Trung Nghĩa
Thưa bác Bằng Phong Đặng Văn Âu
Xin phép được xưng hô một cách thân mật như thế vì cháu rất xúc động với lá thư hồi âm rất dài của bác. Qua đó (theo cảm nhận cá nhân) có vẻ như bác đã ngầm công nhận rằng cả bác và cả cháu đều là những người quan tâm tới đất nước, vẫn đau đáu về những vật vã của người dân ở quê mình và khao khát đến cháy lòng về sự thay đổi cho dân tộc Việt Nam thông qua cách gọi “Người bạn trẻ Trung Nghĩa thân thương” thật trìu mến. Cảm ơn bác đã tin những lời cháu viết, không đặt cháu vào vị trí của kẻ “thù địch”, đã dùng những lời lẽ hết sức ân cần để viết thư hồi âm cho một kẻ chỉ đáng tuổi con cháu mình, dù rằng bức thư này đến với bác qua trang mạng xã hội và không được xưng hô một cách chính danh.
Bài bác viết, cháu đã đọc, nhiều lần. Vẫn đầy nhiệt huyết, đầy tâm trạng, đầy bức xúc…..Nhưng một lần nữa cháu xin được hầu chuyện với bác.
Có lẽ, nếu chúng ta phải rơi vào tư thế là đang tranh luận thì tâm trạng sẽ rất khác so với khi chúng ta tâm sự. Vậy thì, bác hãy thả lỏng cảm xúc, lấy lại sự tĩnh tâm để nghe cháu thưa chuyện. Hãy xem như đây là những lời gan ruột của một người con, một người cháu trong gia đình, thưa bác Âu rằng như thế có được không?
Cháu có một chút băn khoăn và tự hỏi: hình như bác Âu đọc chưa kỹ thư của cháu viết? Nếu sai xin bác thứ lỗi vì cháu thấy có nhiều chỗ bác hiểu chưa đúng lắm. Cháu xin nêu một ví dụ thôi nhé.
“Ông Bằng Phong có thể nói viết ra sao cũng được; ông có thể kể tội ác của Đảng CS với dân tộc này dầy vài quyển tập; nó có một chỗ đứng riêng của nó”
Bác trích dẫn câu này, rồi tô đậm dòng chữ nó có một chỗ đứng riêng của nó”. Sau đó bác lại nói rằng: Vâng, chỗ đứng riêng của cộng sản đã được nhân loại dành cho rồi, là ném nó vào thùng rác lịch sử. Bạn có muốn lôi nó ra cũng không nổi đâu.
Ý của cháu là Chỗ đứng này là chỗ đứng cho những bài viết của bác, chứ đâu phải chỗ đứng của cộng sản; thưa, có phải vậy không?
Có lẽ cũng chính vì đọc chưa kỹ nên bác cũng đã bỏ qua rất nhiều lời gan ruột, thậm chí gần như năn nỉ rằng “bác Bằng Phong ơi, cháu qúy bác lắm đấy nhưng bác làm như thế thật không lợi tí nào….”.
Cháu xin chỉ ra hai điều (xin lỗi bác nhé) mà cá nhân cháu cho là sai/thiên kiến của bác khi bác đánh giá về ông Luật sư Lê Hiếu Đằng:
Thứ nhất:Trích: ”Lê Hiếu Đằng chỉ là anh học trò ngu, trình độ thấp kém và nhân cách tồi bại. Bài viết tính sổ đời mình trong lúc nằm bệnh viện của ông Đằng cho người đọc thấy cái ngu và nhân cách tồi bại của ông ta”.
Đây là lời xúc phạm, thoá mạ quá nặng nề. Có lẽ bác cho rằng “Thứ nhất, nhờ đọc mấy cuốn sách khi ốm liệt giường thì ông Đằng mới thấy được sự tàn ác của cộng sản”. Tại sao chỉ tới khi nằm ốm rồi đọc mấy cuốn sách thì luật sư Lê Hiếu Đằng mới thấy cái sai, cái tàn ác của cộng sản mà trước đó rất lâu những tâm sự của ông, nhóm bạn bè cùng thời đấu tranh như ông như Hồ Ngọc Nhuận, Hạ Đình Nguyên,…đã đã lên tiếng rồi đó chứ bác Âu? Ông Lê Hiếu Đằng là một trong những người xuống đường đầu tiên biểu tình chống Trung Quốc gây hấn, là những người dẫn đầu đoàn biểu tình suốt từ 2011, 2012, 2013 (dù ông bị sách nhiễu, bắt cóc). Luật sư Lê Hiếu Đằng cũng là người ký tên phản đối dự án Bauxit Tây Nguyên từ năm 2011, đấu tranh cho sự tự do của Ls Cù Huy Hà Vũ, ký tên trong việc phản đối Điện Hạt Nhân ở Ninh Thuận, yêu cầu trả tự do cho Phương Uyên, là một trong những người ký tên đầu tiên trong kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992,… Cháu tự hỏi: Sao Bác Âu lại thiếu xót đến thế? Để rồi, từ cái thiếu xót này bác đã buông ra những lời mạt sát thật nặng nề khó nghe. Tại sao vậy hả bác?
Thứ hai: “Thứ hai, tháng trước ông Đằng viết bài đăng trên mạng boxitevn ca ngợi sự can đảm của nghệ sĩ Kim Chi đã dám công khai tỏ ra khinh bỉ ông Thủ tướng ăn cắp, làm nghèo đất nước, từ chối không thèm nhận bằng ban khen; tháng sau ông Đằng lại viết bài ca ngợi Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị Shangri-La giống như một nịnh thần”.
Cháu hơi buồn, có lẽ phải dùng một chữ là thất vọng về lý do mà bác nêu ra. Nói không quá lời, bác Âu đã phạm vào chủ nghĩa duy ý chí mất rồi.
Thuyết duy vật biện chứng có một nguyên tắc: tất cả mọi sự vật hiện tượng đều có hai mặt đó là tính thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Con người là một cá thể hay một thực thể phức tạp, cũng vận hành không ngoài quy luật này. Đơn giản như: cháu chỉ muốn làm công việc thật nhẹ nhàng, hay chỉ muốn ngồi chơi, nghe nhạc nhưng cháu vẫn cứ muốn có tiền lương cao bác ạ. Đó là sự mâu thuẫn và cháu phải đấu tranh rằng đó là điều không thể nên cháu phải làm việc cật lực nếu muốn có thu nhập cao.
Vì vậy cái gì tốt mình khen, cái gì sai trái mình chê; có công thì thưởng có tội thì phạt. Một kẻ ăn cắp đâu hẳn đã xấu toàn bộ, mọi tích cách của anh ta đều đáng vứt đi, nhất là nếu vì bần cùng, vì muốn có tiền chữa bệnh cho cha mẹ mà anh ta phạm tội, chúng ta còn phải xem xét tới cái tình bên cạnh cái lý nữa kia.
Muốn đánh giá một con người không thể dựa vào cảm tính, không thể “yêu nhau củ Ấu cũng tròn” bác Âu nhỉ?
Ông thủ tướng mắc nhiều sai lầm, thậm chí là có tội với nhân dân, pháp luật không xét xử thì lịch sử dân tộc này cũng không thể bỏ qua. Thế nhưng bác nghĩ sao nếu những lời phát biểu của ông ta ở một hội nghị khu vực như thế, ông ta đã nói hợp với lòng dân? Tiếng nói đó không còn là của cá nhân ông ta nữa mà nó còn đại diện cho dân tộc này, tại sao bác Âu lại chỉ nhìn vấn đề trong phạm vi hạn hẹp đến thế?
Dù có “ghét” ông thủ tướng đến tận xương tủy, nếu nghĩ rộng ra, việc cổ vũ cho những phát ngôn mạnh mẽ và đúng đắn của ông Dũng tại Shangri-la là có lợi cho đất nước VN, sẽ động viên những người lãnh đạo khác có quan điểm rõ ràng trong mối quan hệ với Trung Quốc, xin thưa có phải thế không bác?
Như cháu đã nói, đây là một cuộc nói chuyện “trong nhà” giữa hai bác cháu mình. Cháu tin và rất tin tấm lòng của bác đối với dân tộc này. Thế nhưng để biết đâu là bạn, đâu là thù, chúng ta không chỉ xem xét dựa vào hành động mà còn phải biết mục tiêu của họ. Và liệu sự sám hối, ăn năn và muốn “tính sổ với đảng Cộng Sản” của một người sắp chết như luật sư Lê Hiếu Đằng thì theo bác Âu có đáng tin cậy không?
Bác Âu có quá chủ quan để phát biểu rằng những người trẻ như chúng cháu sẽ không tin luật sư Lê Hiếu Đằng hay “thiếu nhân cách trước sau bất nhất của Lê Hiếu Đằng hay muốn chơi khăm Lê Hiếu Đằng để cho độc giả được dịp cười chơi” ? Xin thưa, cháu và bạn bè của cháu, rất nhiều cái tên mà bác đã kể ra, rất tin tấm lòng và hành động của luật sư Lê Hiếu Đằng. Cháu đã khóc đấy khi lần đầu tiên đọc bài viết “suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh”, khóc rất nhiều bác Âu ạ.
Nhận thức là một quá trình đòi hỏi phải có thời gian; tuy nhiên nhận thức với tuổi tác đôi khi lại không phải là một hàm số tỉ lệ thuận. Bác nghĩ sao về nhạc sỹ Phạm Tuyên con của nhà văn hóa, trí thức lỗi lạc của dân tộc Phạm Quỳnh đã bị cộng sản giết chết một cách tàn bạo và đẩy xác xuống mương rồi lấp đất lại? Nhạc sỹ Phạm Tuyên có biết, có chứng kiến cha mình bị giết không? Xin thưa là biết rất rõ, thế nhưng Phạm Tuyên đã làm gì, viết bài ca cách mạng, ca ngợi ông Hồ ra sao? Vì vậy, những người vẫn còn thức tỉnh, dù đã muộn cũng đã là một điều đáng mừng và diễm phúc cho dân tộc lắm rồi.
Cháu có hai câu hỏi muốn được bác suy nghĩ, chỉ suy nghĩ thôi xin đừng trả lời.
1. Bác tôn trọng những người như bác Hà Sỹ Phu, một người cương trực, thông thái, sớm nhìn ra bản chất của chế độ cộng sản hay như Gs Huệ Chi, hết lòng vì sự lên tiếng của trí thức, muốn khai thông dân trí; vậy tại sao nhưng người này lại rất ủng hộ luật sư Lê Hiếu Đằng? Bác có tin rằng tiến sỹ Hà Sỹ Phu hay Gs Huệ Chi bị lừa do thiếu sáng suốt hay muốn nịnh bợ ai đó nhằm “đánh bóng tên tuổi” mà ủng hộ luật sư Lê Hiếu Đằng hay không? Qua đó để thấy rằng hình như bác Âu lại có một cách nhìn nhận “không giống ai” mất rồi.
2. Bác có nhận xét gì về sự kiện, sau bài “suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” của luật sư Lê Hiếu Đằng tung ra, cả một giàn nhà báo, ký giả, giáo sư Marx-Lê/tư tưởng văn hóa/tuyên giáo, …thậm chí họ dùng cả những Việt kiều giả dạng để phản bác, đánh phá bài viết của bác Lê Hiếu Đằng? Nếu bác Âu cũng không nhìn ra được sức lan toả và giá trị chiến đấu trong một “góc hẹp quá chật trội” ấy, có lẽ nào bác Âu đã thua cả con mắt chính trị của người cộng sản rồi sao! Cháu không tin như thế đâu.
Trong một cuộc chiến đấu, sẽ cần nhiều người ở những vị trí khác nhau, cháu xin lỗi khi phải nói cái điều này một lần nữa với một người đã là lính như bác Âu đấy; để thấy nếu chỉ có anh tiền tuyến, xung phong lên chiến đầu thì ai lo hậu phương?
Cháu thích một câu ngạn ngữ: “được đằng chân rồi lân đằng đầu”, nó giống như môt câu nói nổi tiếng của Archimedes “hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhắc bổng cả trái đất lên”. Những bước đi đầu tiên để đặt nền móng cho một cái gì đó luôn là khó khăn và gian khổ nhất. Tại sao trong một trận chiến luôn luôn có một mũi tấn công gọi là mở đường máu mà người ta gọi những người lính này là đội cảm tử? Bác nghĩ sao khi chính những người cộng sản như bác Đằng sẽ thoái đảng CS rồi tách đảng và thành lập đảng Xã Hội dân chủ? Liệu nhà cầm quyền cộng sản hiện nay có dám đàn áp, cầm tù thay thủ tiêu họ không? Nếu sự tàn ác đến tận cùng như thế thì chính nhân dân sẽ được chứng kiến bản chất ghê tởm của cộng sản, nó sẽ làm làn sóng thoái đảng lan rộng. Và rồi cái gì đến nó sẽ đến.
Có lẽ “nên nói ít mà hiểu nhiều” bác Âu nhỉ? Sự gan dạ anh hùng đôi khi cần thiết lắm, nhưng nếu sử dụng không đúng chỗ, như cháu đã nói là triệt để/rõ ràng đến tận cùng ấy, đôi khi là kém khôn ngoan thậm chí là ngu xuẩn nữa kia. Chắc bác Âu còn nhớ về chiến lược và sách lược của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong chiến đấu với quân Nguyên, lấy yếu thắng mạnh, nhu thắng cương? Và cái quan trọng nhất là bảo toàn lực lượng, phải biết né tránh thế giặc ban đầu mạnh như vũ bão để tiêu diệt cái thế tàn hơi yếu sức và tư tưởng lung lạc về sau.
Cháu quý bác Hà Sỹ Phu, bác Huệ Chi, bác Đặng Văn Việt, bác Lê Hiếu Đằng… và tất nhiên rồi cháu cũng rất quý mến những ai yêu nước thương nòi như bác Đặng Văn Âu, dù nói thật là cháu còn một chút lăn tăn về cách lên tiếng của bác.
Bác có biết tại sao những người lính VNCH thua trận không? Vì sự rối loạn hàng ngũ, thiếu đồng bộ và thiếu đoàn kết của nhau đấy. Nó giống như một đàn kiến tha mồi, chúng đều muốn mang thức ăn về tổ nhưng mỗi con cong đít đẩy mỗi hướng.
Cháu không mong được bác hồi âm, chỉ mong bác hãy dành thời gian nói chuyện với các bác trí thức mà bác kính trọng, trên một tinh thần cởi mở và giải bày. Cháu tin, bác Âu sẽ có những bài viết khác, những bài viết cũng nóng bỏng đầy cảm xúc nhưng mũi tấn công của bác sẽ dành cho kẻ ác, kẻ làm nghèo đất nước làm khổ nhân dân Việt Nam kia. Sự lên tiếng của bác sẽ hoà cùng những người yêu nước đang ở tại quê hương, để chúng ta tận dụng được sự “cộng hưởng“ quý giá đó.
Nhất định là thế. Và chúng cháu tin nhất định lịch sử dân tộc mình sẽ phải sang trang.
Kính chúc bác thật nhiều sức khỏe, minh mẫn và sáng suốt.
T.N.
Thưa bác Bằng Phong Đặng Văn Âu
Xin phép được xưng hô một cách thân mật như thế vì cháu rất xúc động với lá thư hồi âm rất dài của bác. Qua đó (theo cảm nhận cá nhân) có vẻ như bác đã ngầm công nhận rằng cả bác và cả cháu đều là những người quan tâm tới đất nước, vẫn đau đáu về những vật vã của người dân ở quê mình và khao khát đến cháy lòng về sự thay đổi cho dân tộc Việt Nam thông qua cách gọi “Người bạn trẻ Trung Nghĩa thân thương” thật trìu mến. Cảm ơn bác đã tin những lời cháu viết, không đặt cháu vào vị trí của kẻ “thù địch”, đã dùng những lời lẽ hết sức ân cần để viết thư hồi âm cho một kẻ chỉ đáng tuổi con cháu mình, dù rằng bức thư này đến với bác qua trang mạng xã hội và không được xưng hô một cách chính danh.
Bài bác viết, cháu đã đọc, nhiều lần. Vẫn đầy nhiệt huyết, đầy tâm trạng, đầy bức xúc…..Nhưng một lần nữa cháu xin được hầu chuyện với bác.
Có lẽ, nếu chúng ta phải rơi vào tư thế là đang tranh luận thì tâm trạng sẽ rất khác so với khi chúng ta tâm sự. Vậy thì, bác hãy thả lỏng cảm xúc, lấy lại sự tĩnh tâm để nghe cháu thưa chuyện. Hãy xem như đây là những lời gan ruột của một người con, một người cháu trong gia đình, thưa bác Âu rằng như thế có được không?
Cháu có một chút băn khoăn và tự hỏi: hình như bác Âu đọc chưa kỹ thư của cháu viết? Nếu sai xin bác thứ lỗi vì cháu thấy có nhiều chỗ bác hiểu chưa đúng lắm. Cháu xin nêu một ví dụ thôi nhé.
“Ông Bằng Phong có thể nói viết ra sao cũng được; ông có thể kể tội ác của Đảng CS với dân tộc này dầy vài quyển tập; nó có một chỗ đứng riêng của nó”
Bác trích dẫn câu này, rồi tô đậm dòng chữ nó có một chỗ đứng riêng của nó”. Sau đó bác lại nói rằng: Vâng, chỗ đứng riêng của cộng sản đã được nhân loại dành cho rồi, là ném nó vào thùng rác lịch sử. Bạn có muốn lôi nó ra cũng không nổi đâu.
Ý của cháu là Chỗ đứng này là chỗ đứng cho những bài viết của bác, chứ đâu phải chỗ đứng của cộng sản; thưa, có phải vậy không?
Có lẽ cũng chính vì đọc chưa kỹ nên bác cũng đã bỏ qua rất nhiều lời gan ruột, thậm chí gần như năn nỉ rằng “bác Bằng Phong ơi, cháu qúy bác lắm đấy nhưng bác làm như thế thật không lợi tí nào….”.
Cháu xin chỉ ra hai điều (xin lỗi bác nhé) mà cá nhân cháu cho là sai/thiên kiến của bác khi bác đánh giá về ông Luật sư Lê Hiếu Đằng:
Thứ nhất:Trích: ”Lê Hiếu Đằng chỉ là anh học trò ngu, trình độ thấp kém và nhân cách tồi bại. Bài viết tính sổ đời mình trong lúc nằm bệnh viện của ông Đằng cho người đọc thấy cái ngu và nhân cách tồi bại của ông ta”.
Đây là lời xúc phạm, thoá mạ quá nặng nề. Có lẽ bác cho rằng “Thứ nhất, nhờ đọc mấy cuốn sách khi ốm liệt giường thì ông Đằng mới thấy được sự tàn ác của cộng sản”. Tại sao chỉ tới khi nằm ốm rồi đọc mấy cuốn sách thì luật sư Lê Hiếu Đằng mới thấy cái sai, cái tàn ác của cộng sản mà trước đó rất lâu những tâm sự của ông, nhóm bạn bè cùng thời đấu tranh như ông như Hồ Ngọc Nhuận, Hạ Đình Nguyên,…đã đã lên tiếng rồi đó chứ bác Âu? Ông Lê Hiếu Đằng là một trong những người xuống đường đầu tiên biểu tình chống Trung Quốc gây hấn, là những người dẫn đầu đoàn biểu tình suốt từ 2011, 2012, 2013 (dù ông bị sách nhiễu, bắt cóc). Luật sư Lê Hiếu Đằng cũng là người ký tên phản đối dự án Bauxit Tây Nguyên từ năm 2011, đấu tranh cho sự tự do của Ls Cù Huy Hà Vũ, ký tên trong việc phản đối Điện Hạt Nhân ở Ninh Thuận, yêu cầu trả tự do cho Phương Uyên, là một trong những người ký tên đầu tiên trong kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992,… Cháu tự hỏi: Sao Bác Âu lại thiếu xót đến thế? Để rồi, từ cái thiếu xót này bác đã buông ra những lời mạt sát thật nặng nề khó nghe. Tại sao vậy hả bác?
Thứ hai: “Thứ hai, tháng trước ông Đằng viết bài đăng trên mạng boxitevn ca ngợi sự can đảm của nghệ sĩ Kim Chi đã dám công khai tỏ ra khinh bỉ ông Thủ tướng ăn cắp, làm nghèo đất nước, từ chối không thèm nhận bằng ban khen; tháng sau ông Đằng lại viết bài ca ngợi Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị Shangri-La giống như một nịnh thần”.
Cháu hơi buồn, có lẽ phải dùng một chữ là thất vọng về lý do mà bác nêu ra. Nói không quá lời, bác Âu đã phạm vào chủ nghĩa duy ý chí mất rồi.
Thuyết duy vật biện chứng có một nguyên tắc: tất cả mọi sự vật hiện tượng đều có hai mặt đó là tính thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Con người là một cá thể hay một thực thể phức tạp, cũng vận hành không ngoài quy luật này. Đơn giản như: cháu chỉ muốn làm công việc thật nhẹ nhàng, hay chỉ muốn ngồi chơi, nghe nhạc nhưng cháu vẫn cứ muốn có tiền lương cao bác ạ. Đó là sự mâu thuẫn và cháu phải đấu tranh rằng đó là điều không thể nên cháu phải làm việc cật lực nếu muốn có thu nhập cao.
Vì vậy cái gì tốt mình khen, cái gì sai trái mình chê; có công thì thưởng có tội thì phạt. Một kẻ ăn cắp đâu hẳn đã xấu toàn bộ, mọi tích cách của anh ta đều đáng vứt đi, nhất là nếu vì bần cùng, vì muốn có tiền chữa bệnh cho cha mẹ mà anh ta phạm tội, chúng ta còn phải xem xét tới cái tình bên cạnh cái lý nữa kia.
Muốn đánh giá một con người không thể dựa vào cảm tính, không thể “yêu nhau củ Ấu cũng tròn” bác Âu nhỉ?
Ông thủ tướng mắc nhiều sai lầm, thậm chí là có tội với nhân dân, pháp luật không xét xử thì lịch sử dân tộc này cũng không thể bỏ qua. Thế nhưng bác nghĩ sao nếu những lời phát biểu của ông ta ở một hội nghị khu vực như thế, ông ta đã nói hợp với lòng dân? Tiếng nói đó không còn là của cá nhân ông ta nữa mà nó còn đại diện cho dân tộc này, tại sao bác Âu lại chỉ nhìn vấn đề trong phạm vi hạn hẹp đến thế?
Dù có “ghét” ông thủ tướng đến tận xương tủy, nếu nghĩ rộng ra, việc cổ vũ cho những phát ngôn mạnh mẽ và đúng đắn của ông Dũng tại Shangri-la là có lợi cho đất nước VN, sẽ động viên những người lãnh đạo khác có quan điểm rõ ràng trong mối quan hệ với Trung Quốc, xin thưa có phải thế không bác?
Như cháu đã nói, đây là một cuộc nói chuyện “trong nhà” giữa hai bác cháu mình. Cháu tin và rất tin tấm lòng của bác đối với dân tộc này. Thế nhưng để biết đâu là bạn, đâu là thù, chúng ta không chỉ xem xét dựa vào hành động mà còn phải biết mục tiêu của họ. Và liệu sự sám hối, ăn năn và muốn “tính sổ với đảng Cộng Sản” của một người sắp chết như luật sư Lê Hiếu Đằng thì theo bác Âu có đáng tin cậy không?
Bác Âu có quá chủ quan để phát biểu rằng những người trẻ như chúng cháu sẽ không tin luật sư Lê Hiếu Đằng hay “thiếu nhân cách trước sau bất nhất của Lê Hiếu Đằng hay muốn chơi khăm Lê Hiếu Đằng để cho độc giả được dịp cười chơi” ? Xin thưa, cháu và bạn bè của cháu, rất nhiều cái tên mà bác đã kể ra, rất tin tấm lòng và hành động của luật sư Lê Hiếu Đằng. Cháu đã khóc đấy khi lần đầu tiên đọc bài viết “suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh”, khóc rất nhiều bác Âu ạ.
Nhận thức là một quá trình đòi hỏi phải có thời gian; tuy nhiên nhận thức với tuổi tác đôi khi lại không phải là một hàm số tỉ lệ thuận. Bác nghĩ sao về nhạc sỹ Phạm Tuyên con của nhà văn hóa, trí thức lỗi lạc của dân tộc Phạm Quỳnh đã bị cộng sản giết chết một cách tàn bạo và đẩy xác xuống mương rồi lấp đất lại? Nhạc sỹ Phạm Tuyên có biết, có chứng kiến cha mình bị giết không? Xin thưa là biết rất rõ, thế nhưng Phạm Tuyên đã làm gì, viết bài ca cách mạng, ca ngợi ông Hồ ra sao? Vì vậy, những người vẫn còn thức tỉnh, dù đã muộn cũng đã là một điều đáng mừng và diễm phúc cho dân tộc lắm rồi.
Cháu có hai câu hỏi muốn được bác suy nghĩ, chỉ suy nghĩ thôi xin đừng trả lời.
1. Bác tôn trọng những người như bác Hà Sỹ Phu, một người cương trực, thông thái, sớm nhìn ra bản chất của chế độ cộng sản hay như Gs Huệ Chi, hết lòng vì sự lên tiếng của trí thức, muốn khai thông dân trí; vậy tại sao nhưng người này lại rất ủng hộ luật sư Lê Hiếu Đằng? Bác có tin rằng tiến sỹ Hà Sỹ Phu hay Gs Huệ Chi bị lừa do thiếu sáng suốt hay muốn nịnh bợ ai đó nhằm “đánh bóng tên tuổi” mà ủng hộ luật sư Lê Hiếu Đằng hay không? Qua đó để thấy rằng hình như bác Âu lại có một cách nhìn nhận “không giống ai” mất rồi.
2. Bác có nhận xét gì về sự kiện, sau bài “suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” của luật sư Lê Hiếu Đằng tung ra, cả một giàn nhà báo, ký giả, giáo sư Marx-Lê/tư tưởng văn hóa/tuyên giáo, …thậm chí họ dùng cả những Việt kiều giả dạng để phản bác, đánh phá bài viết của bác Lê Hiếu Đằng? Nếu bác Âu cũng không nhìn ra được sức lan toả và giá trị chiến đấu trong một “góc hẹp quá chật trội” ấy, có lẽ nào bác Âu đã thua cả con mắt chính trị của người cộng sản rồi sao! Cháu không tin như thế đâu.
Trong một cuộc chiến đấu, sẽ cần nhiều người ở những vị trí khác nhau, cháu xin lỗi khi phải nói cái điều này một lần nữa với một người đã là lính như bác Âu đấy; để thấy nếu chỉ có anh tiền tuyến, xung phong lên chiến đầu thì ai lo hậu phương?
Cháu thích một câu ngạn ngữ: “được đằng chân rồi lân đằng đầu”, nó giống như môt câu nói nổi tiếng của Archimedes “hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhắc bổng cả trái đất lên”. Những bước đi đầu tiên để đặt nền móng cho một cái gì đó luôn là khó khăn và gian khổ nhất. Tại sao trong một trận chiến luôn luôn có một mũi tấn công gọi là mở đường máu mà người ta gọi những người lính này là đội cảm tử? Bác nghĩ sao khi chính những người cộng sản như bác Đằng sẽ thoái đảng CS rồi tách đảng và thành lập đảng Xã Hội dân chủ? Liệu nhà cầm quyền cộng sản hiện nay có dám đàn áp, cầm tù thay thủ tiêu họ không? Nếu sự tàn ác đến tận cùng như thế thì chính nhân dân sẽ được chứng kiến bản chất ghê tởm của cộng sản, nó sẽ làm làn sóng thoái đảng lan rộng. Và rồi cái gì đến nó sẽ đến.
Có lẽ “nên nói ít mà hiểu nhiều” bác Âu nhỉ? Sự gan dạ anh hùng đôi khi cần thiết lắm, nhưng nếu sử dụng không đúng chỗ, như cháu đã nói là triệt để/rõ ràng đến tận cùng ấy, đôi khi là kém khôn ngoan thậm chí là ngu xuẩn nữa kia. Chắc bác Âu còn nhớ về chiến lược và sách lược của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong chiến đấu với quân Nguyên, lấy yếu thắng mạnh, nhu thắng cương? Và cái quan trọng nhất là bảo toàn lực lượng, phải biết né tránh thế giặc ban đầu mạnh như vũ bão để tiêu diệt cái thế tàn hơi yếu sức và tư tưởng lung lạc về sau.
Cháu quý bác Hà Sỹ Phu, bác Huệ Chi, bác Đặng Văn Việt, bác Lê Hiếu Đằng… và tất nhiên rồi cháu cũng rất quý mến những ai yêu nước thương nòi như bác Đặng Văn Âu, dù nói thật là cháu còn một chút lăn tăn về cách lên tiếng của bác.
Bác có biết tại sao những người lính VNCH thua trận không? Vì sự rối loạn hàng ngũ, thiếu đồng bộ và thiếu đoàn kết của nhau đấy. Nó giống như một đàn kiến tha mồi, chúng đều muốn mang thức ăn về tổ nhưng mỗi con cong đít đẩy mỗi hướng.
Cháu không mong được bác hồi âm, chỉ mong bác hãy dành thời gian nói chuyện với các bác trí thức mà bác kính trọng, trên một tinh thần cởi mở và giải bày. Cháu tin, bác Âu sẽ có những bài viết khác, những bài viết cũng nóng bỏng đầy cảm xúc nhưng mũi tấn công của bác sẽ dành cho kẻ ác, kẻ làm nghèo đất nước làm khổ nhân dân Việt Nam kia. Sự lên tiếng của bác sẽ hoà cùng những người yêu nước đang ở tại quê hương, để chúng ta tận dụng được sự “cộng hưởng“ quý giá đó.
Nhất định là thế. Và chúng cháu tin nhất định lịch sử dân tộc mình sẽ phải sang trang.
Kính chúc bác thật nhiều sức khỏe, minh mẫn và sáng suốt.
T.N.
Copy từ: Ba Sàm
.....................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét