Tân Quốc vụ khanh Vatican, Đức Ông Pietro Parolin trả lời Reuters TV tại Caracas, ngày 04/09/ 2013.
REUTERS/Jorge Silva
Tân Quốc vụ khanh Vatican, nhà ngoại giao năng động
Đức Ông Pietro Parolin, 58 tuổi, người Ý, sinh quán ở Schiavon, thuộc tỉnh Vicenza (thuộc vùng đông bắc Ý). Thụ phong linh mục năm 1980, đến năm 2009 Pietro Parolin được chính Đức Giáo Hoàng Benedetto XVI phong hàm “Giám mục”. Đức Ông Pietro Parolin là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và rất có uy tín trên sân khấu quốc tế.
Ông tốt nghiệp trường ngoại giao của Tòa thánh năm 1983 và bắt đầu phục vụ ngành ngoại giao của Tòa thánh kể từ năm 1986 với chức vụ Sứ thần ở Nigeria (Phi Châu) rồi sau đó chuyển sang làm sứ thần ở Mexico.
Từ năm 1992 ông được triệu về Roma để làm công tác trong Bộ Ngoại giao của Tòa thánh cho đến khi được cử sang làm Sứ thần ở Venezuela năm 2009, thời điểm mà quan hệ giữa Tòa thánh và Nhà nước Venezuela có nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong vai trò sứ thần ở Venezuela, chính Đức Ông Pietro Parolin đã tạo ra được những thành quả tốt trong quá trình cải thiện quan hệ song phương, bằng chứng là sau khi đắc cử Tổng thống Venezuela vào tháng 3, ông Nicolás Maduro đã đến hội kiến với Đức Giáo Hoàng Phanxicô hồi tháng 6 vừa qua.
Ba lần thăm Việt Nam
Năm 2002 Đức ông Pietro Parolin được tiến cử làm Thứ trưởng Ngoại giao của Tòa thánh. Và trong vai trò này, ông đã 3 lần đến viếng thăm Giáo hội Công giáo Việt Nam và làm việc với Chính phủ Việt Nam : Lần thứ nhất từ 27/04 đến 02/05/2004, lần thứ nhì từ 05/03 đến 11/03/2007, và lần thứ ba từ 16/02 đến 17/02/2009.
Trong các chuyến sang Việt Nam, Đức ông Pietro Parolin đã bàn bạc với chính phủ Việt Nam những vấn đề có liên quan đến Giáo hội và quan hệ giữa Tòa thánh và Việt Nam. Kết quả của các chuyến đi công tác kể trên đã cải thiện rất nhiều quan hệ song phương, bằng cớ là ngay cuối năm 2009, trong chuyến đi công du ở Ý, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã có một buổi gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI ngày 11/12/2009.
Cũng chính Đức ông Pietro Parolin là người đã trực tiếp hướng dẫn phái đoàn của Tòa thánh trong các quá trình đàm phán với Chính phủ Trung Quốc về tình trạng Giáo hội ở đấy.
Theo thống kê thì Đức Ông Pietro Parolin là Quốc Vụ Khanh trẻ nhất sau Đức Giám Mục Eugenio Pacelli vốn được bổ nhiệm vào chức Quốc vụ Khanh năm 1930 lúc mới có 54 tuổi. Đức Eugenio Pacelli sau đó đã trở thành Đức Giáo Hoàng Pio XII năm 1939.
Hồng Y Tarcisio Bertone : Khá nhiều tai tiếng trong những năm gần đây
Đức Ông Pietro Parolin cũng đã từng có dịp cộng tác với người tiền nhiệm của mình là Hồng Y Tarcisio Bertone, người vốn trong những năm gần đây bị khá nhiều tai tiếng trong các vụ việc xẩy ra trong thâm cung của Tòa thánh. Thậm chí trong hàng Giáo phẩm La Mã người ta còn “đồn đại” rằng chính Hồng y Tarciso Bertone là “đầu dây mối nhợ” của những “trăn trở” trong Giáo hội dưới Giáo triều của Benedicto XVI.
Quả thật như thế. Đường lối chính trị và các quyết định của Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone đã bị chỉ trích khá nhiều ngay trong nội bộ của hàng Giáo phẩm. Thậm chí trong thời chuẩn bị bầu Đức Giáo Hoàng mới sau khi Benedicto XVI quyết định từ nhiệm, Hồng Y Tarcisio Bertone đã bị Hồng Y thuộc các dòng tu khác nhau phê phán kịch liệt.
Theo một số nguồn tin bị lộ ra ngoài thì trong những buổi họp nói trên đã xẩy ra một cuộc “khẩu chiến vũ bão” giữa Hồng Y Tarcisio Bertone và Hồng Y João Braz de Aviz , Tổng trưởng Bộ các dòng tu, theo đó chính Hồng Y João Braz de Aviz đã phê phán phong cách độc quyền thống trị của Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone trong hàng Giáo phẩm La Mã trong suốt Giáo triều của Benedetto XVI.
Nhiệm vụ đang chờ
Người ta còn nhớ là trước khi nóc nhà nguyện Sistina tỏa ra khói trắng ngày 13/03/2013 để báo tin mừng về việc Hồng Y Bergoglio được tấn phong Đức Giáo Hoàng thứ 266 của Tòa thánh, chính Pietro Parolin đã tuyên bố lòng mong muốn có một Đức Giáo Hoàng đến từ Châu Mỹ Latinh.
Ông nói: “Châu Mỹ Latinh có đầy đủ thẩm quyền để có thể đề cử một vị Giáo chủ của Tòa Thánh. Đừng quên rằng Châu Mỹ Latinh là lục địa có con số giáo dân Công giáo lớn nhất trên thế giới. Châu Mỹ Latinh là hình tượng tiêu biểu của một “Giáo xứ sinh động”, có mặt toàn diện trong xã hội, một lục địa có đầy đủ nhận thức tâm linh của sứ mạng truyền giáo. Do đó, tôi tin rằng việc tấn phong một Giáo chủ đến từ Châu Mỹ Latinh cũng có nghĩa là ghi đậm một dấu ấn trong quá trình “truyền bá Tin mừng” trong thời đại hôm nay và cũng là một đóng góp tích cực cho Giáo hội trong quá trình đối diện và tìm giải pháp cho những vấn đề trọng đại hiện nay trên thế giới như nghèo đói, bất công xã hội, chung sống hòa bình”.
Vatican muốn bước sang trang sử mới
Như thế thì từ nay vị sứ thần của Tòa Thánh tại Venezuela sẽ “kề vai sát cánh” với Đức Giáo Hoàng Bergoglio trong quá trình vất vả khó khăn để đưa toàn bộ hàng Giáo phẩm La Mã ra khỏi cơn lốc “Vatileaks” với những xì-căng-đan về xâm phạm nhi dục, về một lobby đồng tính luyến ái ngay trong hàng Giáo phẩm, về những vụ đấu đá tranh chấp quyền lực nội bội, và nhất là phải cải tổ lại toàn bộ cấu trúc quản lý guồng máy kinh tế tài chánh của Tòa Thánh, vốn trong thời gian gần đây bị quá nhiều tai tiếng xuyên qua những xì-căn-đan nổ ra trong ngay chính cơ quan IOR vốn được coi như là “ngân hàng của Vatican”.
Tuy nhiên, trước khi đi đến quyết định thay đổi nhân sự trong ngôi vị Quốc vụ khanh, Đức Giáo Hoàng Phanxico cũng đã có quyết định làm giảm bớt quyền bính của Quốc vụ khanh bằng cách lập ra một kiểu “Thượng hội đồng” gồm 8 vị Hồng Y ở khắp các địa phận trên thế giới với mục tiêu hỗ trợ Đức Giáo Hoàng trong quá trình cải tổ giáo hội La Mã. Do đó tân Quốc vụ khanh Pietro Parolin cũng sẽ không có mặt trong “Thượng hội đồng” nói trên.
Theo một số quan sát viên am tường thế giới Vatican, thì quyết định của Đức Giáo Hoàng là nhằm thiết lập một mô hình hoạt động mới : Quốc vụ khanh sẽ hoàn toàn độc lập không chịu ảnh hưởng của 8 vị Hồng Y trong “Thượng hội đồng”, và bù lại “Thượng hội đồng” cũng sẽ hoàn toàn độc lập trong quá trình cải tổ giáo phận La Mã.
Điều đáng chú ý là tân Quốc vụ khanh lại được Đức Giáo Hoàng phân trách nhiệm theo dõi các hoạt động của Ủy ban Giáo Hoàng đặc trách về việc cải tổ lại cơ cấu quản lý guồng máy kinh tế- hành chính của Tòa Thánh, chủ yếu là của cơ quan IOR, đặc biệt là những cải tổ cần thiết của cơ quan này để đáp ứng những yêu cầu về tiêu chuẩn hoạt động minh bạch tài chánh ngân hàng mà Ủy Ban Châu Âu đã từng yêu cầu. Và có lẽ đây là điểm “nóng” nhất trong các hoạt động của tân Quốc vụ khanh Pietro Parolin trong thời gian sắp tới.
Như thế với quyết định thay đổi nhân sự trong chức vụ Quốc vụ khanh, Tòa Thánh một mặt đang tìm cách tháo gỡ những hệ lụy chia rẽ gây ra trong những đợt đấu nội bộ gần đây dưới thời của Tarcisio Bertone, mặt khác, với việc tấn phong một nhà ngoại giao chuyên nghiệp vào chức Quốc vụ khanh, Tòa Thánh đang tìm cách gầy dựng lại một uy thế chính trị ngoại giao vững chãi, bởi vì chính những đấu đá chia rẽ nội bộ trong những năm dưới Giáo triều của Benedicto XVI đã làm suy giảm vị thế chính trị ngoại giao của Tòa Thánh trên sân khấu quốc tế.
Sau khi “cặp bài trùng” Ratzinger-Bertone đã để lại nhiều rạn nứt trong hàng Giáo phẩm La Mã, với sự kiện tột đỉnh là quyết định từ nhiệm của chính Ratzinger, bây giờ đến “cặp bài trùng” Bergoglio-Parolin. Đức Giáo Hoàng đến từ Buenos Aires, còn Quốc vụ khanh thì đến từ Caracas, như thế không những chỉ có Giáo chủ đến từ Châu Mỹ Latinh, mà đến cả “Tể Tướng” cũng đến từ lục địa đó. Hơn cả niềm mong mỏi của chính Pietro Parolin trong thời điểm “Mật nghị Hồng Y” để bầu ra Đức Giáo Hoàng Phanxico năm ngoái.
Điều này cũng có nghĩa là về mặt nội bộ Giáo phận La Mã sẽ có nhiều thay đổi sâu sắc trong thời gian sắp tới.
Đức Ông Pietro Parolin, 58 tuổi, người Ý, sinh quán ở Schiavon, thuộc tỉnh Vicenza (thuộc vùng đông bắc Ý). Thụ phong linh mục năm 1980, đến năm 2009 Pietro Parolin được chính Đức Giáo Hoàng Benedetto XVI phong hàm “Giám mục”. Đức Ông Pietro Parolin là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và rất có uy tín trên sân khấu quốc tế.
Ông tốt nghiệp trường ngoại giao của Tòa thánh năm 1983 và bắt đầu phục vụ ngành ngoại giao của Tòa thánh kể từ năm 1986 với chức vụ Sứ thần ở Nigeria (Phi Châu) rồi sau đó chuyển sang làm sứ thần ở Mexico.
Từ năm 1992 ông được triệu về Roma để làm công tác trong Bộ Ngoại giao của Tòa thánh cho đến khi được cử sang làm Sứ thần ở Venezuela năm 2009, thời điểm mà quan hệ giữa Tòa thánh và Nhà nước Venezuela có nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong vai trò sứ thần ở Venezuela, chính Đức Ông Pietro Parolin đã tạo ra được những thành quả tốt trong quá trình cải thiện quan hệ song phương, bằng chứng là sau khi đắc cử Tổng thống Venezuela vào tháng 3, ông Nicolás Maduro đã đến hội kiến với Đức Giáo Hoàng Phanxicô hồi tháng 6 vừa qua.
Ba lần thăm Việt Nam
Năm 2002 Đức ông Pietro Parolin được tiến cử làm Thứ trưởng Ngoại giao của Tòa thánh. Và trong vai trò này, ông đã 3 lần đến viếng thăm Giáo hội Công giáo Việt Nam và làm việc với Chính phủ Việt Nam : Lần thứ nhất từ 27/04 đến 02/05/2004, lần thứ nhì từ 05/03 đến 11/03/2007, và lần thứ ba từ 16/02 đến 17/02/2009.
Trong các chuyến sang Việt Nam, Đức ông Pietro Parolin đã bàn bạc với chính phủ Việt Nam những vấn đề có liên quan đến Giáo hội và quan hệ giữa Tòa thánh và Việt Nam. Kết quả của các chuyến đi công tác kể trên đã cải thiện rất nhiều quan hệ song phương, bằng cớ là ngay cuối năm 2009, trong chuyến đi công du ở Ý, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã có một buổi gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI ngày 11/12/2009.
Cũng chính Đức ông Pietro Parolin là người đã trực tiếp hướng dẫn phái đoàn của Tòa thánh trong các quá trình đàm phán với Chính phủ Trung Quốc về tình trạng Giáo hội ở đấy.
Theo thống kê thì Đức Ông Pietro Parolin là Quốc Vụ Khanh trẻ nhất sau Đức Giám Mục Eugenio Pacelli vốn được bổ nhiệm vào chức Quốc vụ Khanh năm 1930 lúc mới có 54 tuổi. Đức Eugenio Pacelli sau đó đã trở thành Đức Giáo Hoàng Pio XII năm 1939.
Hồng Y Tarcisio Bertone : Khá nhiều tai tiếng trong những năm gần đây
Đức Ông Pietro Parolin cũng đã từng có dịp cộng tác với người tiền nhiệm của mình là Hồng Y Tarcisio Bertone, người vốn trong những năm gần đây bị khá nhiều tai tiếng trong các vụ việc xẩy ra trong thâm cung của Tòa thánh. Thậm chí trong hàng Giáo phẩm La Mã người ta còn “đồn đại” rằng chính Hồng y Tarciso Bertone là “đầu dây mối nhợ” của những “trăn trở” trong Giáo hội dưới Giáo triều của Benedicto XVI.
Quả thật như thế. Đường lối chính trị và các quyết định của Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone đã bị chỉ trích khá nhiều ngay trong nội bộ của hàng Giáo phẩm. Thậm chí trong thời chuẩn bị bầu Đức Giáo Hoàng mới sau khi Benedicto XVI quyết định từ nhiệm, Hồng Y Tarcisio Bertone đã bị Hồng Y thuộc các dòng tu khác nhau phê phán kịch liệt.
Theo một số nguồn tin bị lộ ra ngoài thì trong những buổi họp nói trên đã xẩy ra một cuộc “khẩu chiến vũ bão” giữa Hồng Y Tarcisio Bertone và Hồng Y João Braz de Aviz , Tổng trưởng Bộ các dòng tu, theo đó chính Hồng Y João Braz de Aviz đã phê phán phong cách độc quyền thống trị của Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone trong hàng Giáo phẩm La Mã trong suốt Giáo triều của Benedetto XVI.
Nhiệm vụ đang chờ
Người ta còn nhớ là trước khi nóc nhà nguyện Sistina tỏa ra khói trắng ngày 13/03/2013 để báo tin mừng về việc Hồng Y Bergoglio được tấn phong Đức Giáo Hoàng thứ 266 của Tòa thánh, chính Pietro Parolin đã tuyên bố lòng mong muốn có một Đức Giáo Hoàng đến từ Châu Mỹ Latinh.
Ông nói: “Châu Mỹ Latinh có đầy đủ thẩm quyền để có thể đề cử một vị Giáo chủ của Tòa Thánh. Đừng quên rằng Châu Mỹ Latinh là lục địa có con số giáo dân Công giáo lớn nhất trên thế giới. Châu Mỹ Latinh là hình tượng tiêu biểu của một “Giáo xứ sinh động”, có mặt toàn diện trong xã hội, một lục địa có đầy đủ nhận thức tâm linh của sứ mạng truyền giáo. Do đó, tôi tin rằng việc tấn phong một Giáo chủ đến từ Châu Mỹ Latinh cũng có nghĩa là ghi đậm một dấu ấn trong quá trình “truyền bá Tin mừng” trong thời đại hôm nay và cũng là một đóng góp tích cực cho Giáo hội trong quá trình đối diện và tìm giải pháp cho những vấn đề trọng đại hiện nay trên thế giới như nghèo đói, bất công xã hội, chung sống hòa bình”.
Vatican muốn bước sang trang sử mới
Như thế thì từ nay vị sứ thần của Tòa Thánh tại Venezuela sẽ “kề vai sát cánh” với Đức Giáo Hoàng Bergoglio trong quá trình vất vả khó khăn để đưa toàn bộ hàng Giáo phẩm La Mã ra khỏi cơn lốc “Vatileaks” với những xì-căng-đan về xâm phạm nhi dục, về một lobby đồng tính luyến ái ngay trong hàng Giáo phẩm, về những vụ đấu đá tranh chấp quyền lực nội bội, và nhất là phải cải tổ lại toàn bộ cấu trúc quản lý guồng máy kinh tế tài chánh của Tòa Thánh, vốn trong thời gian gần đây bị quá nhiều tai tiếng xuyên qua những xì-căn-đan nổ ra trong ngay chính cơ quan IOR vốn được coi như là “ngân hàng của Vatican”.
Tuy nhiên, trước khi đi đến quyết định thay đổi nhân sự trong ngôi vị Quốc vụ khanh, Đức Giáo Hoàng Phanxico cũng đã có quyết định làm giảm bớt quyền bính của Quốc vụ khanh bằng cách lập ra một kiểu “Thượng hội đồng” gồm 8 vị Hồng Y ở khắp các địa phận trên thế giới với mục tiêu hỗ trợ Đức Giáo Hoàng trong quá trình cải tổ giáo hội La Mã. Do đó tân Quốc vụ khanh Pietro Parolin cũng sẽ không có mặt trong “Thượng hội đồng” nói trên.
Theo một số quan sát viên am tường thế giới Vatican, thì quyết định của Đức Giáo Hoàng là nhằm thiết lập một mô hình hoạt động mới : Quốc vụ khanh sẽ hoàn toàn độc lập không chịu ảnh hưởng của 8 vị Hồng Y trong “Thượng hội đồng”, và bù lại “Thượng hội đồng” cũng sẽ hoàn toàn độc lập trong quá trình cải tổ giáo phận La Mã.
Điều đáng chú ý là tân Quốc vụ khanh lại được Đức Giáo Hoàng phân trách nhiệm theo dõi các hoạt động của Ủy ban Giáo Hoàng đặc trách về việc cải tổ lại cơ cấu quản lý guồng máy kinh tế- hành chính của Tòa Thánh, chủ yếu là của cơ quan IOR, đặc biệt là những cải tổ cần thiết của cơ quan này để đáp ứng những yêu cầu về tiêu chuẩn hoạt động minh bạch tài chánh ngân hàng mà Ủy Ban Châu Âu đã từng yêu cầu. Và có lẽ đây là điểm “nóng” nhất trong các hoạt động của tân Quốc vụ khanh Pietro Parolin trong thời gian sắp tới.
Như thế với quyết định thay đổi nhân sự trong chức vụ Quốc vụ khanh, Tòa Thánh một mặt đang tìm cách tháo gỡ những hệ lụy chia rẽ gây ra trong những đợt đấu nội bộ gần đây dưới thời của Tarcisio Bertone, mặt khác, với việc tấn phong một nhà ngoại giao chuyên nghiệp vào chức Quốc vụ khanh, Tòa Thánh đang tìm cách gầy dựng lại một uy thế chính trị ngoại giao vững chãi, bởi vì chính những đấu đá chia rẽ nội bộ trong những năm dưới Giáo triều của Benedicto XVI đã làm suy giảm vị thế chính trị ngoại giao của Tòa Thánh trên sân khấu quốc tế.
Sau khi “cặp bài trùng” Ratzinger-Bertone đã để lại nhiều rạn nứt trong hàng Giáo phẩm La Mã, với sự kiện tột đỉnh là quyết định từ nhiệm của chính Ratzinger, bây giờ đến “cặp bài trùng” Bergoglio-Parolin. Đức Giáo Hoàng đến từ Buenos Aires, còn Quốc vụ khanh thì đến từ Caracas, như thế không những chỉ có Giáo chủ đến từ Châu Mỹ Latinh, mà đến cả “Tể Tướng” cũng đến từ lục địa đó. Hơn cả niềm mong mỏi của chính Pietro Parolin trong thời điểm “Mật nghị Hồng Y” để bầu ra Đức Giáo Hoàng Phanxico năm ngoái.
Điều này cũng có nghĩa là về mặt nội bộ Giáo phận La Mã sẽ có nhiều thay đổi sâu sắc trong thời gian sắp tới.
Copy từ: RFI
.....................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét