Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Bắc Kinh, 20/06/2013.
REUTERS/Mark Ralston/Pool
Trong ấn bản tiếng Việt của Tuyên bố chung Việt Nam – Trung
Quốc dài gần 4000 từ, gồm 8 đề mục, được TTXVN loan báo, vấn đề tranh
chấp Biển Đông được nêu khá chi tiết trong đề mục thứ tư, xác nhận rằng
hồ sơ đã được nêu lên nhân chuyến công du Trung Quốc của ông Trương Tấn
Sang.
Mở đầu phần nói về Biển Đông, bản Tuyên bố chung nói rõ : “Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước”.
Sau khi liệt kê một số hướng hành động trong việc duy trì đối thoại nêu trên, bản Tuyên bố chung Việt Nam Trung Quốc kết thúc bằng cam kết nỗ lực tránh gây căng thẳng : “Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại biển Đông".
Cơ sở có thể nói là pháp lý để hai bên quản lý tốt tranh chấp Biển Đông là hai văn kiện then chốt. Trước hết đó là thỏa thuận song phương Việt Trung - “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” – mà hai nước cam kết “nghiêm túc thực hiện”, và lẽ dĩ nhiên là bản “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông” (DOC), được cả hai nước “nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả”.
Điều được giới phân tích ghi nhận là trong toàn bộ những phần đề cập đến các vấn đề trên biển trong bản Tuyên bố chung, không hề có một từ ngữ nào nhắc đến yêu cầu tôn trọng “luật pháp quốc tế” hay Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, những khái niệm luôn luôn được phía Việt Nam nhấn mạnh trong những năm gần đây.
Xin nhắc lại là quan điểm của Bắc Kinh cho đến nay vẫn là không muốn tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và các láng giềng bị quốc tế hóa.
Mặt khác, một trong những điều được Việt Nam mong đợi là tín hiệu từ phía Trung Quốc cho biết là họ sẵn sàng mở thương thuyết với ASEAN về một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC. Tuy nhiên, trong bản Tuyên bố chung Việt-Trung nhân chuyến công du của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, không có bất kỳ từ ngữ nào về vấn đề này.
Mở đầu phần nói về Biển Đông, bản Tuyên bố chung nói rõ : “Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước”.
Sau khi liệt kê một số hướng hành động trong việc duy trì đối thoại nêu trên, bản Tuyên bố chung Việt Nam Trung Quốc kết thúc bằng cam kết nỗ lực tránh gây căng thẳng : “Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại biển Đông".
Cơ sở có thể nói là pháp lý để hai bên quản lý tốt tranh chấp Biển Đông là hai văn kiện then chốt. Trước hết đó là thỏa thuận song phương Việt Trung - “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” – mà hai nước cam kết “nghiêm túc thực hiện”, và lẽ dĩ nhiên là bản “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông” (DOC), được cả hai nước “nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả”.
Điều được giới phân tích ghi nhận là trong toàn bộ những phần đề cập đến các vấn đề trên biển trong bản Tuyên bố chung, không hề có một từ ngữ nào nhắc đến yêu cầu tôn trọng “luật pháp quốc tế” hay Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, những khái niệm luôn luôn được phía Việt Nam nhấn mạnh trong những năm gần đây.
Xin nhắc lại là quan điểm của Bắc Kinh cho đến nay vẫn là không muốn tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và các láng giềng bị quốc tế hóa.
Mặt khác, một trong những điều được Việt Nam mong đợi là tín hiệu từ phía Trung Quốc cho biết là họ sẵn sàng mở thương thuyết với ASEAN về một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC. Tuy nhiên, trong bản Tuyên bố chung Việt-Trung nhân chuyến công du của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, không có bất kỳ từ ngữ nào về vấn đề này.
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét