Nhà hoạt động dân quyền Sombath Somphone (DR)
Cách nay gần sáu tháng, ngày 15/12/2012, Sombat Somphone, giám
đốc tổ chức phi chính phủ nổi tiếng nhất tại Lào, đã bị công an bắt giữ
tại thủ đô Vientiane. Từ đó đến nay, ông hoàn toàn bặt tin. Chính phủ
Lào khẳng định rằng họ không hề hay biết hay dính dáng vào vụ bắt cóc
này.
Nhiều nước vẫn rất hoài nghi về các tuyên bố đó : Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đã ra thông báo kêu gọi chính quyền Lào tiến hành một cuộc điều tra đàng hoàng và cho công bố kết quả. Tuy nhiên, chính phủ Lào vẫn bám chặt lập luận ban đầu, theo đó vụ ông Sombat mất tích là hệ quả của một cuộc « tranh chấp kinh doanh », nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Arnaud Dubus, Thông tín viên RFI trong khu vực, vừa ghé Vientiane trong một tuần lễ, để điều tra về vụ mất tích bí ẩn này. Trước hết anh gắn liền vụ việc này với hoạt động của nhân vật Sombat Somphone.
Arnaud Dubus : Sombat Somphone là một giám đốc tổ
chức phi chính phủ nổi tiếng nhất của Lào. Qua học ở Mỹ vào thập niên
60, ông sau đó đã trở về Lào, thành lập một tổ chức mang tên là PADTEC,
chuyên đào tạo thanh niên ở các vùng nông thôn.
Một trong những nhiệm vụ của tổ chức này là làm cho mọi người nhận thức rõ về quyền lợi của họ được ghi trong luật pháp của Lào. Nhờ những cống hiến tận tụy của mình, Sombat đã được trao giải thưởng Magsaysay rất có uy tín của Philippines, thường được gọi là "giải Nobel hòa bình châu Á."
Chính vì thế mà vụ ông bị bắt cóc vào ngày 15/12/2012 đã gây chấn động trong cộng đồng của các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Đông Nam Á. Nhiều người đã huy động lực lượng để tạo ra một mạng lưới đặt trụ sở tại Thái Lan, nhằm duy trì áp lực trên chính phủ Lào, buộc Vientiane làm sáng tỏ vụ mất tích và tìm cách giúp ông Sombat được trả tự do.
RFI : Anh đã điều tra trong một tuần tại Vientiane. Anh có tìm thấy thêm bằng chứng mới nào về vụ mất tích của ông Sombat hay không ?
Arnaud Dubus : Có rất nhiều giả thuyết, nhưng rất ít điều chắc chắn. Đầu mối chính là cảnh công an bắt giữ ông Sombat vào tối ngày 15 tháng 12, đã được một camera giám sát ghi lại, và đoạn video đã được phát trên Internet.
Tại một quốc gia như Lào, với hệ thống an ninh được tổ chức rất tốt, từ cấp cao nhất đến cấp thôn xã, không ai có thể nghĩ rằng cảnh sát lại không thể tìm thấy chiếc xe Jeep của ông Sombat hay những người - công an và thường dân – mà ta thấy đang bắt cóc ông Sombat trong đoạn video.
Nguyên nhân vụ bắt cóc ông Sombat có lẽ có liên quan đến Diễn đàn Nhân dân Á-Âu, diễn đàn của các tổ chức phi chính phủ được tổ chức vào tháng Mười năm ngoái, ngay trước Hội nghị thượng đỉnh Á Âu. Sombat là đồng chủ tịch của Ủy ban Tổ chức Diễn đàn Nhân dân đó, và tại các diễn đàn này, nhiều người dân làng Lào đã lên tiếng công khai tố cáo những vụ tịch thu đất đai cho các dự án đầu tư khai thác mỏ hoặc các đồn điền.
Những lời tố cáo đó đã khiến giới lãnh đạo cao nhất trong chính quyền Lào, trong đó có Bộ Chính trị đảng Cộng sản Lào, hết sức tức giận. Vụ bắt cóc ông Sombat xảy ra một vài tuần sau đó.
RFI : Chính quyền Lào cho đến nay đã phản ứng như thế nào trước áp lực quốc tế ?
Arnaud Dubus : Có vẻ như là giới chính khách Lào, những người đứng đằng sau vụ bắt cóc này, hoàn toàn đánh giá thấp phản ứng quốc tế. Dường như họ tin rằng vấn đề này sẽ bị lãng quên sau một vài tuần lễ. Thế nhưng, điều đó đã không xảy ra.
Nhiều nước châu Âu chẳng hạn đã đặt trường hợp Sombat Somphone lên hàng ưu tiên trong quan hệ song phương với Lào. Và mỗi khi có một quan chức nào của Lào đi thăm châu Âu, hồ sơ này đều được nêu bật trong các cuộc tiếp xúc. Tại châu Á, Singapore là quốc gia năng động nhất. Lý do là bà Shui Meng, vợ ông Sombat, là một công dân Singapore.
Thậm chí Việt Nam cũng không hài lòng với thái độ của chính phủ và Đảng Cộng sản Lào. Như chúng ta biết, Hà Nội không quan tâm nhiều đến nhân quyền, nhưng trong vụ này, Việt Nam cho rằng Lào đã xử lý vụ việc một cách vô cùng kém cỏi, thể hiện sự bất tài và ngu xuẩn.
Việc để cho đoạn video quay cảnh công an bắt giữ ông Sombat bị tiết lộ, rồi sau đó chính quyền lại nhất mực chối cãi là không dính líu gì đến vụ việc, là điều không thể bào chữa được, tương tự như rất nhiều điểm mâu thuẫn mà nhà chức trách Lào khư khư bảo vệ.
Điều khiến Hà Nội bực tức là trường hợp này, với tiếng vang quốc tế của nó, đã nêu bật nhiều hoạt động đáng ngờ của doanh nghiệp Việt Nam tại miền Nam Lào, nhất là trong lĩnh vực trồng cây cao su. Các khoản đầu tư vào nước Lào đôi khi dẫn đến việc tịch thu đất đai của nông dân, như đã được nêu lên trong một bản báo cáo gần đây của tổ chức Global Witness.
RFI : Ông Somphone Sombat đã bị mất tích gần sáu tháng nay rồi. Liệu có hy vọng ông ấy còn sống sót hay không ?
Arnaud Dubus : Hầu hết người mà tôi gặp ở Vientiane đều nghĩ rằng ông Sombat đã bị thủ tiêu. Tôi đã gặp bà vợ của ông ấy. Tất nhiên là bà hy vọng chồng mình vẫn còn sống. Nhưng sau hơn năm tháng chờ đợi, bà như đã bị đánh quỵ, và thần kinh bị bất ổn.
Một số người mà tôi đã tiếp xúc, đã nói với tôi rằng kể cả khi ông Sombat đã bị những kẻ bắt cóc sát hại, áp lực quốc tế trên trường hợp này vẫn có vai trò rất quan trọng, vì sẽ cho phép bảo vệ trong tương lai rất nhiều người Lào khác, giống như ông Sombat, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm để giúp xã hội Lào đang phải sống dưới một chế độ vẫn duy trì những phản xạ toàn trị theo kiểu Stalin.
Những người chủ mưu vụ bắt cóc ông Sombat sẽ suy nghĩ hai lần trước khi tái diễn.
RFI : Xin cảm ơn thông tín viên Arnaud Dubus.
Nhiều nước vẫn rất hoài nghi về các tuyên bố đó : Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đã ra thông báo kêu gọi chính quyền Lào tiến hành một cuộc điều tra đàng hoàng và cho công bố kết quả. Tuy nhiên, chính phủ Lào vẫn bám chặt lập luận ban đầu, theo đó vụ ông Sombat mất tích là hệ quả của một cuộc « tranh chấp kinh doanh », nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Arnaud Dubus, Thông tín viên RFI trong khu vực, vừa ghé Vientiane trong một tuần lễ, để điều tra về vụ mất tích bí ẩn này. Trước hết anh gắn liền vụ việc này với hoạt động của nhân vật Sombat Somphone.
Một trong những nhiệm vụ của tổ chức này là làm cho mọi người nhận thức rõ về quyền lợi của họ được ghi trong luật pháp của Lào. Nhờ những cống hiến tận tụy của mình, Sombat đã được trao giải thưởng Magsaysay rất có uy tín của Philippines, thường được gọi là "giải Nobel hòa bình châu Á."
Chính vì thế mà vụ ông bị bắt cóc vào ngày 15/12/2012 đã gây chấn động trong cộng đồng của các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Đông Nam Á. Nhiều người đã huy động lực lượng để tạo ra một mạng lưới đặt trụ sở tại Thái Lan, nhằm duy trì áp lực trên chính phủ Lào, buộc Vientiane làm sáng tỏ vụ mất tích và tìm cách giúp ông Sombat được trả tự do.
RFI : Anh đã điều tra trong một tuần tại Vientiane. Anh có tìm thấy thêm bằng chứng mới nào về vụ mất tích của ông Sombat hay không ?
Arnaud Dubus : Có rất nhiều giả thuyết, nhưng rất ít điều chắc chắn. Đầu mối chính là cảnh công an bắt giữ ông Sombat vào tối ngày 15 tháng 12, đã được một camera giám sát ghi lại, và đoạn video đã được phát trên Internet.
Tại một quốc gia như Lào, với hệ thống an ninh được tổ chức rất tốt, từ cấp cao nhất đến cấp thôn xã, không ai có thể nghĩ rằng cảnh sát lại không thể tìm thấy chiếc xe Jeep của ông Sombat hay những người - công an và thường dân – mà ta thấy đang bắt cóc ông Sombat trong đoạn video.
Nguyên nhân vụ bắt cóc ông Sombat có lẽ có liên quan đến Diễn đàn Nhân dân Á-Âu, diễn đàn của các tổ chức phi chính phủ được tổ chức vào tháng Mười năm ngoái, ngay trước Hội nghị thượng đỉnh Á Âu. Sombat là đồng chủ tịch của Ủy ban Tổ chức Diễn đàn Nhân dân đó, và tại các diễn đàn này, nhiều người dân làng Lào đã lên tiếng công khai tố cáo những vụ tịch thu đất đai cho các dự án đầu tư khai thác mỏ hoặc các đồn điền.
Những lời tố cáo đó đã khiến giới lãnh đạo cao nhất trong chính quyền Lào, trong đó có Bộ Chính trị đảng Cộng sản Lào, hết sức tức giận. Vụ bắt cóc ông Sombat xảy ra một vài tuần sau đó.
RFI : Chính quyền Lào cho đến nay đã phản ứng như thế nào trước áp lực quốc tế ?
Arnaud Dubus : Có vẻ như là giới chính khách Lào, những người đứng đằng sau vụ bắt cóc này, hoàn toàn đánh giá thấp phản ứng quốc tế. Dường như họ tin rằng vấn đề này sẽ bị lãng quên sau một vài tuần lễ. Thế nhưng, điều đó đã không xảy ra.
Nhiều nước châu Âu chẳng hạn đã đặt trường hợp Sombat Somphone lên hàng ưu tiên trong quan hệ song phương với Lào. Và mỗi khi có một quan chức nào của Lào đi thăm châu Âu, hồ sơ này đều được nêu bật trong các cuộc tiếp xúc. Tại châu Á, Singapore là quốc gia năng động nhất. Lý do là bà Shui Meng, vợ ông Sombat, là một công dân Singapore.
Thậm chí Việt Nam cũng không hài lòng với thái độ của chính phủ và Đảng Cộng sản Lào. Như chúng ta biết, Hà Nội không quan tâm nhiều đến nhân quyền, nhưng trong vụ này, Việt Nam cho rằng Lào đã xử lý vụ việc một cách vô cùng kém cỏi, thể hiện sự bất tài và ngu xuẩn.
Việc để cho đoạn video quay cảnh công an bắt giữ ông Sombat bị tiết lộ, rồi sau đó chính quyền lại nhất mực chối cãi là không dính líu gì đến vụ việc, là điều không thể bào chữa được, tương tự như rất nhiều điểm mâu thuẫn mà nhà chức trách Lào khư khư bảo vệ.
Điều khiến Hà Nội bực tức là trường hợp này, với tiếng vang quốc tế của nó, đã nêu bật nhiều hoạt động đáng ngờ của doanh nghiệp Việt Nam tại miền Nam Lào, nhất là trong lĩnh vực trồng cây cao su. Các khoản đầu tư vào nước Lào đôi khi dẫn đến việc tịch thu đất đai của nông dân, như đã được nêu lên trong một bản báo cáo gần đây của tổ chức Global Witness.
RFI : Ông Somphone Sombat đã bị mất tích gần sáu tháng nay rồi. Liệu có hy vọng ông ấy còn sống sót hay không ?
Arnaud Dubus : Hầu hết người mà tôi gặp ở Vientiane đều nghĩ rằng ông Sombat đã bị thủ tiêu. Tôi đã gặp bà vợ của ông ấy. Tất nhiên là bà hy vọng chồng mình vẫn còn sống. Nhưng sau hơn năm tháng chờ đợi, bà như đã bị đánh quỵ, và thần kinh bị bất ổn.
Một số người mà tôi đã tiếp xúc, đã nói với tôi rằng kể cả khi ông Sombat đã bị những kẻ bắt cóc sát hại, áp lực quốc tế trên trường hợp này vẫn có vai trò rất quan trọng, vì sẽ cho phép bảo vệ trong tương lai rất nhiều người Lào khác, giống như ông Sombat, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm để giúp xã hội Lào đang phải sống dưới một chế độ vẫn duy trì những phản xạ toàn trị theo kiểu Stalin.
Những người chủ mưu vụ bắt cóc ông Sombat sẽ suy nghĩ hai lần trước khi tái diễn.
RFI : Xin cảm ơn thông tín viên Arnaud Dubus.
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét