“Tôi không hiểu gì về pháp luật nên
hôm ông Thể, Viện Phó Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao đọc quyết định tạm
tha, thì tôi hỏi ngược trở lại: Thế hôm nay cán bộ tha tôi, đến hôm nào
lại bắt tôi? ", ông Nguyễn Thanh Chấn nhớ lại...
Ông Nguyễn Thanh Chấn: "Tôi đi tù bao nhiêu năm thì các điều tra viên đi tù bằng tôi bấy nhiêu năm". (Ảnh. Xuân Hải chụp chiều 10/11). |
"Tôi đi tù bao nhiêu năm thì các điều tra viên đi tù bằng tôi bấy nhiêu"
Ông Nguyễn Thanh Chấn là người vừa được Viện
kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định kháng nghị tái thẩm và tạm hoãn
thi hành án tù chung thân về tội giết người mới được trở về nhà sau 10
năm tù và Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã chấp nhận kháng
nghị tái thẩm của VKSNDTC hủy 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra
lại từ đầu. Do hung thủ Lý Nguyễn Chung (28 tuổi) quê Lạng Sơn đã ra đầu
thú.
Chiều 10/11, tại gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn (SN 1961), ở Thôn Me,
Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang, có rất đông người dân từ nhiều nơi đến
thăm hỏi, chia sẻ và ủng hộ chút tiền để giúp đỡ gia đình ông vượt qua
khó khăn. Người giúp đỡ ít thì vài trăm ngàn, có người ủng hộ 5 triệu
đồng. Không ít doanh nghiệp cũng đến để chúc mừng và ủng hộ gia đình ông
Chấn.
Sau 7 ngày trở về đoàn tụ cùng gia đình,
hiện nay sức khỏe của ông Chấn đã khá hơn. Trong bộ quần áo được sơ mi,
được "cắm thùng" cẩn thận, mái tóc chải gọn gàng, nước da đã bớt xanh
xao, ông Chấn vui vẻ đón các bạn cùng lớp cũ đến thăm.
“Sau 10 năm tù, mặc dù đã được trở về
nhà được 7 ngày rồi nhưng lúc nào tôi cũng đi lâng châng như người say,
mặc dù 10 năm nay tôi không uống một chén rượu nào”, ông Chấn nói.
Khi biết tin các điều tra viên đều phủ
nhận việc ép cung, đánh đập mình, ông Chấn cho biết: “Tôi không nhất trí
đâu. Tôi đề nghị tôi đi tù bao nhiêu năm thì yêu cầu các điều tra viên
cũng phải đi tù như tôi bằng nấy năm. Tôi đã nói là Ngô Đình Tân, Trần
Nhật Luật và Ngô Đình Dung có đánh tôi rồi cho chuyển từ buồng giam này
sang buồng giam khác nhiều lần, đại ý là cho vào buồng đầu gấu đánh tôi.
Từ bé tôi là con độc nhất, bản thân tôi mới tròn 3 tuổi thì bố tôi mất,
khi đó mẹ tôi mới 23 tuổi, tôi rất hoảng sợ khi bị đánh đập tra tấn như
thế. (Họ) bắt làm hết cái nọ đến cái kia, rồi vô lý bảo tôi viết đơn
xin đầu thú, trực tiếp Ngô Đình Dung bắt tôi viết đơn đầu thú và bắt tôi
đọc lại đơn nhiều lần”.
Ông Chấn kể tiếp: “Còn Nguyễn Văn Dũng
trực tiếp viết giấy mời lần thứ nhất là vào ngày 30/8, sau đó khi đến
tận 20/9 thì có giấy triệu tập lần thứ 2, giấy lần thứ nhất là giấy mời,
trong khi đó giấy mời lần thứ 2 không có, lần thứ 3 cũng không có, sau
đó tôi mới hỏi “sao giấy triệu tập lần thứ nhất không có, sao anh đã có
giấy triệu tập lần thứ 2, thì cán bộ trả lời rằng: “Tôi nhầm”. Trong
khi đó tôi bảo rằng: Các anh hỏi mãi tôi đau đầu lắm rồi, ép buộc tôi
thúc suốt ngày thế này, đêm lại không cho ngủ. Tôi còn bảo ông Thâu
mấy lần điều tra tại xóm, điều tra được cái gì ông ấy đều ghi lại hết,
nhưng cán bộ không nghe”.
Theo ông Chấn, khi ra tòa ông Chấn đã
kêu oan với HĐXX sơ thẩm, phúc thẩm nhưng không được chấp nhận. “Ra tòa
tôi cũng nói, nhưng rồi lại không cho tôi nói, nói lại bảo phải trả lời
theo hồ sơ bản án. Khi đến tòa phúc thẩm tôi cũng trình bày như thế, tòa
thì cũng cứ đọc như các cụ đọc sớ. Mà cái phiên tòa trước, tòa cũng chỉ
định luật sư và luật sư cũng nói rằng: Sao em không giết người mà em
lại nhận như thế. Tôi bảo các điều tra cứ bắt tôi tập tành thành thục,
từng động tác bê người bị hại thế này thế nọ...
Cụ thể, đó là các điều tra Trần Nhât
Duật, Ngô Văn Tân, Ngô Đình Dung và cả kiểm sát viên Đặng Thế V. cũng
vào dọa dẫm tôi. bắt tôi ký. Nhiều hôm (họ) bắt tôi làm cả đêm, diễn đi
diễn lại cái động tác ấy, lúc thì bên phải, lúc thì bên trái cứ lộn
ngược lung tung, sau rồi tôi cũng đành theo ý của họ, luyện tập một cách
thành thục, sau đó đến buổi quay thì mượn một nhà dân cũng sang trọng,
vôi ve xanh ngoài cổng chứ không như một tờ báo nào đó nói là ngôi nhà
hoang”.
Sau khi ngồi 10 năm tù với án chung thân
về tội giết người, vợ ông Nguyễn Thanh Chấn là bà Nguyễn Thị Chiến đã
gửi đơn kêu oan cho chồng, cùng với đó là hành trình truy tìm thủ phạm
gần 10 năm để minh oan cho ông Chấn.
“Cảm xúc của tôi lúc đó thì, tôi nói
rằng rất đau lòng, cả một cơ quan công quyền mà không điều tra được mà
phải để vợ tôi mới lớp học hết lớp 3, lớp 4 đi tìm vụ án, rồi mới biết",
ông Chấn buồn bã nói.
"Sau 10 năm tù trở về nhà cửa tan hoang, tôi không cả nhận ra người quen"
Ông Chấn kể lại: “Tôi không hiểu gì về
pháp luật nên hôm ông Thể, Viện Phó Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao đọc
quyết định tạm tha, thì tôi hỏi ngược trở lại: Thế hôm nay cán bộ tha
tôi, đến hôm nào lại bắt tôi? Ông Thể trả lời không bắt nữa bây giờ anh
được trả tự do rồi. Hôm nào chúng tôi có một buổi mở một phiên tòa tái
thẩm thì anh cũng không phải đi".
Ông Chấn và mẹ (thứ 3 bên trái) chụp ảnh cùng các bạn học cũ của ông Chấn. (Ảnh. Xuân Hải). |
Ông Chấn tâm sự: Thực tế sau mười năm,
khi tôi bị án oan đi tù các con tôi khi đó thì còn bé nheo nhóc, lại
thêm mẹ già, vợ trẻ. Giờ về quê thấy quê hương thay đổi nhiều, bỡ ngỡ,
không biết ai với ai, nhiều người trong làng tôi vẫn chưa nhận ra và nhà
cửa thì tan hoang như thế này. Địa phương và bà con dân làng cũng đã
đến thăm hỏi và có một số doanh nghiệp đến thăm và ủng hộ gia đình. Có
cả ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang và ông Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh
cũng đã đến thăm tôi và gia đình để động viên”.
Sáng 10/11 báo cáo với tỉnh ủy, HĐND Bắc
Giang, Đại tá Phạm Văn Minh cho biết, việc giải trình “không thấy có
vấn đề gì”. Những người phải viết tường trình đều phủ nhận việc ép cung,
đánh đập để ông Chấn nhận tội giết chị Nguyễn Thị Hoan 10 năm trước.7
người phải làm tường trình gồm các ông: Thái Xuân Dũng, Lê Văn Dũng,
Nguyễn Văn Tuyến, Ngô Đình Dung, Trần Nhật Luật, Đào Văn Biên, Nguyễn
Trung Thành.
Theo một số nguồn tin, ông Thái Xuân
Dũng hiện là Chánh thanh tra Công an tỉnh. Ông Lê Văn Dũng, chỉ huy điều
tra vụ án, đang là Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.
Ông Ngô Đình Dung, Trần Nhật Luật đang là Phó trưởng Công an huyện Lục
Nam và huyện Việt Yên. Ông Nguyễn Trung Thành giờ là Phó trưởng phòng
Công tác Đảng, công tác quần chúng...
Năm 2004, ông Chấn bị hai cấp xét xử
tuyên án chung thân vì tội Giết người. Khi thụ án tại trại giam Vĩnh
Quang (Bộ Công an), ông Chấn đã viết một số đơn kêu oan. Trong lá đơn
viết năm 2007 gửi Viện trưởng VKSND Tối cao, ông Chấn cho biết, ngày
15/8/2003, sau khi phát hiện chị Nguyễn Thị Hoan (hàng xóm) bị giết, ông
là người gọi điện báo cho công an huyện, là người đi mua quan tài.
Chừng nửa tháng sau đó, công an đã bắt ông vì cho rằng đã giết chị Hoan
trong thời gian đi xin nước từ khoảng 19h đến 19h25, trong khi lúc đó
ông có chứng cứ ngoại phạm là đang bấm máy cho khách hàng gọi điện
thoại.
Trong đơn ông Chấn cho biết "bị đánh
đập, đe dọa ép cung” để nhận tội. Ông Chấn nêu tên cụ thể những người ép
cung. Trong lá đơn kín 4 mặt giấy, ông Chấn cho biết: "Do bị tra tấn
đánh đập, làm cho hoảng loạn, sợ hãi, tôi buộc phải nhận và làm theo
những gì công an hướng dẫn mà thực tế không phải như vậy… tôi không giết
chị Hoan".
Copy từ: Infonet
...........................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét