Môt quán cà phê internet tại Hà Nội
REUTERS
Bản Tuyên bố của cư dân mạng Việt Nam lên án nghị định 72 có
tên gọi đầy đủ là « Tuyên bố nghị định số 72/2013/NĐ-CP vi phạm hiến
pháp, pháp luật Việt Nam và các công ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia ».
Hiện tại, đã có 108 người ký tên vào bản Tuyên bố, sẽ đón nhận chữ ký
đến 19 giờ ngày 28/08/2013.
Đầu tháng 8/2013, ngay sau khi được công bố chính thức, Nghị định 72 về kiểm soát Internet của chính phủ Việt Nam đã bị rất nhiều chỉ trích trong nước. Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lên án đây là một nghị định tiêu diệt tự do ngôn luận. Hoa Kỳ cũng bày tỏ sự quan ngại đối với chủ trương hạn chế internet tại Việt Nam.
Từ Hà Nội,
trả lời phỏng vấn RFI, Tiến sĩ Nguyễn Quang A – một trong những người ký
tên vào bản Tuyên bố này – cho biết một số suy nghĩ của ông về Nghị
định này :
« Thực sự là, cái nghị định này cản trở không chỉ internet của Việt Nam, mà cản trở sự phát triển chung của xã hội, cũng như kinh tế. (…)
Về cơ bản, nghị định này rất mập mờ. Chúng ta thấy là vài ba ông thứ trưởng của Bộ Thông tin – Truyền thông đã lên tiếng giải thích nó như thế này, chứ không phải như thế kia. Trong một văn bản quy phạm pháp luật mà đến những người soạn thảo, người thì nói như thế này, người thì nói như thế kia, thì sẽ tạo ra một cái cơ hội cho chủ yếu là bên an ninh họ có thể diễn giải một cách rất tùy tiện để đàn áp những người được cho là ‘‘vi phạm’’.
Có lẽ chủ yếu nhất là có một điều quy định rằng các trang thông tin cá nhân thì không thể trở thành một ‘‘trang thông tin tổng hợp’’. Thì người ta có thể dựa vào những quy định như thế để trấn áp những người nào mà họ thích.
Đây là một cái nghị định thực sự đã được chuẩn bị từ lâu rồi. Khoảng 2 năm trước, người ta đã tổ chức rất là nhiều hội thảo lấy ý kiến và đã đưa dự thảo nghị định này lên trên mạng để lấy ý kiến của người dân trong vòng 60 ngày. Sau khi đã hết các thủ tục theo luật định, thì dự thảo này đã được đặt lên bàn thủ tướng hơn một năm rồi. Nội dung mà thủ tướng đã ký ngày 15/07, thì cũng nguyên như dự thảo đã được thảo luận. Sở dĩ mà bây giờ, mà dư luận mới thực sự quan tâm, là bởi vì trong thời gian vừa qua, thì Nhà nước đã có những biện pháp rất là mạnh mẽ trong việc ngăn chặn các blogger. Trong một thời gian rất ngắn, rất nhiều blogger đã bị bỏ tù. Và đấy gần như là một giọt nước tràn ly để dấy lên một phong trào phản đối nghị định này.
Tôi nghĩ rằng sự lưỡng lự của chính phủ để ngâm cái nghị định đó hơn một năm trời, rồi mới ký (cho thấy) họ không thể nêu một cách rất mạch lạc, rõ ràng là ý họ muốn cái gì.
Ở đây tôi cũng phải nói một điều nữa là Nghị định 72 này nó dài hơn nghị định trước đó, chủ yếu là ở những phần liên quan đến games lines và những thứ khác, chứ không phải những điểm mấu chốt mà bản Tuyên bố này nêu lên. Mà nếu xem lại cái quy định cũ, thì về cơ bản cũng gần gần như thế. Hay nói cách khác, trước nó đã tù mù và cái quy định muốn siết chặt như thế cũng đã không thể siết được. Và với cái này người ta lại muốn siết chặt thêm nữa, thì tôi nghĩ rằng, họ cũng không thể đạt được cái mục đích của họ, trừ một mục đích là tạo cái cớ đế trừng trị người nào mà họ thích ».
Đầu tháng 8/2013, ngay sau khi được công bố chính thức, Nghị định 72 về kiểm soát Internet của chính phủ Việt Nam đã bị rất nhiều chỉ trích trong nước. Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lên án đây là một nghị định tiêu diệt tự do ngôn luận. Hoa Kỳ cũng bày tỏ sự quan ngại đối với chủ trương hạn chế internet tại Việt Nam.
« Thực sự là, cái nghị định này cản trở không chỉ internet của Việt Nam, mà cản trở sự phát triển chung của xã hội, cũng như kinh tế. (…)
Về cơ bản, nghị định này rất mập mờ. Chúng ta thấy là vài ba ông thứ trưởng của Bộ Thông tin – Truyền thông đã lên tiếng giải thích nó như thế này, chứ không phải như thế kia. Trong một văn bản quy phạm pháp luật mà đến những người soạn thảo, người thì nói như thế này, người thì nói như thế kia, thì sẽ tạo ra một cái cơ hội cho chủ yếu là bên an ninh họ có thể diễn giải một cách rất tùy tiện để đàn áp những người được cho là ‘‘vi phạm’’.
Có lẽ chủ yếu nhất là có một điều quy định rằng các trang thông tin cá nhân thì không thể trở thành một ‘‘trang thông tin tổng hợp’’. Thì người ta có thể dựa vào những quy định như thế để trấn áp những người nào mà họ thích.
Đây là một cái nghị định thực sự đã được chuẩn bị từ lâu rồi. Khoảng 2 năm trước, người ta đã tổ chức rất là nhiều hội thảo lấy ý kiến và đã đưa dự thảo nghị định này lên trên mạng để lấy ý kiến của người dân trong vòng 60 ngày. Sau khi đã hết các thủ tục theo luật định, thì dự thảo này đã được đặt lên bàn thủ tướng hơn một năm rồi. Nội dung mà thủ tướng đã ký ngày 15/07, thì cũng nguyên như dự thảo đã được thảo luận. Sở dĩ mà bây giờ, mà dư luận mới thực sự quan tâm, là bởi vì trong thời gian vừa qua, thì Nhà nước đã có những biện pháp rất là mạnh mẽ trong việc ngăn chặn các blogger. Trong một thời gian rất ngắn, rất nhiều blogger đã bị bỏ tù. Và đấy gần như là một giọt nước tràn ly để dấy lên một phong trào phản đối nghị định này.
Tôi nghĩ rằng sự lưỡng lự của chính phủ để ngâm cái nghị định đó hơn một năm trời, rồi mới ký (cho thấy) họ không thể nêu một cách rất mạch lạc, rõ ràng là ý họ muốn cái gì.
Ở đây tôi cũng phải nói một điều nữa là Nghị định 72 này nó dài hơn nghị định trước đó, chủ yếu là ở những phần liên quan đến games lines và những thứ khác, chứ không phải những điểm mấu chốt mà bản Tuyên bố này nêu lên. Mà nếu xem lại cái quy định cũ, thì về cơ bản cũng gần gần như thế. Hay nói cách khác, trước nó đã tù mù và cái quy định muốn siết chặt như thế cũng đã không thể siết được. Và với cái này người ta lại muốn siết chặt thêm nữa, thì tôi nghĩ rằng, họ cũng không thể đạt được cái mục đích của họ, trừ một mục đích là tạo cái cớ đế trừng trị người nào mà họ thích ».
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét