Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-10-01
2013-10-01
Nghe bài này
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang họp hội nghị trung ương lần thứ 8 bắt đầu từ hôm qua cho đến ngày 9 tháng 10 tới đây. Sự kiện này diễn ra trước kỳ họp Quốc hội khóa 6 nhằm thông qua một số quyết định quan trọng về vấn đề chính trị của đất nước, dân tộc.
Trong thời gian qua nhiều vị nhân sĩ, trí thức với tâm huyết muốn đóng góp ý kiến cho Đảng và Nhà Nước, Quốc hội đã lên tiếng nhiều.
Ông Mai Thái Lĩnh, nguyên phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Lạt, một nhà nghiên cứu độc lập vừa qua có thư công khai muốn tranh luận về vấn đề Thác Bản giốc của Việt Nam bị phía Trung Quốc lấn chiếm với một vị nguyên trưởng ban Biên giới chính phủ là ông Trần Công Trục. Thế nhưng yêu cầu đó không được đáp ứng. Nhân dịp này ông Mai Thái Lĩnh có một số nhận định về khả năng thay đổi từ các cấp lãnh đạo Đảng, Quốc hội và chính phủ Việt Nam hiện nay. Trước hết ông nói về việc tranh luận công khai và tiếp thu ý kiến phản biện của các cấp đó như sau:
Ông Mai Thái Lĩnh: Trong xã hội hiện nay thông tin không còn có biên giới nữa; nhu cầu tranh luận, đối thoại về những vấn đề của đất nước là hết sức cần thiết, đặc biệt vấn đề biên giới, vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tôi thấy ngay trong Quốc hội, Đảng cũng không cho quốc hội tranh luận, rồi ở ngoài báo chí cũng chỉ nói theo một chiều thôi. Theo tôi nghĩ như vậy, Đảng chứng tỏ không có gì thay đổi, mà nhu cầu của xã hội thì càng ngày càng cần thiết hơn, cho nên các diễn đàn như các trang blog, trang mạng diễn đàn hình thành. Hiện nay những trang như thế chưa được Nhà nước cấp giấy phép nhưng chúng vẫn tồn tại. Qua đó cho thấy xã hội cần thiết phải có tiếng nói, có sự đối thoại, tranh luận trên những vấn đề của đất nước để tìm ra giải pháp.
Gia Minh: Tình hình thực tế và nhu cầu lớn như vậy, thì xu thế có thể giúp để ‘mở ra’ được không?
Ông Mai Thái Lĩnh: Theo thôi thực ra, nói về phía đảng họ không muốn trao đổi với ai, không muốn thay đổi gì hết, cứ khư khư ôm lấy quan niệm cũ để ngồi trên địa vị cũ đó để làm thôi. Nhưng trên thực tế, tình hình không cho phép làm như vậy. Thành ra trong tình hình thực tế hiện nay tôi nghĩ đang có chuyện gì đó có thể gọi là ‘xé rào’. Chúng ta trở lại thời kỳ trước kia, trước năm 1986 cũng như vậy- tức là tình hình kinh tế nhà nước không cho mở ra, mà trong thực tế làm ăn người ta ‘xé rào’.
Gia Minh: Sau kỳ họp Trung ương 8 này sẽ đến cuộc họp quốc hội, dù đảng không muốn, nhưng có gì sẽ ‘nới lỏng’ra không?
Ông Mai Thái Lĩnh: Điều đó tôi chưa dám đoán trước được, nhưng nói thật ngay trong Quốc hội, trong lãnh đạo Quốc hội, có nhiều người tôi biết. Có những người trước đây là trẻ, đàn em của tôi, nay giữ đến chức ủy viên trung ương, chủ nhiệm văn phòng … Những người lãnh đạo đất nước này có một số người lớn hơn tôi một hai tuổi, nhưng phần lớn nhỏ tuổi hơn tôi, nên tôi cũng biết hết. Có một điều mà tôi ngạc nhiên là tại sao trong một Quốc hội đông đảo như vậy, trong đó phần lớn là đảng viên, nhưng sao lại không dám lên tiếng. Theo tôi nghĩ đó là điều đáng hết sức ngạc nhiên.
Tình hình này sẽ dẫn đến ‘tức nước, vỡ bờ’ như những hiện tượng nông dân đòi đất Đoàn Văn Vươn hay vừa rồi một người vì vấn đề đất đai phải bắn; họ biết làm như vậy bất hợp pháp nhưng bức bách quá họ phải làm như vậy. Trước tất cả những điều như vậy mà quốc hội không dám làm gì và các vị lãnh đạo không muốn thay đổi thì sắp tới những hậu quả không thể lường được.
Tuy nhiên tôi không phải bi quan. So với tình hình 10,20 năm trước tôi thấy có thay đổi nhiều. Bây giờ làm sao có thể ngăn cấm được tiếng nói của người dân, thậm chí trong cán bộ đảng viên.
Theo tôi tốt hơn hết, đảng nên chủ động thay đổi; nhưng căn cứ vào những gì mà các vị lãnh đạo hiện nay phát biểu thì tôi thấy ý của họ không muốn thay đổi. Ví dụ Hiến pháp vẫn giữ nguyên như vậy. Vừa rồi ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu hầu hết nhân dân ta tán thành giữ lại điều 4, hoặc vẫn tán thành để kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Tôi có cảm tưởng ông ta đang sống trên đất nước nào chứ không phải đất nước Việt Nam hiện nay nữa. Một người đứng đầu đảng mà phát biểu như thế hết sức thất vọng, chứng tỏ ông không biết gì về tình hình thực tế bên dưới này. Thậm chí ông cũng không hiểu nổi những người trong đảng nữa bởi vì tôi cũng tiếp xúc với nhiều đảng viên mà trước đây giữ những chức vụ cao ở địa phương, tôi thấy họ thay đổi nhiều và rất hiểu từ ngày họ về hưu họ hiểu rất nhiều nhân dân, còn mấy vị lãnh đạo cao cấp hình như họ sống ở đâu đâu không biết gì về tình hình thực tế.
Gia Minh: Cám ơn những ý kiến của ông trình bày về tình hình đất nước.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang họp hội nghị trung ương lần thứ 8 bắt đầu từ hôm qua cho đến ngày 9 tháng 10 tới đây. Sự kiện này diễn ra trước kỳ họp Quốc hội khóa 6 nhằm thông qua một số quyết định quan trọng về vấn đề chính trị của đất nước, dân tộc.
Trong thời gian qua nhiều vị nhân sĩ, trí thức với tâm huyết muốn đóng góp ý kiến cho Đảng và Nhà Nước, Quốc hội đã lên tiếng nhiều.
Ông Mai Thái Lĩnh, nguyên phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Lạt, một nhà nghiên cứu độc lập vừa qua có thư công khai muốn tranh luận về vấn đề Thác Bản giốc của Việt Nam bị phía Trung Quốc lấn chiếm với một vị nguyên trưởng ban Biên giới chính phủ là ông Trần Công Trục. Thế nhưng yêu cầu đó không được đáp ứng. Nhân dịp này ông Mai Thái Lĩnh có một số nhận định về khả năng thay đổi từ các cấp lãnh đạo Đảng, Quốc hội và chính phủ Việt Nam hiện nay. Trước hết ông nói về việc tranh luận công khai và tiếp thu ý kiến phản biện của các cấp đó như sau:
Ông Mai Thái Lĩnh: Trong xã hội hiện nay thông tin không còn có biên giới nữa; nhu cầu tranh luận, đối thoại về những vấn đề của đất nước là hết sức cần thiết, đặc biệt vấn đề biên giới, vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tôi thấy ngay trong Quốc hội, Đảng cũng không cho quốc hội tranh luận, rồi ở ngoài báo chí cũng chỉ nói theo một chiều thôi. Theo tôi nghĩ như vậy, Đảng chứng tỏ không có gì thay đổi, mà nhu cầu của xã hội thì càng ngày càng cần thiết hơn, cho nên các diễn đàn như các trang blog, trang mạng diễn đàn hình thành. Hiện nay những trang như thế chưa được Nhà nước cấp giấy phép nhưng chúng vẫn tồn tại. Qua đó cho thấy xã hội cần thiết phải có tiếng nói, có sự đối thoại, tranh luận trên những vấn đề của đất nước để tìm ra giải pháp.
Trong xã hội hiện nay thông tin không còn có biên giới nữa; nhu cầu tranh luận, đối thoại về những vấn đề của đất nước là hết sức cần thiết, đặc biệt vấn đề biên giới, vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc giaThế nhưng thái độ của Đảng Cộng sản theo tôi hết sức bảo thủ, nhất là qua những phát biểu mới đây của ông Nguyễn Phú Trọng, tôi có cảm tưởng mấy ổng đang sống ở thời nào, tức không hiểu biết gì về tình hình đất nước hiện nay hết, chỉ có nghe một chiều. Như ông Nguyễn Phú Trọng có gặp cử tri cũng chỉ gặp mấy ông đảng viên, hưu trí cũng nói theo cùng một giọng điệu, rồi căn cứ vào đó tưởng là người dân nói. Tôi không biết mấy ông có biết hiện nay người dân nghĩ như thế nào không! Nhưng coi như Đảng bác bỏ hoàn toàn nhu cầu trao đổi ý kiến và đối thoại đối với người dân, đối với trí thức, đối với cả những người trước đây đã từng công tác trong bộ máy chính quyền, trong bộ máy đảng.
Ông Mai Thái Lĩnh
Gia Minh: Tình hình thực tế và nhu cầu lớn như vậy, thì xu thế có thể giúp để ‘mở ra’ được không?
Ông Mai Thái Lĩnh: Theo thôi thực ra, nói về phía đảng họ không muốn trao đổi với ai, không muốn thay đổi gì hết, cứ khư khư ôm lấy quan niệm cũ để ngồi trên địa vị cũ đó để làm thôi. Nhưng trên thực tế, tình hình không cho phép làm như vậy. Thành ra trong tình hình thực tế hiện nay tôi nghĩ đang có chuyện gì đó có thể gọi là ‘xé rào’. Chúng ta trở lại thời kỳ trước kia, trước năm 1986 cũng như vậy- tức là tình hình kinh tế nhà nước không cho mở ra, mà trong thực tế làm ăn người ta ‘xé rào’.
Những người lãnh đạo khôn ngoan, tốt hơn hết nên nhìn thấy tình hình thực tế như thế. Trước đây không ngăn cản được về mặt kinh tế, bây giờ văn hóa, chính trị, tư tưởng cũng không thể ngăn cản đượcBây giờ chúng ta đang bước sang giai đoạn thứ hai về mặt văn hóa, tư tưởng, chính trị cũng có nhu cầu xé rào. Nhà nước ngăn cấm nhưng bây giờ người dân tìm cách xé rào, ví dụ những blog cá nhân, nhất là blog của những người trẻ mở ra rất nhiều. Điều đó chứng tỏ bây giờ nhà nước có muốn ngăn cấm cũng không được. Tôi nghĩ nhà nước có ngăn cấm cũng vô ích thôi, như nước đã chảy có thể khơi cho nó chảy, chứ nếu cứ tìm cách đắp đập lại thì rồi nước cứ rỉ ra đến lúc nào đó phá vỡ con đập. Những người lãnh đạo khôn ngoan, tốt hơn hết nên nhìn thấy tình hình thực tế như thế. Trước đây không ngăn cản được về mặt kinh tế, bây giờ văn hóa, chính trị, tư tưởng cũng không thể ngăn cản được.
Ông Mai Thái Lĩnh
Gia Minh: Sau kỳ họp Trung ương 8 này sẽ đến cuộc họp quốc hội, dù đảng không muốn, nhưng có gì sẽ ‘nới lỏng’ra không?
Ông Mai Thái Lĩnh: Điều đó tôi chưa dám đoán trước được, nhưng nói thật ngay trong Quốc hội, trong lãnh đạo Quốc hội, có nhiều người tôi biết. Có những người trước đây là trẻ, đàn em của tôi, nay giữ đến chức ủy viên trung ương, chủ nhiệm văn phòng … Những người lãnh đạo đất nước này có một số người lớn hơn tôi một hai tuổi, nhưng phần lớn nhỏ tuổi hơn tôi, nên tôi cũng biết hết. Có một điều mà tôi ngạc nhiên là tại sao trong một Quốc hội đông đảo như vậy, trong đó phần lớn là đảng viên, nhưng sao lại không dám lên tiếng. Theo tôi nghĩ đó là điều đáng hết sức ngạc nhiên.
Tôi cũng tiếp xúc với nhiều đảng viên mà trước đây giữ những chức vụ cao ở địa phương, tôi thấy họ thay đổi nhiều và rất hiểu từ ngày họ về hưu họ hiểu rất nhiều nhân dân, còn mấy vị lãnh đạo cao cấp hình như họ sống ở đâu đâu không biết gì về tình hình thực tếVài chục năm trước đây khi những người như ông Trần Độ, Nguyễn Hộ lên tiếng; thời kỳ đó còn có thể sợ bị dập tắt, bị trù ếm; nhưng trong tình hình hiện nay không thể làm được điều đó. Ngay như anh Lê Hiếu Đằng ở Sài Gòn, ông ta cũng lên tiếng kêu gọi thành lập một đảng như vậy, dù Nhà nước có đem bao nhiêu tờ báo ra để phê phán nhưng có làm được gì ông ta đâu. Đâu có dám làm như ngày xưa đối với ông Trần Độ hay ông Nguyễn Hộ. Thế thì tại sao những người trong Quốc hội hiện nay không ai dám lên tiếng hết! Điều đó theo tôi nghĩ họ quá xa cách với người dân, họ quá hèn nhát, không dám đứng lên nói tiếng nói của người dân.
Ông Mai Thái Lĩnh
Tình hình này sẽ dẫn đến ‘tức nước, vỡ bờ’ như những hiện tượng nông dân đòi đất Đoàn Văn Vươn hay vừa rồi một người vì vấn đề đất đai phải bắn; họ biết làm như vậy bất hợp pháp nhưng bức bách quá họ phải làm như vậy. Trước tất cả những điều như vậy mà quốc hội không dám làm gì và các vị lãnh đạo không muốn thay đổi thì sắp tới những hậu quả không thể lường được.
Tuy nhiên tôi không phải bi quan. So với tình hình 10,20 năm trước tôi thấy có thay đổi nhiều. Bây giờ làm sao có thể ngăn cấm được tiếng nói của người dân, thậm chí trong cán bộ đảng viên.
Theo tôi tốt hơn hết, đảng nên chủ động thay đổi; nhưng căn cứ vào những gì mà các vị lãnh đạo hiện nay phát biểu thì tôi thấy ý của họ không muốn thay đổi. Ví dụ Hiến pháp vẫn giữ nguyên như vậy. Vừa rồi ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu hầu hết nhân dân ta tán thành giữ lại điều 4, hoặc vẫn tán thành để kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Tôi có cảm tưởng ông ta đang sống trên đất nước nào chứ không phải đất nước Việt Nam hiện nay nữa. Một người đứng đầu đảng mà phát biểu như thế hết sức thất vọng, chứng tỏ ông không biết gì về tình hình thực tế bên dưới này. Thậm chí ông cũng không hiểu nổi những người trong đảng nữa bởi vì tôi cũng tiếp xúc với nhiều đảng viên mà trước đây giữ những chức vụ cao ở địa phương, tôi thấy họ thay đổi nhiều và rất hiểu từ ngày họ về hưu họ hiểu rất nhiều nhân dân, còn mấy vị lãnh đạo cao cấp hình như họ sống ở đâu đâu không biết gì về tình hình thực tế.
Gia Minh: Cám ơn những ý kiến của ông trình bày về tình hình đất nước.
Copy từ: RFA
......................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét