(Trái hay Phải)
- Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định, Bà mẹ Việt Nam anh
hùng, người hoạt động cách mạng trước 1/1/1945 sẽ thuộc đối tiên ưu
tiên, được cộng 2 điểm khi dự thi đại học, dù có thể tuổi đời đã thuộc
xưa nay hiếm.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Ngày 4/7, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 24/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Theo đó, tại điểm a của khoản 1 điều 7 bổ sung đối tượng ưu tiên vào đối tượng 03, gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Bên cạnh các đối tượng đã được quy định ưu tiên từ trước như: Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; người có công giúp đỡ cách mạng.
Các Bà mẹ Việt Nam anh hùng hầu hết đều đã tuổi cao, sức yếu. Ảnh chụp các mẹ dự Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, hồi tháng 10/2010. |
Thông tư do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký căn
cứ Nghị định 31/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn
thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng,
và theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo
dục. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/8/2013.
Đây quả thực là một quy định rất kịp thời, mang nhiều ý nghĩa, đậm tính nhân văn sâu sắc của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, thể hiện tình thần đền ơn đáp nghĩa, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Đặc biệt, Thông tư ban hành đúng thời điểm cả nước đang tiến hành nhiều hoạt động để chào mừng kỷ niệm 66 năm ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2013), cũng không rõ việc ban hành Thông tư này của Bộ GD&ĐT có nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng hay không.
Hiện cả nước còn hơn 44.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, nhưng hầu hết các mẹ tuổi đã cao, sức yếu, nhiều mẹ cuộc sống còn khó khăn, sống neo đơn lúc tuổi già.
Còn nếu tính tuổi những người hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng 8/1945, nếu tính sinh vào năm 1945 và hoạt động cách mạng (điều không thể) thì năm nay đã 68 tuổi, còn nếu hoạt động từ năm 7-10 tuổi, thì năm nay cũng đã 75-80 tuổi, không biết còn đủ sức đi thi đại học hay không.
Xét về mặt lý thuyết vẫn sẽ có trường hợp đi thi đại học, và việc quy định bổ sung của Bộ GD&ĐT là có tầm nhìn xa rất lớn, đề phòng có trường hợp đó lại phải loay hoay tìm chính sách ưu tiên. Chỉ tiếc, sao Bộ không quy định đặc cách tuyển thẳng luôn những đối tượng thi “xưa nay chưa có” này, mà chỉ xếp vào nhóm được ưu tiên có 2 điểm (nhóm 3). Không nhẽ Bộ đã nhìn xa, nhưng tầm còn hạn chế.
Còn nếu không quy định cũng đâu có sao, vì nếu có những trường hợp như trên đi thi, Bộ có thể linh động cho được đặc cách tuyển thẳng, miễn thi, thậm chí Giám đốc, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chính quy đều có thể ra quyết định được. Ngay như các em thí sinh khuyến tật ngành giáo dục còn quyết miễn thi được, thì tại sao phải thêm quy định để thay phải sửa đổi cả một Thông tư.
Nói vậy thôi chứ giờ cuộc sống của nhiều người có công với cách mạng còn khổ lắm, lâu lâu báo chí lại có một vài bài phản ánh Bà mẹ Việt Nam anh hùng địa phương này, người có công ở tỉnh kia sống trong chòi lá, nhà tranh, không ai chăm sóc… thì việc Bộ GD&ĐT đưa ra quy định trên xem như cũng có phần động viên các mẹ, các anh về mặt tinh thần, để tiếp tục vượt qua khó khăn. Bom đạn chiến tranh, nỗi đau mất người chồng, người con, một phần máu xương mình các mẹ, các anh còn trải qua được, thì giờ chút ít khó khăn vật chất chỉ là tạm thời, trước mắt, chỉ là đôi chút quên lãng của chính quyền, nên rất cần sự sẻ chia từ xã hội, nhất là lãnh đạo các Bộ ngành.
Đây quả thực là một quy định rất kịp thời, mang nhiều ý nghĩa, đậm tính nhân văn sâu sắc của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, thể hiện tình thần đền ơn đáp nghĩa, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Đặc biệt, Thông tư ban hành đúng thời điểm cả nước đang tiến hành nhiều hoạt động để chào mừng kỷ niệm 66 năm ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2013), cũng không rõ việc ban hành Thông tư này của Bộ GD&ĐT có nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng hay không.
Hiện cả nước còn hơn 44.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, nhưng hầu hết các mẹ tuổi đã cao, sức yếu, nhiều mẹ cuộc sống còn khó khăn, sống neo đơn lúc tuổi già.
Còn nếu tính tuổi những người hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng 8/1945, nếu tính sinh vào năm 1945 và hoạt động cách mạng (điều không thể) thì năm nay đã 68 tuổi, còn nếu hoạt động từ năm 7-10 tuổi, thì năm nay cũng đã 75-80 tuổi, không biết còn đủ sức đi thi đại học hay không.
Xét về mặt lý thuyết vẫn sẽ có trường hợp đi thi đại học, và việc quy định bổ sung của Bộ GD&ĐT là có tầm nhìn xa rất lớn, đề phòng có trường hợp đó lại phải loay hoay tìm chính sách ưu tiên. Chỉ tiếc, sao Bộ không quy định đặc cách tuyển thẳng luôn những đối tượng thi “xưa nay chưa có” này, mà chỉ xếp vào nhóm được ưu tiên có 2 điểm (nhóm 3). Không nhẽ Bộ đã nhìn xa, nhưng tầm còn hạn chế.
Còn nếu không quy định cũng đâu có sao, vì nếu có những trường hợp như trên đi thi, Bộ có thể linh động cho được đặc cách tuyển thẳng, miễn thi, thậm chí Giám đốc, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chính quy đều có thể ra quyết định được. Ngay như các em thí sinh khuyến tật ngành giáo dục còn quyết miễn thi được, thì tại sao phải thêm quy định để thay phải sửa đổi cả một Thông tư.
Nói vậy thôi chứ giờ cuộc sống của nhiều người có công với cách mạng còn khổ lắm, lâu lâu báo chí lại có một vài bài phản ánh Bà mẹ Việt Nam anh hùng địa phương này, người có công ở tỉnh kia sống trong chòi lá, nhà tranh, không ai chăm sóc… thì việc Bộ GD&ĐT đưa ra quy định trên xem như cũng có phần động viên các mẹ, các anh về mặt tinh thần, để tiếp tục vượt qua khó khăn. Bom đạn chiến tranh, nỗi đau mất người chồng, người con, một phần máu xương mình các mẹ, các anh còn trải qua được, thì giờ chút ít khó khăn vật chất chỉ là tạm thời, trước mắt, chỉ là đôi chút quên lãng của chính quyền, nên rất cần sự sẻ chia từ xã hội, nhất là lãnh đạo các Bộ ngành.
- Phạm Thanh
Copy từ: Phụ Nữ Today
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét