VRNs (06.11.2013)
– Bình Dương – Vào tối ngày 05/11/2013 các anh em xa quê đến từ Giáo xứ
An Lạc, Thái Bình sum họp tại tư gia anh Nguyễn ở mặt tiền quốc lộ 50
phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương cầu nguyện cho tổ tiên
và gia đình nhân tháng các Đẳng Linh hồn (Tháng 11). Thường thì những
buổi cầu nguyện này chỉ kéo dài chừng 30 phút sau đó mọi người cùng ăn
cơm tối tại chỗ rất đơn giản và kết thúc trước 21g.
Những giáo
dân đến đây cầu nguyện là những người công giáo ở khu Sài Gòn và Bình
dương, họ đều có chung một đức tin và là những người đồng hương hoặc anh
em của nhau. Buổi cầu nguyện vừa kết thúc vào 19g30 thì bất ngờ có một
số công an và dân phòng chừng chục người ập tới cậy số đông muốn gây áp
lực. Một anh công an không giới thiệu tên tuổi nhưng lại yêu cầu gặp chủ
nhà và đòi kiểm tra chứng minh nhân dân. Trước sự chứng kiến khoảng 30
chục người đang có mặt trong bữa cơm kết thúc buổi cầu nguyện, một viên
công an lớn tuổi nhất hỏi chủ nhà:
- Các anh làm gì ở đây?
- Chủ nhà: Chúng tôi là anh em và đồng hương nên đến đây để cầu nguyện cho tổ tiên.
- Công an: Ăn nhậu thì thoải mái nhưng đọc kinh thì không được.
Sau đó bảo
chủ nhà nếu tổ chức cầu nguyện phải xin phép. Mọi người rất bất bình
với cách ứng xử của công an, nhưng vẫn ôn hoà giải thích. Sau đó những
công an và dân phòng này phát hiện có người chụp hình thì lẳng lặng bỏ
đi.
Xét thấy
việc làm này của công an phường An Phú là vi phạm đến quyền tự do tôn
giáo của công dân: Căn cứ vào Hiến pháp của Nước CHXHCN Việt nam 1992:
Điều 70 Chương V: (Trích) “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước
pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật
bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng
tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.”
Căn cứ theo Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Số 21/2004/PL-UBTVQH11 CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG: (Trích) “Điều 1-
Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công
dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.” CHƯƠNG II HOẠT ĐỘNG TÍN
NGƯỠNG CỦA NGƯỜI CÓ TÍN NGƯỠNG VÀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ, NHÀ TU
HÀNH, CHỨC SẮC: “Điều 9-1. Người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ
đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các
hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo và học tập giáo lý
tôn giáo mà mình tin theo. 2. Trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo,
người có tín ngưỡng, tín đồ có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người
khác; thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không cản trở việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo
đúng quy định của pháp luật.” VÀ: Trong tất cả các văn bản quy định của
pháp luật thì không có điều nào ghi “tập trung cầu nguyện tại tư gia
phải xin phép hay báo cáo”. Như vậy là việc làm của nhóm công an tối
ngày 05/10/2013 tại tư gia nhà anh Nguyễn là vi phạm pháp luật.
Chủ nhà
cho biết sẽ tố cáo lên cấp có thẩm quyền về việc làm trái pháp luật của
một số công an và dân phòng phường An Phú, TX Thuận An, tỉnh Bình Dương
và xúc phạm đến niềm tin của người Công giáo.
Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế
...........................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét