CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Facebook ở VN: Đồng sàng dị 'mạng'

Cập nhật: 15:32 GMT - thứ hai, 2 tháng 9, 2013

Chương trình Impact của BBC đưa tin về Nghị định 72
Truyền hình BBC và nhiều hãng tin nói về Nghị định 72 hôm 2/9

Ngày 2/9 cũng đánh dấu ngày làm việc đầu tiên Nghị định 72 về quản lý internet của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực.
Nhiều hãng thông tấn lớn đều có tường thuật về chuyện này.
Họ nhắc lại chuyện hàng chục cây viết mạng đang phải ngồi tù và Việt Nam nằm trong 10 nước cuối bảng về tự do báo chí trong số 179 nước có tên trong bảng xếp hạng của tổ chức Phóng viên Không Biên giới.
Người vào trang chủ của tổ chức này gặp ngay lời mời ký thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho 35 blogger đang bị cầm tù.
Trong khi đó các quan chức Việt Nam và cả một số nhà phân tích nói rằng họ muốn chấn chỉnh tình trạng sao chép bừa bãi và vi phạm bản quyền.
Hơn nữa  Nghị định 72, trong đó có việc cấm các trang mạng cá nhân hay trang tin nội bộ của các công ty đăng tin tổng hợp, lặp lại nhiều nội dung của  Nghị định 97 ban hành hồi năm 2008, theo nhà báo Nguyễn Vạn Phú.
Còn nhà quan sát David Brown của Hoa Kỳ cho rằng Nghị định 72, cũng giống nhiều văn bản pháp luật khác của Việt Nam, là sản phẩm của ý thức hệ Marxist và ít tính thực tiễn.
Hơn nữa, cũng theo ông Brown, Việt Nam đã có một loạt những biện pháp khác từ tội trốn thuế tới, tuyên truyền chống nhà nước hay lật đổ chế độ để xử lý những người bất tuân.

Đồng sàng dị 'mạng'

Trong tiếng Việt, 'đồng sàng dị mộng' có nghĩa là nằm cùng giường nhưng mộng tưởng khác nhau, mà cũng có thể diễn giải theo nghĩa cùng một cộng đồng nhưng không cùng chí hướng.
Mạng xã hội, mà nổi tiêng nhất là Facebook, hiện vẫn là sân chơi chính của giới trẻ với cách suy nghĩ khác hẳn thế hệ già hơn mà nhiều người đang nắm vai trò quản lý mạng và quản lý xã hội nói chung.
Nhưng ngay cả trong số khoảng 10-15 triệu thành viên Facebook ở Việt Nam cũng có sự khác biệt về cách sử dụng mạng và điều này cũng đúng khi nhìn rộng ra trên mạng internet.
Chỉ có một số nhỏ người dùng Facebook, vốn hầu hết có trình độ đại học hay cao hơn, dùng mạng này để bày tỏ quan điểm chính trị và kêu gọi có những thay đổi trong chính trường Việt Nam.
Cũng có những trang Facebook chính trị được khá nhiều người 'thích', chẳng hạn hơn 130.000 người của trang Bấm Nhật ký yêu nước hay gần 400.000 của  Tạp chí Chim Lợn.
Đây cũng không phải là những con số quá lớn so với số fan hơn 470.000 của nghệ sỹ hài  Xuân Hinh hay 670.000 của  Mạng xã hội văn học.
Trang Nguyễn Tấn Dũng
Trên Facebook có nhiều trang có tên thủ tướng Việt Nam
Trong khi đó trên Facebook cũng tồn tại những trang  Nguyễn Tấn Dũng của 'Hội ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng' với hơn 190.000 người thích và trang 'Thủ tướng  Nguyễn Tấn Dũng' với 2.000 người thích.
Trang ' Nguyễn Tấn Dũng' khác cũng có hơn 850 người đăng ký nhận tin.
Điều có thể khẳng định là những trang này không phải của thủ tướng Việt Nam và ông và giới trẻ có thể coi là đồng sàng dị mạng.
Hố ngăn cách giữa các chính trị gia Việt Nam và người dân, nhất là giới trẻ lớn hơn nhiều so với một số nước bởi rào cản ý thức hệ và cả công nghệ.
"[C]hính trị gia Việt Nam khi muốn tới với công chúng. Họ không kiểm soát được truyền thông chính thống nên rất tích cực dùng mạng xã hội."
Nếu người dân Anh, một trong số ít các đối tác chiến lược với Hà Nội, gõ tên Thủ tướng David Cameron vào Facebook họ sẽ thấy ở đầu các kết quả tìm kiếm là  trang chính thức đã được Facebook chứng nhận là của ông thủ tướng với hơn 190.000 người thích.
Khi huyền thoại phát thanh của nước Anh qua đời, ông Cameron đã lên mạng xã hội Twitter gửi lời chia buồn. Đây là cách nói với công chúng rằng 'các bạn ở đâu, chúng tôi ở đó để phục vụ các bạn và chia sẻ thông tin và cảm xúc của các bạn'.
Khi Tổng thống Barack Obama tái đắc cử, ông cũng lên mạng Twitter gửi đi ảnh hai vợ chồng ông ôm nhau với ba chữ 'bốn năm nữa'.
Gần 300.000 người đã lưu lại thông điệp này trong khi có tới gần 800.000 chia sẻ tin nhắn của ông với bạn bè qua Twitter.
Những ví dụ trên đây cho thấy các chính trị gia phương Tây vất vả hơn chính trị gia Việt Nam khi muốn tới với công chúng.
Họ không kiểm soát được truyền thông chính thống nên rất tích cực dùng mạng xã hội.

Giá trị Facebook

Các cộng đồng trên thế giới, từ cộng đồng mạng Facebook hay cộng đồng tạo nên cả một quốc gia đều là những 'cộng đồng tưởng tượng', theo Giáo sư Benedict Anderson, tác giả của cuốn sách cùng tên.
Lấy ví dụ về quốc gia, ông Anderson nói ngay cả trong một quốc gia nhỏ nhất các thành viên cũng không thể biết hết nhau, nghe về nhau chứ chưa nói tới chuyện gặp tất cả thành viên của quốc gia đó.
Bởi vậy từ khi con người thôi sống trong những nhóm nhỏ và bản sắc của họ một phần dựa trên một cộng đồng lớn hơn, toàn bộ các cộng đồng trên thế giới đều được 'tưởng tượng' hoặc 'sáng tạo ra' vì đa số các thành viên biết về các thành viên khác thông qua các thông tin gián tiếp thay vì trực tiếp mắt thấy tai nghe.
Thông điệp của ông Obama trên Twitter
Tổng thống Barack Obama có 36 triệu người đăng ký nhận tin qua Twitter
Tương tự, với hơn một tỷ người dùng, Facebook được người ta coi là 'quốc gia' lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau có Trung Quốc và Ấn Độ.
Những người dùng này không thể nào hy vọng có thể kết nối thực với những thành viên Facebook còn lại nhưng họ chia sẻ những giá trị chung.
Đó là sự tự do chia sẻ thông tin và tự do sống ảo, dĩ nhiên theo những nguyên tắc ửng xử cộng đồng do Facebook đưa ra.
Nhưng cũng có những người nổi tiếng có số người hâm một trên mạng xã hội, chẳng hạn Twitter, bằng số dân của một nước dân số trung bình.
Có thể kể tới các ca sỹ  Justin Bieber với gần 44 triệu,  Lady Gaga với hơn 40 triệu và  Barack Obama với 36 triệu.
Giáo sư Anderson nói dù khái niệm quốc gia vô cùng trừu tượng và cộng đồng trong đó chỉ là 'tưởng tượng' nhưng hàng triệu người đã sẵn sàng nằm xuống vì sự trừu tượng và tưởng tượng đó.
Mặc dù khẳng định họ không có ý cấm đoán chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, các chính trị gia Việt Nam hẳn không muốn cộng đồng, dù là tưởng tượng, trên Facebook hay các mạng xã hội khác có thể tạo ra các tác động thật khiến quyền lực vốn đã lung lay của họ thêm suy yếu.


Copy từ: BBC


..........................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét