CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Trang Ba Sàm bình luận: Nghị Định 72 -(phần 6)


- Sau bài thứ nhất bữa qua Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói về Nghị định 72, giờ là bài thứ 2: Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: “Nghị định 72 bảo vệ lợi ích người dùng Internet” (Infonet).
“Tôi xin khẳng định Nghị định 72 không cấm các cá nhân cung cấp, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ thông tin trên mạng. Trong thời gian qua, một số thông tin trên báo chí và mạng xã hội khi viết về Nghị định 72 đã có sự diễn giải chưa đầy đủ và chưa chính xác về nội dung này. Nội dung điều 20 nêu các khái niệm nhằm phân biệt các loại hình trang thông tin điện tử theo tính chất thông tin và mục đích sử dụng để có biện pháp quản lý phù hợp. Trong đó có khoản 4 quy định về trang thông tin điện tử cá nhân: …”
Như độc giả đã biết, sau 5 phần bình luận về Nghị định 72  này, chúng tôi đang tạm dừng để chuyển qua bình chủ đề “bỏ đảng”, “đa đảng”. Nhưng ngay trước ngày NĐ72 bắt đầu có hiệu lực, xin được có vài dòng nhận xét cụ thể về hiệu lực, hiệu quả pháp lý, mà trong bài trả lời phỏng vấn trên của Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng cho thấy phần nào khả năng sẽ xảy ra: 
+ Đối tượng được xác định là “vi phạm” NĐ này về những điều khoản gọi là “tổng hợp thông tin”, “trích dẫn thông tin” chỉ có thể bị xử lý hành chính, tức là phạt tiền, cảnh cáo.
+ Thế nhưng việc xác định được thế nào là “vi phạm” của một trang mạng (web, blog, Facebook…) là vô cùng khó, nhất là đối với việc ra quyết định của một cơ quan quản lý. Việc xác định trách nhiệm của người nào quản lý, tham gia quản lý, quản lý ở cấp độ nào (vì có thể có tới 3 cấp độ quản lý) với trang mạng có “vi phạm” đó lại càng khó hơn. Lực lượng “chức năng” để xác định trách nhiệm cũng sẽ là một khó khăn khác, đó là thanh tra sở 4T, hay phải là “thanh tra liên ngành” trong đó có công an. Cách hiểu và thực hiện rất có thể không thống nhất của các cơ quan về một văn bản không rõ ràng như vậy là một khó khăn nữa. Và đương nhiên câu chuyện mang tính pháp lý đó có thể phải dẫn đến việc cùng kéo nhau ra … tòa. 
Để lấy hình ảnh so sánh cho dễ hiểu, thì lâu nay các cơ quan chức năng đang quản lý báo chí như là quản gà nuôi nhốt, nay tham vọng quản lý mạng xã hội, thì sẽ như thể quản … chim trời, là thứ còn khó hơn cả quản “gà nuôi thả”, là đám trang mạng được cấp giấy phép nhưng đang hoạt động tùm lum. 
+ Những cái khó trên không chỉ xuất phát từ tính chất vô cùng đa dạng của “mạng ảo”, mà còn từ nội dung NĐ 72 có rất nhiều điểm không rõ ràng (đã được nêu ở 5 bình luận trước). Phía trước các cơ quan quản lý đang phải chờ đợi các “công cụ hỗ trợ” là một “thông tư hướng dẫn“, một nghị định “xử phạt vi phạm trong lĩnh vực Internet” và thậm chí cả một nghị định về “cung cấp thông tin công cộng qua biên giới” nữa. 
+ Thêm một cái khó khác cho cơ quan quản lý là sẽ có trang mạng tuyên bố thay đổi người quản lý, quản trị trang (tựa cách trang Ba Sàm đã từng làm, như đã thuật lại trong bình luận thứ nhất); họ có thể “có danh”, nhưng cũng có thể “vô danh”, có thể “trong biên giới” hoặc “ngoài biên giới” …  
Cuộc “vật lộn” của Thanh tra sở 4T Hà Nội năm ngoái với blogger Nguyễn Xuân Diện, để cuối cùng đưa ra hình thức xử phạt khiên cưỡng với mấy triệu đồng , mà cũng còn phải vật vã mãi để tìm cách thu được tiền sau khi ra quyết định, là một ví dụ khá gần. Nay với công cụ mới là NĐ72 với đầy khiếm khuyết, mù mờ vậy, xem ra sẽ còn khó hơn.

Copy từ: Ba Sàm


......................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét