Trò chuyện với con trai cố TBT Lê Duẩn:
“Dân còn biết phẫn nộ, là phúc của dân tộc vẫn còn”
Trong bất cứ lần trò chuyện nào với TS Lê Kiên Thành – con trai của cố TBT Lê Duẩn, tôi nhận ra mọi con đường đều đi về câu chuyện đất nước. Vận mệnh dân tộc là điều luôn ám ảnh ông. Những ngày Xuân này, khi Đảng tròn 84 tuổi, khi đất nước đang đối mặt với những thách thức lớn hơn bao giờ hết, câu chuyện đó càng trở nên nhức nhối….
>> Giáo dục cần bắt đầu từ những điều cụ thể
>> Hai bé trai chào đời đúng khoảnh khắc giao thừa
>> Bình yên hồn người, bình yên góc phố
>> Hai bé trai chào đời đúng khoảnh khắc giao thừa
>> Bình yên hồn người, bình yên góc phố
PV:
Năm 2013 và những ngày đầu năm 2014, một trong những sự kiện mà cả nước
quan tâm nhất chính là vụ xét xử đại án tham nhũng của Dương Chí Dũng
và đồng bọn. Khi Dương Chí Dũng tiết lộ những thông tin chấn động , một
đồng nghiệp của tôi đã bình luận: "Khi nghe về con số 500 nghìn USD hay 1
triệu USD Dương Chí Dũng khai, thú thật tôi sửng sốt. Những người nông
dân thu nhập vài trăm nghìn đồng một tháng, thậm chí chưa từng nhìn thấy
tờ 100 USD trong suốt cuộc đời mình có lẽ sẽ còn sửng sốt hơn tôi rất
nhiều. Dù tham nhũng đang là quốc nạn của chúng ta, những người dân như
tôi có lẽ vẫn sẽ bàng hoàng về những con số đó…"
TS Lê Kiên Thành: Tôi
kể ra điều này thì có lẽ đụng chạm đến những bạn bè tôi đang làm quan
chức. Nhưng một lần ngồi ăn cơm với một số quan chức, những điều tôi
nghe được khiến tôi giật mình. Có vị quan chức hồn nhiên nói với tôi:
“Này, ngày xưa tôi nghĩ 1 triệu đô là nhiều lắm”. Tôi nghe và hiểu rằng,
à vậy thì với họ bây giờ 1 triệu đô rất bình thường. Như tôi làm doanh
nhân, tôi nhìn 1 triệu đô vẫn thấy ghê gớm, rất ghê gớm. Để kiếm tiền
trong sạch, đó là số tiền thực sự không dễ kiếm. Vậy mà câu nói này lại
nói ra từ miệng một vị quan chức cấp vụ thôi – không hề cao, thì để hiểu
rằng góc tối trong cuộc sống của một số quan chức chúng ta hiện nay như
thế nào…
PV: Nếu vụ án này
được làm sáng tỏ, người giúp cho Dương Chí Dũng bỏ trốn bị trừng trị
đích đáng, tôi tin lòng dân sẽ được xoa dịu trong lúc đang vô cùng bức
xúc như thế này. Nhưng trong trường hợp xấu hơn, nếu như vụ án đó lại
chìm xuồng và đi vào im lặng thì điều gì sẽ xảy ra với lòng dân?
TS Lê Kiên Thành: Tôi
chỉ sợ người dân sẽ nghĩ rằng đương nhiên nó phải thế và họ chấp nhận
nó, thì đấy sẽ là thảm họa. Nếu chuyện đó xảy ra mà người dân phẫn nộ,
thì phúc của dân tộc vẫn còn. Không biết có phải tôi bi quan hay không,
nhưng nhiều khả năng người ta sẽ chấp nhận nó, như bao sự việc mà người
ta đã chấp nhận trước đây. Vì chúng ta đã quá quen với những vụ án tham
nhũng được xử một cách đầu voi đuôi chuột từ trước cho đến nay. Vì chúng
ta đã chứng kiến quá nhiều vụ án cần phải xử nhưng cuối cùng lại không
xử, hay cần phải xử nặng thì lại xử nhẹ. Sự nương nhẹ rất khó hiểu mà
chúng ta làm với cuộc chiến chống tham nhũng đã làm tối đi đường lối
lãnh đạo của chúng ta.
TS Lê Kiên Thành: Người ta đã nhạo báng và thách thức cả xã hội. Chuyện Dương Tự Trọng – em trai Dương Chí Dũng đứng trước tòa nói một cách thản nhiên “tôi không khẳng định nhưng cũng không phủ nhận” – đó là kiểu nói của của người hiểu pháp luật và thách thức pháp luật. |
PV: Nhiều
người nói cái xuống cấp nhất, cái đáng lo ngại nhất, cái đáng báo động
nhất chính là nền tảng văn hóa của dân tộc đang bị lung lay ghê gớm. Ông
có cùng chung suy nghĩ đó?
TS Lê Kiên Thành:
Trong năm vừa rồi, điều rõ nhất tôi cảm nhận được là chưa bao giờ cái
xấu và tội ác đến với chúng ta bình thản như thế này. Người ta nhìn nó
thản nhiên, như là điều tất yếu. Có những người dùng cái ác và cái xấu
để sinh tồn. Có những người nhìn nó thản nhiên một cách lạ kỳ.
Việc một tên cướp bị tuyên án tử hình
vì chém đứt tay một người và trước đó đã chém 14 người, nhưng bà mẹ đẻ
ra thằng bé đó không hề mảy may ân hận. Bà ta chửi bới cả xã hội và nghĩ
rằng tại sao phải chém tay mà không chém đầu. Đó là hình ảnh đáng sợ
nhất: hình ảnh một người mẹ biết quý con mà không còn coi sự sống của
người khác ra gì. Đó là điều quá lạ lùng với xã hội này. Và người ta hay
nói đến văn hóa, nói đến đạo đức xuống cấp cho những trường hợp này.
Nhưng những gì đang diễn ra ở đất nước
ta hôm nay, có lẽ mình phải hiểu khác đi. Ví dụ, tại sao nhiều người có
tiền mà vẫn tham nhũng khủng khiếp như vậy? Có lẽ đó không phải văn
hóa. Người ta hay nói “bần cùng sinh đạo tặc” – nhưng nhìn vào xã hội
mình, đúng là đạo tặc có một phần từ bần cùng đi lên, nhưng một phần đạo
tặc lại sinh ra bởi những người không bần cùng.
Những quan chức phạm tội ác tham nhũng
mà chúng ta thấy trong những năm qua, họ đâu phải là những người bần
cùng? Hãy nhìn qua những vụ án gần đây nhất sẽ thấy rằng những người
hiểu pháp luật, bảo vệ pháp luật, họ vi phạm pháp luật một cách nghiêm
trọng và đầy tính toán, tính toán sao để khi người ta bị bắt, người ta
chỉ nói một câu rất nhẹ nhàng là: chứng minh đi. Tức là người ta đã
chuẩn bị cho tình huống đó.
Người ta đã nhạo báng và thách thức cả
xã hội. Chuyện Dương Tự Trọng – em trai Dương Chí Dũng đứng trước tòa
nói một cách thản nhiên “tôi không khẳng định nhưng cũng không phủ nhận”
– đó là kiểu nói của của người hiểu pháp luật và thách thức pháp luật.
Hành động đó, ở một góc độ nào đó, không khác gì câu chuyện ông bác sĩ
ném xác bệnh nhân trong vụ thẩm mỹ Cát Tường mà báo chí nhắc đến gần
đây.
Và đáng ngạc nhiên nữa là có những tờ
báo chính thống bênh vực, thậm chí là ca ngợi Dương Tự Trọng. Điều đó
làm tôi cảm thấy khủng hoảng và mất hết phương hướng. Những người đứng
ra bảo vệ lẽ phải cho chúng ta, những người đáng lẽ phải bảo vệ chúng ta
mà còn như vậy mà còn như vậy thì chúng ta sẽ phải tin vào cái gì?
Nếu nói hành động đó hiểu được – tôi
đồng ý. Nhưng thông cảm được thì không. Nhưng những người chức vụ cao,
những người nắm truyền thông mà đưa ra những định hướng bảo vệ con người
đó, hay tiếc rẻ gì đó về họ, thì tôi hiểu rằng những cái xảy ra như thế
này không thể là đơn lẻ. Tôi đang nghĩ rằng chúng ta đang bị “biến
dạng” một cách tổng thể mà văn hóa chỉ là một phần. Khi những người làm
ra pháp luật, đang góp phần bảo vệ pháp luật lại không coi pháp luật ra
gì; khi một xã hội mà nguyên tắc sống ở trong đó không được tôn trọng,
không được bảo vệ bởi những người đáng lẽ phải tôn trọng nó nhiều nhất
thì chúng ta sẽ phải gọi tên những ngày chúng ta đang sống đây là cái
gì? Tôi không thể cắt nghĩa cho con cháu mình được.
Tôi có nghe một số phóng viên nói tốt
về Dương Tự Trọng. Nếu đúng là Dương Tự Trọng là con người đáng khen như
thế thật, vậy thì tôi tự hỏi cái gì ở trong cái guồng máy xã hội ta
biến con người đó thành ra con người như thế này? Chắc phải gì ghê gớm
lắm đang tồn tại trong guồng máy này mà cứ đưa một người tốt vào thì
hỏng. Đó là sự thất bại của chúng ta. Nếu đúng là điều đó đang tồn tại
mà chúng ta không bình tĩnh tìm ra hết hoặc cố tình không đối diện hay
giấu diếm nó thì nguy hiểm vô cùng.
TS Lê Kiên Thành: Nói ra, tôi biết sẽ có nhiều người không hài lòng. Nói ra tôi biết có thể ảnh hưởng không ít đến những người xung quanh mình. Nhưng là Đảng viên, tôi thấy mình không thể không nói. |
PV: Để gọi tên được cái ghê gớm đó là gì có dễ không thưa ông?
TS Lê Kiên Thành: Tôi
có rất nhiều người bạn đang làm chức vụ cao, nói thế này sẽ rất động
chạm đến họ. Nhiều người cũng nói tôi sinh ra từ “cái lò” đó, tại sao
lại nói ra những điều như thế này, nhưng nếu bình tĩnh mà suy nghĩ thì
chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận điều đó thôi, đừng trốn tránh thêm
nữa.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói:
Sự tồn vong của chế độ, sự tồn vong của Đảng đang đứng trước một thách
thức cực kỳ lớn, lớn hơn cả thời kỳ Đảng phải trải qua một cuộc tàn sát
trắng. Trong lịch sử Đảng đã từng ghi, có những lúc gần như không có một
ông Trung ương ủy viên nào là không ở trong tù.
Có những thời điểm, ở nhiều địa
phương, gần như không còn đảng viên nào. Nhưng chỉ cần còn một Đảng viên
thôi, thì đó sẽ là tinh hoa của sự xả thân, là những người đủ sức mạnh
kéo quần chúng đi theo. Chỉ cần một Đảng viên thôi – họ đã biết cách để
trở thành đặc biệt trong mắt quần chúng. Còn đến giờ chúng ta có hơn 3
triệu Đảng viên. Nó đi xuống cả xã, cả phường, cả tổ dân phố, vậy mà
chúng ta lại đứng trước quá nhiều thách thức. Điều đó quá đau lòng.
Chúng ta nhất định phải đặt câu hỏi tại sao!
PV: Nhưng
trong một vài năm trở lại đây, Đảng đã thể hiện quyết tâm chiến đấu với
tham nhũng, với những bộ phận thoái hóa biến chất để bảo vệ sự tồn vong
của Đảng?
TS Lê Kiên Thành:
Chúng ta đã quyết tâm, nhưng sự quyết tâm đó chưa tới. Đất nước nào, xã
hội nào bao giờ cũng có thiện, có ác, có tốt, có xấu, nhưng nó phải có
một lằn ranh nào đó. Và cái xấu, cái ác phải trốn chui trốn lủi trong
bóng tối như những tên trộm, tên cướp mới phải chứ?
Nhưng ở đất nước ta hiện nay, cái xấu
đang trở thành cái đương nhiên mà cả người tốt và người không tốt đều
chấp nhận nó. Khi cái xấu đã ngang nhiên tồn tại ngoài ánh sáng, nhơn
nhơn diễu trên đường phố, len sâu cả vào lực lượng lãnh đạo, thì nghĩa
là cách tổ chức xã hội của chúng ta đang không đúng! Sự vô cảm, thỏa
hiệp của chúng ta trước cái xấu - điều đó theo tôi đáng sợ vô cùng. Nó
làm triệt tiêu sự miễn dịch, triệt tiêu khả năng phản kháng của xã hội.
TS Lê Kiên Thành: Có người nói năm 2013 là cái đáy của khủng hoảng và 2014 mọi sự tốt đẹp sẽ đến. Nhưng tôi vẫn cho đó là sự lạc quan quá đà với những gì chúng ta đang có và đang chứng kiến trong thời điểm này, với rất nhiều vấn đề ta đang phải đối mặt. |
PV: Cha ông – cố
Tổng Bí thư Lê Duẩn là người giữ cương vị Tổng Bí thư lâu nhất trong
lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy mà ông không ngại nói ra những điều
này?
TS Lê Kiên Thành: Nói
ra, tôi biết sẽ có nhiều người không hài lòng. Nói ra tôi biết có thể
ảnh hưởng không ít đến những người xung quanh mình. Nhưng là Đảng viên,
tôi thấy mình không thể không nói. Nếu mà can đảm, nếu mà thông minh,
nếu mà thực sự vì dân vì nước thì sẽ phải nghĩ đến tận cùng của sự tồn
vong. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tham nhũng là ghẻ, nhưng nếu ghẻ
khắp người mà chúng ta chặt hết đi thì cơ thể của chúng ta sẽ chết. Đó
là cách làm vô ích. Mà cái ghẻ của chúng ta là cái ghẻ từ trong nội
tạng. Chúng ta không thể vứt nội tạng của chúng ta đi, mà phải làm cái
gì đó để thay đổi được gốc rễ của căn bệnh.
PV: Mùa xuân này, đất nước đã giải
phóng gần 40 năm. Đảng cũng đã 84 tuổi. Nhưng chúng ta đang đối mặt với
những khó khăn thực sự. Người Việt vẫn luôn hy vọng vào năm mới. Hy
vọng của ông về đất nước những ngày sắp tới là gì?
TS Lê Kiên Thành: Có
những điều kỳ diệu đã từng xảy ra cho dân tộc này: trong quá khứ khi
chúng ta đang đói kinh khủng, chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo
chỉ trong một sự thay đổi nhỏ. Đó là điều kỳ diệu. Chúng ta thắng Mỹ
cũng là kỳ diệu. Nếu chúng ta mạnh dạn thay đổi, điều kỳ diệu có thể sẽ
xảy ra như trong quá khứ. Sức sống của một dân tộc là vô cùng thần kỳ,
nếu chúng ta có những bước đi đúng.
Có người nói năm 2013 là cái đáy của
khủng hoảng và 2014 mọi sự tốt đẹp sẽ đến. Nhưng tôi vẫn cho đó là sự
lạc quan quá đà với những gì chúng ta đang có và đang chứng kiến trong
thời điểm này, với rất nhiều vấn đề ta đang phải đối mặt. Tôi không sợ
những cái đáy tự nhiên. Tôi sợ hơn cả là những cái đáy do chính chúng ta
tạo thành. Và sẽ còn những cái đáy sâu hơn cái đáy này gấp nhiều lần
nếu chúng ta không dừng lại. Đó mới là cái đáy khủng khiếp nhất.
Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói
đến sự tồn vong, tức là đã nói đến khái niệm sống và chết. Làm thế nào
để chọn con đường sống chứ không phải là chết là điều quan trọng nhất
Đảng phải làm lúc này. Sợ nhất là viễn cảnh chúng ta sẽ “chết” do sự tác
động từ bên ngoài và khiến đất nước biến đổi mọi thứ theo hướng có lợi
cho những lực lượng bên ngoài đó. Còn nếu chúng ta tự thay đổi được để
chọn con đường sống thì đó là phúc may cho dân tộc này…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét