Chuyên
gia Ake Sellstrom, chỉ đạo cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc về việc
dùng vũ khí hóa học tại Syria, trao bản báo cáo cho TTK LHQ Ban Ki-moon,
ngày 15/09/2013
REUTERS
Từ New York, thông tín viên Karim Lebhourg tường trình :
« Cho dù bản báo cáo chưa được công bố, nhưng người ta biết là các kết luận của các thanh tra đã làm rõ về việc sử dụng vũ khí hóa học trong vụ tấn công vào Ghouta, ngày 21/08. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon khẳng định là có các bằng chứng không thể chối cãi được.
Tuy nhiên, phần cơ bản của bản báo cáo lại nằm trong các chi tiết phân tích các mẫu phẩm : Loại khí độc nào đã được dùng và tập trung vào đâu ? Khí độc này được sử dụng với loại đạn nào và hướng bắn ? Có rất nhiều yếu tố cho phép suy luận điều mà bản báo cáo không nêu ra : Ai đứng đằng sau vụ tấn công ngày 21/08.
Do Pháp và Mỹ đều cho rằng những yếu tố này kết tội quân đội Syria, bản báo cáo sẽ củng cố thêm lập trường của hai nước để đòi phải lập một hệ thống kiểm soát và thanh tra mang tính ràng buộc rất chặt chẽ, để dỡ bỏ mạng lưới vũ khí hóa học của Syria. Một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc sẽ được bỏ phiếu trong nhũng ngày tới để triển khai thỏa thuận đạt được tại Geneve giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov.
Các nước phương Tây muốn tiếp tục duy trì mối đe dọa sử dụng vũ lực. Còn Nga thì muốn là những đe dọa này chỉ giới hạn ở mức trừng phạt mà thôi ».
« Cho dù bản báo cáo chưa được công bố, nhưng người ta biết là các kết luận của các thanh tra đã làm rõ về việc sử dụng vũ khí hóa học trong vụ tấn công vào Ghouta, ngày 21/08. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon khẳng định là có các bằng chứng không thể chối cãi được.
Tuy nhiên, phần cơ bản của bản báo cáo lại nằm trong các chi tiết phân tích các mẫu phẩm : Loại khí độc nào đã được dùng và tập trung vào đâu ? Khí độc này được sử dụng với loại đạn nào và hướng bắn ? Có rất nhiều yếu tố cho phép suy luận điều mà bản báo cáo không nêu ra : Ai đứng đằng sau vụ tấn công ngày 21/08.
Do Pháp và Mỹ đều cho rằng những yếu tố này kết tội quân đội Syria, bản báo cáo sẽ củng cố thêm lập trường của hai nước để đòi phải lập một hệ thống kiểm soát và thanh tra mang tính ràng buộc rất chặt chẽ, để dỡ bỏ mạng lưới vũ khí hóa học của Syria. Một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc sẽ được bỏ phiếu trong nhũng ngày tới để triển khai thỏa thuận đạt được tại Geneve giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov.
Các nước phương Tây muốn tiếp tục duy trì mối đe dọa sử dụng vũ lực. Còn Nga thì muốn là những đe dọa này chỉ giới hạn ở mức trừng phạt mà thôi ».
Copy từ: RFI
....................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét