Luật nào cho phép 'hốt hàng' của dân?
12/12/2013 15:10
Việc “hốt hàng” của người dân vừa vi phạm pháp luật nghiêm trọng
và cũng vừa gây phản cảm trên bình diện quốc gia rộng lớn. Đây là một
tình trạng hết sức nghiêm trọng, tác hại nhiều mặt trong xã hội. Không
thể để tình trạng này tiếp tục kéo dài trong một đất nước dân chủ, văn
minh.
Mấy ngày qua chúng ta đã đề cập đến nhiều mặt của câu chuyện thiết
lập trật tự đường phố. Nay tôi muốn đi sâu vào các quy định pháp luật để
xem có luật nào cho phép lực lượng dân phòng tịch thu tài sản của người
buôn bán nhỏ trên đường phố mà không lập biên bản không.
Pháp luật quy định thế nào?
Tôi chỉ xin nói các văn bản luật hiện hành, không nói đến các văn bản luật cũ trước đây nữa. Hiện chúng ta có hai văn bản luật liên quan đến vấn đề này. Một là luật Giao thông đường bộ năm 2008, hai là luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (và các văn bản dưới luật kèm theo).
Luật Giao thông đường bộ 2008 chỉ điều chỉnh việc tạm giữ các phương tiện tham gia giao thông như xe hai bánh, xe ô tô, xe cơ giới…. Còn việc tạm giữ hàng hóa của người buôn bán nhỏ như rau dưa củ cải, cá mắm hoặc phương tiện buôn bán như xe đẩy hàng rong thì căn cứ vào luật Xử lý vi phạm hành chính, là luật chung cho các vấn đề vi phạm hành chính.
Khoản 1 Điều 125 luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 nêu rõ, việc tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm chỉ được thực hiện “trong trường hợp thật cần thiết”, bao gồm: Nếu không tạm giữ thì không có cơ sở xử phạt hoặc nếu không tạm giữ thì tiếp tục gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Đặc biệt, Khoản 9 Điều 125 nhấn mạnh: “Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản”.
Như vậy việc lực lượng thiết lập trật tự đô thị không lập biên bản tạm giữ mà chỉ “hốt hàng” của người dân quăng lên xe công vụ để đưa về phường là vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, việc “hốt” có nằm trong trường hợp thật cần thiết chưa như quy định của pháp luật cũng cần phải xem lại. Theo tôi thì chưa thật cần thiết. Bởi nếu muốn lấy bằng chứng thì cách tốt nhất vẫn là quay phim chụp hình, còn việc “hốt” thì ngược lại nó làm thay đổi hiện trường, làm sao phục vụ cho việc củng cố chứng cứ vi phạm hành chính?
* Tại sao lực lượng công vụ thích “hốt hàng”?
Theo tôi, có hai lý do sau:
1. Khi hàng hóa, vật dụng của người dân bị “hốt” về phường, người dân phải lên xin lại nếu cần. Từ đây hình thành cơ chế quyền lực xin - cho.
2. Có một số người dân không đi xin lại hàng hóa vật dụng vì chi phí bỏ ra đôi khi lớn hơn giá trị hàng hóa nhận lại. Như vậy thì tồn tại một lượng hàng hóa vật dụng có một giá trị nào đó, sẽ có lợi cho ai đó. Hơn nữa một số hàng hóa như trái cây, cá thịt… do không lập biên bản nên ai đó có thể lấy bớt.
Đó là hai lý do làm cho lực lượng công vụ thích “hốt hàng” hơn là thiết lập trật tự đúng nghĩa.
Cần có chỉ thị cấm "hốt hàng" của dân
Như đã phân tích, việc “hốt hàng” của người dân vừa vi phạm pháp luật nghiêm trọng và cũng vừa gây phản cảm trên bình diện quốc gia rộng lớn. Đây là một tình trạng hết sức nghiêm trọng, tác hại nhiều mặt trong xã hội. Không thể để tình trạng này tiếp tục kéo dài trong một đất nước dân chủ, văn minh.
Vì vậy theo tôi, các cơ quan hữu quan cần có ý kiến kiến nghị đến Thủ tướng việc này để Thủ tướng ra ngay chỉ thị cấm “hốt hàng” của người dân.
>> Vỉa hè với hàng rong trong một bài toán lớn >> Dân mạng phẫn nộ vụ trật tự đô thị bị tố đánh người bán hàng rong ngất xỉu >> Lực lượng trật tự đô thị phường bị tố đánh người bán hàng rong bất tỉnh >> Hoãn xử vụ bảo kê hàng rong ở công viên >> Hàng rong “bẫy” du khách
Việc “hốt hàng” của người dân
vừa vi phạm pháp luật nghiêm trọng và cũng vừa gây phản cảm trên bình
diện quốc gia rộng lớn - Ảnh: Công Nguyên
|
Pháp luật quy định thế nào?
Tôi chỉ xin nói các văn bản luật hiện hành, không nói đến các văn bản luật cũ trước đây nữa. Hiện chúng ta có hai văn bản luật liên quan đến vấn đề này. Một là luật Giao thông đường bộ năm 2008, hai là luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (và các văn bản dưới luật kèm theo).
Luật Giao thông đường bộ 2008 chỉ điều chỉnh việc tạm giữ các phương tiện tham gia giao thông như xe hai bánh, xe ô tô, xe cơ giới…. Còn việc tạm giữ hàng hóa của người buôn bán nhỏ như rau dưa củ cải, cá mắm hoặc phương tiện buôn bán như xe đẩy hàng rong thì căn cứ vào luật Xử lý vi phạm hành chính, là luật chung cho các vấn đề vi phạm hành chính.
Khoản 1 Điều 125 luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 nêu rõ, việc tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm chỉ được thực hiện “trong trường hợp thật cần thiết”, bao gồm: Nếu không tạm giữ thì không có cơ sở xử phạt hoặc nếu không tạm giữ thì tiếp tục gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Đặc biệt, Khoản 9 Điều 125 nhấn mạnh: “Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản”.
Như vậy việc lực lượng thiết lập trật tự đô thị không lập biên bản tạm giữ mà chỉ “hốt hàng” của người dân quăng lên xe công vụ để đưa về phường là vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, việc “hốt” có nằm trong trường hợp thật cần thiết chưa như quy định của pháp luật cũng cần phải xem lại. Theo tôi thì chưa thật cần thiết. Bởi nếu muốn lấy bằng chứng thì cách tốt nhất vẫn là quay phim chụp hình, còn việc “hốt” thì ngược lại nó làm thay đổi hiện trường, làm sao phục vụ cho việc củng cố chứng cứ vi phạm hành chính?
* Tại sao lực lượng công vụ thích “hốt hàng”?
Theo tôi, có hai lý do sau:
1. Khi hàng hóa, vật dụng của người dân bị “hốt” về phường, người dân phải lên xin lại nếu cần. Từ đây hình thành cơ chế quyền lực xin - cho.
2. Có một số người dân không đi xin lại hàng hóa vật dụng vì chi phí bỏ ra đôi khi lớn hơn giá trị hàng hóa nhận lại. Như vậy thì tồn tại một lượng hàng hóa vật dụng có một giá trị nào đó, sẽ có lợi cho ai đó. Hơn nữa một số hàng hóa như trái cây, cá thịt… do không lập biên bản nên ai đó có thể lấy bớt.
Đó là hai lý do làm cho lực lượng công vụ thích “hốt hàng” hơn là thiết lập trật tự đúng nghĩa.
Cần có chỉ thị cấm "hốt hàng" của dân
Như đã phân tích, việc “hốt hàng” của người dân vừa vi phạm pháp luật nghiêm trọng và cũng vừa gây phản cảm trên bình diện quốc gia rộng lớn. Đây là một tình trạng hết sức nghiêm trọng, tác hại nhiều mặt trong xã hội. Không thể để tình trạng này tiếp tục kéo dài trong một đất nước dân chủ, văn minh.
Vì vậy theo tôi, các cơ quan hữu quan cần có ý kiến kiến nghị đến Thủ tướng việc này để Thủ tướng ra ngay chỉ thị cấm “hốt hàng” của người dân.
Trần Đình Thu
* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một luật gia, nhà báo, đạo diễn sống tại TP.HCM>> Vỉa hè với hàng rong trong một bài toán lớn >> Dân mạng phẫn nộ vụ trật tự đô thị bị tố đánh người bán hàng rong ngất xỉu >> Lực lượng trật tự đô thị phường bị tố đánh người bán hàng rong bất tỉnh >> Hoãn xử vụ bảo kê hàng rong ở công viên >> Hàng rong “bẫy” du khách
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét