kết luận (không biết ý này của ông Trung hay là của hai tác giả Đổ Hùng-Tấn Tú): “Nếu ngày đó chiến dịch diễn ra đúng kế hoạch thì bây giờ các thế hệ con cháu đỡ biết bao nhiêu. Bây giờ Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa rồi, các di sản, cái gánh nặng để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam thật quá nặng nề.” (nguyên văn).
Cũng sự kiện này nhưng bản thân tôi lúc đó (1974) lại nghe khác. Khi biết được có kế hoạch dùng phi cơ phối hợp với hải quân đánh chiếm lại Hoàng Sa bị dừng lại tôi có hỏi lý do tại sao với một sĩ quan đại úy không quân trong Trung Tâm Hành quân Hỗn hợp với chúng tôi thì anh ấy dẫn tôi đến một bản đồ Việt Nam. Trên bản đố này có đánh dấu tất cả các phi trường từ Bắc vào Nam. Tại mỗi phi trường có vẽ những vòng tròn đồng tâm lớn nhỏ. Mỗi vòng tròn như vậy để chỉ ra tầm hoạt động của một loại phi cơ.
Dừng lại ở phi trường Đà Nẵng, Ông đại úy không quân chỉ vào vòng tròn lớn nhất và giải thích: Phi cơ tối tân nhất của ta hiện nay chỉ hoạt động ra tới đây. Hoàng Sa ở ngoài tầm hoạt động. Điều đó có nghĩa là nếu máy bay chúng ta xuất phát từ đây (Đà Nẵng) ra đến Hoàng Sa, ỉa xuống vài trái bom xong quay về ngay thì cũng không về kịp tới đất liền mà sẽ rớt xuống biển vì hết nhiên liệu. Phi công có thể nhảy dù sống sót còn máy bay coi như mất! Vậy là anh hiểu rồi chứ? Ông đại úy hỏi lại tôi và nói thêm là ông ấy nghe nói người ta tính dùng tàu hải quân chở trực thăng ra Hoàng Sa hợp đồng tác chiến với hải quân.
Vậy theo những gì tôi nghe thấy ở trên là kế hoạch dùng phi cơ oanh tạc tái chiếm Hoàng Sa không được thực hiện bởi lực bất tòng tâm chứ không phải do Mỹ áp lực với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Nếu Mỹ áp lực được Tổng thống Thiệu thì chắc đã không có trận hải chiến đẫm máu xảy ra mà trong đó phía VNCH mất tới mấy chiến hạm và 74 liệt sĩ đã nằm lại ở đó và phía Trung cộng cũng bị tổn thất nặng dù họ chiếm được đảo. Quan trọng hơn hết cuộc chiến này là một minh chứng cho các thế hệ con cháu chúng ta mai sau chính Trung cộng là kẻ xâm lược dùng vũ lực để cướp đảo của Việt Nam.
Trên đây là những gì tôi nghe thấy, xin kể lại không biết đúng sai và cũng xin miễn tranh luận!
Phần comment:

1/wingmanf5:  Kính chào tất cả các bạn trong thôn Dân Làm Báo,
Tôi vào xem DLB lâu rồi nhưng không đăng bình luân gì cả,chỉ khâm phục tinh thần yêu nước của qúi vi và mong một ngày gần đây Việi Nam mình tự do,dân chủ.để đựơc về cụng ly cùng các bạn.,
Phần 1 :Nguyễn Thành Trung
Tôi bay ở Đà Nẵng,Phi Đòan "Hồng Tiễn" 538
Phi Đoàn 538 là phi đòan độc nhất có nhiệm vụ nghênh cản,săn đuổi phi cơ địch nếu địch xâm phạm vùng trời VNCH,phi cơ của pđ 538 chỉ mang sidewinder và 2 20mm cannon,không mang bom..Ngồi trong phòng trực,điện thoại đỏ reo,chúng tôi sẽ có mặt trên trời dưới 2 phút bát cứ thời tiết.
Vì vậy nghe ông phản quốc Trung "nổ" tức muốn ói !
Thực tình tôi lúc đó (1974) không biết NT Trung là ai,cũng có thể ông ta cũng ra Đà Nẵng để tham dư vào cuộc hành quân Hòang sa,nhưng chỉ là một wingman dựa cột mà nghe, bây giờ nổ như tạc đan mà trật tùm lum.
Phi Đoan Trưởng của 538 là Trung Tá Phạm Đình Anh chứ không phải là Thiếu Tá Hồ Kim Giầu.
Trích :"Cất cánh từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa, tụi tôi thừa sức đánh với họ trong 20 phút, thừa dầu bay về Đà Nẵng.” (nguyên văn).
NTTrung nếu được bay thì sẽ bay thả bom mà thôi,ai cho ông không chiến (nhiệm vụ của tụi tui) mà ông đánh 20 phút.
Trích :"Theo lời kể của đại tá Nguyễn Thành Trung, lúc bấy giờ tất cả phi công đều tình nguyện ký vào lá đơn “Thề được chết cho Hoàng Sa”. Tất cả phi công đều tuyên thệ sẵn sàng chết cho Hoàng Sa "
Cái này là tọi bực mình vô cùng:
Láo lếu !!!!! VNCH không có vụ lá đơn"thề được chết cho Hòang Sa","tuyên thệ sẵn sàng chét cho Hòang Sa " NT Trung là VC nên ký nhiều đơn ,tuyên thệ tùm lum nên suy bụng ta ra bụng người chăng ????????
Phi công VNCH chúng tôi biết vì sao chúng tôi vác dù,mang nón bay leo lên phi cơ ra chiến trường,không biết tối nay có về ăn cơm với vợ con hay đi uống cafe với bồ.
,chúng tôi tự biết tại sao chúng tôi tình nguyện vào lính.Chúng tôi không cần ai dậy bảo,nhồi sọ về tinh thần yêu nước,bỗn phận, trách nhiệm v.v..
Gõ một ngón đao tay rồi,tôi sẽ viet tiếp phần 2 để làm sáng tỏ phần nào về khả năng của F5 và cuộc hành quân (không thực hiện) Hoàng Sa

 2/ Free Man: Từ Đà Nẵng ra Hoàng sa LÀ 390km, ngoài tầm hoạt động của Mig 21 (tầm hoạt động 450 - 500 Km), nhưng dư xăng cho F5 bay đi, bay về và chiến đấu.
Thực tế không lực VNCH chủ yếu chỉ được trang bị phản lực cường kích hạng nhẹ A37 (tầm hoạt động 740 Km) và tiêm khích hạng nhẹ F5A (Freedom Fighter), mãi năm 1971 mới được bố sung một ít F5E Tiger II (có trang bị Radar phát hiện mục tiêu - trước và sau lưng trong vòng bán kính hơn 30 km và trang bị thêm 3 bình xăng phụ gồm 1040 lít + bình xăng chính 2563 lít), mỗi biên đội được 1 chiếc để quan sát và chỉ huy.
Thông số kỹ thuật của F5E là:-Tầm bay: 3720 Km; -Bán kính chiến đấu: 1405 Km; -Tốc độ tối đa: 1700 Km/h thua Mig 21 (2500Km/h).
Việc Hoa kỳ can thiệp không cho tái chiếm Hoàng sa tôi không rõ, nhưng trên lãnh thổ từ sau 27/1/21973 HĐ Paris, tiểu đoàn pháo binh chúng tôi chỉ được phép bắn yểm trợ tối đa 5 quả 155 ly, muốn bắn hơn phải xin phép từ bộ tư lệnh trên, vì lý do Mỹ cắt viện trợ nên hết đạn?!
 P/S: Nói theo kiểu ĐCH: "Quân lưc VNCH là bên bị ép phải 'thua'".
Lúc đó Kissinger nắm được cơ hội vàng khi làm bộ trưởng ngoại giao Hoa kỳ muốn đưa ảnh hướng của Mỹ về Trung đông, nơi đó có quê hương Israel của ông ta đang đối đầu với khối Ả rập. Vì thế Mỹ phải nhượng bộ Trung cộng ở TBD, nơi họ ảnh hưởng rất lớn từ đệ nhị thế chiến. Còn bây giờ sự thể thế nào, hạ hồi phân giải?
3/ Thi Phuong: 
Thông số kỹ thuật (F-5E Tiger II)[sửa]
Dữ liệu lấy từ Quest for Performance[6]
Đặc điểm riêng[sửa]
Phi đoàn: 1
Chiều dài: 47 ft 4¾ in (14.45 m)
Sải cánh: 26 ft 8 in (8.13 m)
Chiều cao: 13 ft 4½ in (4.08 m)
Diện tích cánh: 186 ft² (17.28 m²)
Cánh: gốc-NACA 65A004.8, đầu-NACA 64A004.8
Trọng lượng rỗng: 9.558 lb (4.349 kg)
Trọng lượng cất cánh: n/a
Trọng lượng cất cánh tối đa: 24.664 lb (11.187 kg)
Động cơ: 2× General Electric J85-GE-21B, 3.500 lbf (15.5 kN) và 5.000 lbf (22.2 kN) khi đốt nhiên liệu phụ trội với mỗi động cơ
Hệ số kéo lực nâng Zezo: 0.0200
Diện tích kéo: 3.4 ft² (0.32 m²)
Tỷ lệ hướng: 3.86
Nhiên liệu chứa trong: 677 US gal (2.563 L)
Nhiên liệu chứa ngoài: 275 US gal (1.040 L)/thùng cho 3 thùng
Hiệu suất bay[sửa]
Vận tốc cực đại: 917 kn (1.060 mph, 1.700 km/h, mach 1.6)
Tầm bay: 2.010 nmi (2.310 mi, 3.720 km)
Bán kính chiến đấu: 760 nmi (870 mi, 1.405 km)
Trần bay: 51.800 ft (15.800 m)
Vận tốc lên cao: 34.400 ft/min (175 m/s)
Lực nâng của cánh: n/a
Tỷ lệ lực nâng-kéo: 10.0
Vũ khí[sửa]
Pháo: 2× khẩu 20 mm Pontiac M39A2 ở mũi, 280 viên/khẩu fighter only
Bom:
M129 Leaflet
500 lb (225 kg) Mk82
2.000 lb (900 kg) Mk84
Bom chùm CBU-24/49/52/58
Tên lửa:
Tổng cộng 7.000 lb (3.200 kg).
AIM-7 Sparrow
AIM-9 Sidewinder
AGM-65 Maverick
AIM-120 AMRAAM
Copy từ: Dân Làm Báo


..........................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét