Tuần qua làng Facebook của Việt Nam râm ran tin mạng xã hội này có nguy cơ bị chính quyền chặn quyết liệt.
Một số người dùng Facebook nói họ đã gọi tới các công ty dịch vụ internet để chất vấn và được giải thích các công ty nhận lệnh phải hạn chế truy cập trang mạng này.
Có Facebooker thậm chí còn sợ đợt cấm mới sẽ vô hiệu hóa cả những thủ thuật mà từ trước tới nay người ta vẫn dùng để vượt tường lửa vào Facebook.
Nhưng ngay lập tức một số người đã lên tiếng nói rằng Việt Nam hiện đang phải chơi theo luật của Tổ chức Thương mại Thế giới mà Hà Nội gia nhập cách đây đã sáu năm và ngăn cản hoạt động thương mại của Facebook không phải là chuyện dễ dàng.
Ngoài ra Facebook cũng đã trở thành nơi nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm tới để tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Tới Chủ Nhật, 23/6, một số độc giả BBC xác nhận họ vẫn phải trèo tường lửa để sử dụng Facebook.
Kênh phát thông tin
Mặc dù Facebook chỉ mới tham gia sân chơi toàn cầu hồi năm 2006, gần 10 năm sau khi mạng xã hội đầu tiên Six Degrees (nay đã đóng cửa) ra đời, mạng xã hội này nay đã có hơn một tỷ người dùng.Nếu Facebook là một quốc gia, họ có dân số đông thứ ba thế giới chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Người ta cũng dự đoán số người dùng Facebook sẽ lớn hơn cả dân số 1,3 tỷ người của Trung Quốc trong vòng ba năm tới.
Tất cả năm nước cộng sản còn lại trên thế giới, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Bắc Hàn và Cuba đều chặn Facebook ở mức độ nào đó.
Nhưng hiện vẫn có ước tính cho rằng hơn 60 triệu người Trung Quốc và ít nhất 15 triệu người Việt Nam sử dụng dịch vụ của Facebook.
Hầu hết những người dùng Facebook này chia sẻ những thông tin về cuộc sống của họ với người thân, bạn bè và mạng lưới quan hệ.
Điều này không có gì khó hiểu bởi trong số bảy yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới hạnh phúc mà kinh tế gia Richard Layard đã chỉ ra thì năm yếu tố (trừ 1 và 5) liên quan tới các mối quan hệ và liên hệ xã hội. Đó là:
- Quan hệ gia đình
- Tình hình tài chính
- Công việc
- Cộng đồng và bạn bè
- Sức khỏe
- Tự do cá nhân
- Giá trị cá nhân.
Hơn nữa ranh giới giữa một thông điệp riêng tư và một kênh phát thông tin cho hàng ngàn, triệu người trên Facebook chỉ là việc thay đổi lựa chọn chia sẻ thông tin với 'bạn bè' hay với 'công chúng', mà về lý thuyết là cộng đồng hơn một tỷ người trên Facebook và thậm chí cả cộng đồng hơn 2,4 tỷ người dùng internet.
Đây là lý do nhiều nhà hoạt động đã dùng Facebook để đưa các tin tức mà truyền thông nhà nước không thể đưa.
'Lửa nhỏ, cháy to'
Các cây viết mạng của Việt Nam tìm tới Facebook vào đúng lúc chính quyền bị cáo buộc tăng cường trấn áp những tiếng nói trái chiều.Nhiều tổ chức nhân quyền và chính quyền các nước đã chỉ trích việc Hà Nội bỏ tù hàng chục cây viết mạng.
Sự gia nhập Facebook của các công dân mạng Việt Nam cũng diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng niềm tin trên toàn cầu.
"Qua chia sẻ những nỗi buồn và hy vọng trên không gian công cộng miễn phí Internet, qua kết nối với nhau và cùng hình dung ra những dự án từ nhiều nguồn khác nhau, các cá nhân hình thành những mạng lưới ... Họ đến bên nhau và sự cùng nhau này đã giúp họ vượt qua sợ hãi."
Manuel Castells
"Không có niềm tin, mọi thứ đều đổ vỡ. Không có niềm tin, khế ước xã hội tan biến và con người biến mất vì họ trở thành những cá nhân thủ thế chiến đấu để tồn tại...
"Qua chia sẻ những nỗi buồn và hy vọng trên không gian công cộng miễn phí Internet, qua kết nối với nhau và cùng hình dung ra những dự án từ nhiều nguồn khác nhau, các cá nhân hình thành những mạng lưới ... Họ đến bên nhau và sự cùng nhau này đã giúp họ vượt qua sợ hãi..."
Facebook là một trong những mạng lưới như vậy, nhưng ngay cả mạng lưới này cũng đang bị cho là có khả năng bị thôn tính bởi sự tham lam của các công ty sở hữu mạng xã hội và nỗi sợ cũng như sự độc đoán của các chính phủ.
Cây viết chuyên về internet và mạng xã hội Geert Lovink từng than thở "Internet đã từng thay đổi thế giới nhưng giờ đây thế giới đang thay đổi internet".
Ông Lovink cho rằng các chính phủ và các công ty đang thôn tính internet để phục vụ mục tiêu của chính họ trong khi các công dân đang mất khả năng dùng internet và mạng xã hội để thay đổi môi trường sống theo chiều hướng tốt hơn.
Bà Dijck nói nếu như người dùng Internet được tạp chí Time của Hoa Kỳ tôn vinh là nhân vật của năm hồi năm 2006 thì tới năm 2010, ông chủ của Facebook, Mark Zuckerberg, đã lấy lại danh hiệu của người dùng mạng bao gồm cả mạng xã hội Facebook.
Còn tại Việt Nam, một số chính trị gia đang nhìn Facebook với sự e ngại.
Mặc dù cũng giống như số người tham gia biểu tình trên đường phố, những người dùng Facebook như những nhà hoạt động chỉ là thiểu số.
Nhưng một cựu quan chức trong guồng máy của Đảng Cộng sản đã chỉ ra rằng chính quyền sợ "lửa nhỏ" có thể dẫn tới "cháy to".
Đây có lẽ là lý do đằng sau điều mà nhiều người nghi ngờ rằng chính quyền đang gia cố bức tường lửa nhằm ngăn chặn sự lan tỏa của mạng xã hội.
Copy từ: BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét