Bửu Long
27-06-2013
Gần
hai mươi ngày trở lại đây, thế giới truyền thông một lần nữa trở nên
hot nhờ vào tên Cù Huy Hà Vũ. Có thể nói, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ rất có
duyên (hoặc nợ gì đó) với truyền thông, cuộc đời ông đã từng 3 lần làm
cho truyền thông trở nên sôi động, và đương nhiên, ba lần đó đều kéo
theo một vai phụ hết sức to con là nhà nước Cộng sản Việt Nam.
Lần đầu tiên, vào những năm 2000, Ts Vũ đã đánh thức “nền truyền thông”
vốn dĩ èo ọp, nói như mớ ngủ và nhệu nhạo không tròn vành rõ chữ bởi thứ
thông tin đã bị xào nấu, bóp méo và thổi phồng. Đương nhiên là mọi câu
chuyện về Ts Vũ cũng đã bị dùng qua những thao tác này. Nhưng cái khác
là nếu như trước đó, người ta không muốn nghe thì đến khi Ts Vũ bị
truyền thông thi nhau đánh, thi nhau lăng mạ rằng thân sinh của ông – cố
thi sĩ Cù Huy Cận – từng tuyên bố mình không có đứa con bất đạo như
tiến sĩ Vũ. Kết cục, dư luận được một trận cười ra tấm ra mẻ vì lối đưa
tin xuyên tạc, mạ lị và không có cơ sở này.
Ở lần này, vô hình trung, ý niệm về thông tin ngoài luồng, trong luồng, chính thống, phi chính thông, lề trái, lề phải, lề nhà nước, lề dân… được nhắc đến nhiều hơn, và độc giả cũng quan tâm đến thông tin ngoài luồng, thông tin không phải của nhà nước nhiều hơn. Bởi ở đó, họ tìm thấy sự thật, tìm thấy tiếng nói đồng cảm và hơn hết là ít nhất họ cũng xả được stress chính trị bởi mình đang sống trong một sinh quyển độc tài, hà khắc và u ám Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Một thứ nhà nước mà đến quyền được nói cũng không còn, ngay cả việc nghe đài BBC, VOA, RFA, RFI… cũng phải mở một cách lén lút, chứ đừng nói đến cỡ Radio Tiếng Nước Tôi, hay Radio Chân Trời Mới. Một chế độ mà những năm 1975 trở về sau, những người lính VNCH chỉ cần nhắc đến chính quyền cũ, nói rằng chế độ cũ văn minh, tiến bộ thì liền sau đó bị gọi lên ủy ban xã, phường, bị bợp tai cho đến gãy răng, bị dày vò, tù tội…
Ở lần này, vô hình trung, ý niệm về thông tin ngoài luồng, trong luồng, chính thống, phi chính thông, lề trái, lề phải, lề nhà nước, lề dân… được nhắc đến nhiều hơn, và độc giả cũng quan tâm đến thông tin ngoài luồng, thông tin không phải của nhà nước nhiều hơn. Bởi ở đó, họ tìm thấy sự thật, tìm thấy tiếng nói đồng cảm và hơn hết là ít nhất họ cũng xả được stress chính trị bởi mình đang sống trong một sinh quyển độc tài, hà khắc và u ám Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Một thứ nhà nước mà đến quyền được nói cũng không còn, ngay cả việc nghe đài BBC, VOA, RFA, RFI… cũng phải mở một cách lén lút, chứ đừng nói đến cỡ Radio Tiếng Nước Tôi, hay Radio Chân Trời Mới. Một chế độ mà những năm 1975 trở về sau, những người lính VNCH chỉ cần nhắc đến chính quyền cũ, nói rằng chế độ cũ văn minh, tiến bộ thì liền sau đó bị gọi lên ủy ban xã, phường, bị bợp tai cho đến gãy răng, bị dày vò, tù tội…
Lần thứ nhì, sau nhiều cú bị Tiến sĩ Vũ đánh vỗ mặt, dường như danh dự
của đảng Cộng sản bị lung lay, nhớm chân, nhất là danh dự vốn rất ít ỏi
của các đảng viên cao cấp liên đới trong vụ việc Ts Vũ nêu ra. Một cuộc
chiến mới hình thành và khai hỏa. Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị công an
Sài Gòn (có kết hợp với công an bộ ở Hà Nội vào) đến bắt trong khách
sạn…. ở Sài Gòn. Bằng chứng để làm khó và bắt Ts Vũ là hai chiếc bao cao
su đã qua sử dụng trong sọt rác. Và, xét về mặt công luận, có vẻ như
công an đã đi bắt ghen giùm bà Nguyễn Thị Dương Hà (vợ Ts Vũ) hơn là đi
làm công vụ, mặc dù bà Dương Hà không hề thuê họ và cũng không hề tin
rằng ông Vũ đã tư tình với người thư ký. Cú đánh hỏa mù của nhà cầm
quyền khi bắt Ts Vũ ít nhiều làm dư luận thấy phân vân, khó hiểu và hơi
hoài nghi… Nhưng càng về sau, chính những luận điệu có tính mâu thuẫn
của nhà cầm quyền đã tự làm lộ sự không thật của họ. Sự mến mộ dành cho
Ts Vũ càng được nâng cao.
Hệ quả của lần ám toán này là TS Vũ bị kết án 7 năm tù giam vì tội tuyên
truyền chống phá nhà nước. Và, hậu quả của bản án vừa khôi hài, vừa
thiểu năng này là uy tín của nhà cầm quyền thêm một lần nữa bị suy
suyễn, người ta thẳng thừng nhìn nhận và phản ảnh sự man trá cũng như sự
dốt nát mà nó đã/đang áp đặt lên toàn thể quốc dân cũng như những thủ
đoạn bỉ ổi mà nó đã dùng đối với những trí thức yêu nước, các phong trào
yêu nước cũng dâng cao hơn, mạnh hơn và những trí thức trẻ vào cuộc, họ
hoạt động không còn nề hà, ngại ngùng hay lo sợ trước sự đàn áp của nhà
cầm quyền. Mọi hoạt động dân chủ có khuynh hướng chuyển sang công khai.
Đặc biệt, trong giai đoạn này, phong trào mang tên Con Đường Việt Nam ra
đời. Một lần nữa, sự công khai và ít nhiều được “công nhận” từ phía nhà
cầm quyền đã vô hình trung tạo lửa cho nhiều phong trào khác đang còn
nằm trong vòng bí mật. Trên hết, sự công khai này như một bằng chứng về
giá trị được xác lập của tính bền bĩ trong đấu tranh dân chủ để đi đến
thành tựu ban đầu.
Bẵng đi một thời gian khá lâu, câu chuyện về TS Cù Huy Hà Vũ tưởng đã
tạm lắng xuống. Những gương mặt mới, trẻ trung xuất hiện như Đinh Nguyên
Kha, Nguyễn Phương Uyên. Hai bạn sinh viên trẻ đã bị bắt trong lúc đấu
tranh kêu gọi dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam và kêu gọi toàn thể quốc
dân cùng đứng dậy chống ngoại xâm Trung Quốc, chống độc tài, chống cường
quyền bạo chúa.
Trước cái gọi là vành móng ngựa và phiên tòa của nhà nước Cộng sản, hai
bạn trẻ Phương Uyên, Nguyên Kha đã tỏa sáng bởi thái độ điềm tĩnh, phản
pháo một cách mạch lạc, khúc chiết những câu luận tội từ công tố viên
viện kiểm sát. Nhưng, đáng kính nể hơn cả vẫn là sự kiên định và xác
quyết của hai bạn trẻ về con đường họ đã lựa chon, không dấm dúi, không
chối bỏ, thẳng thắng công nhận mình chống đảng Cộng sản nhưng không phản
bội dân tộc, quốc gia, vì dân tộc, quốc gia gồm hơn 90 triệu dân không
thể bị đánh đồng với chưa đầy 5 triệu đảng viên Cộng sản. Hơn nữa, đảng
Cộng sản lại là loại tổ chức chính trị thuộc vào diện lạc hậu và man rợ
nhất trong nhân loại hiện nay. Nếu đánh đồng dân tộc với nó, điều này
cũng đồng nghĩa với hành vi hạ nhục dân tộc, quốc thể…
Một lần nữa, câu chuyện và hình ảnh của Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha đã
tạc vào lịch sử một trang mới về nhận thức và hành động của tuổi trẻ
Việt Nam trước vận mệnh đất nước. Và, đây cũng là lúc mọi dòng nhiệt
huyết dành cho đất nước trong lớp trẻ bắt đầu vận hành một cách mạnh mẽ,
nhịp nhàng hơn gấp nhiều lần so với trước. Điều này khiến cho nhà cầm
quyền một lần nữa khủng hoảng và hoang mang. Họ thật sự hoang mang.
Sự hoang mang của họ thể hiện rất rõ nét, hàng loạt blogger bị bắt,
trong đó, đáng kể nhất là Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào. Hai blogger
này được xem là công thần của chế độ trong một hình tướng mới mệnh danh
phản biện nhưng thực tế là họ tạo đối trọng nhằm cân bằng nhiệt cho
không khí chính trị nhằm đảm bảo an toàn chế độ. Suy cho cùng, việc bắt
các blogger này vừa mang tính chất trả thù phe nhóm trong đảng Cộng sản
nhưng đồng thời lại vừa đe nẹt mọi blogger không thuộc lề đảng Cộng sản
nhằm xả nhiệt quả cầu đã quá căng trong tâm lý quốc dân. Nhưng, có vẻ
như càng bắt bớ, càng hành hung, cái mà nhà nước Cộng sản nhận được hoàn
toàn không như họ mong muốn.
Chưa kịp trấn tĩnh vì những náo động chính trị từ nội bộ đến quốc dân,
từ chuyện đất đai, kinh tế cho đến chuyện bành trướng Trung Quốc và
những cú tuột dốc đau đầu của nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước, nhà cầm
quyền luôn phải đương đầu và chống đỡ những cuộc đấu tranh bất bạo động
dưới hình thức biểu tình trong nhân dân để kêu gọi chống Trung Quốc, kêu
gọi trả quyền sử dụng đất hợp lẽ mà nhà nước đã ngang nhiên cướp đi của
nhân dân… Thì liền sau đó, cuộc khai hỏa mới của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ
ngay trong trại giam số 5 Thanh Hóa khiến cho nhà cầm quyền thêm một lần
nữa phải lúng túng, nói dối và trơ trẽn.
Lần này, không dừng ở yếu tố dân chủ, nhân quyền phổ thông mà TS Vũ còn
đi sâu thêm một bước đấu tranh cho quyền tối thiểu, hợp pháp của một tù
nhân nói chung và tù nhân lương tâm nói riêng. Khởi sự của việc này là
những yêu cầu của ông về phía cán bộ trại giam, sau đó, chỉ được đáp ứng
nửa vời, ông tuyên bố tuyệt thực. Và cuộc tuyệt thực của ông tạo hiệu
ứng lan tỏa một cách không thể ngờ được. Hàng loạt trí thức lớn từ trẻ
đến già, từ trong nước đến hải ngoại đã tình nguyện tuyệt thực cùng TS
Vũ nhằm đánh động lương tri thế giới và kêu gọi những tổ chức nhân quyền
quốc tế vào cuộc.
Nhà cầm quyền Việt Nam hoàn toàn lúng túng trong trường hợp này. Sự lúng
túng và lớ ngớ lộ rõ khi họ quyết định đưa ra một đoạn phim phóng sự về
Cù Huy Hà Vũ trong trại giam với đầy đủ tiện nghi, ăn no ngủ kĩ, nói
năng bổ bả, thân thiện với cán bộ quản giáo và được hưởng các chế độ đặc
biệt và luôn đòi hỏi quá đáng, không hề có chuyện tuyệt thực nào cả mà
TS Vũ đang ăn uống bình thường, mỗi ngày ăn nhiều lần, mỗi lần ăn gấp ba
người bình thường… Nói chung, mọi thông số đưa ra trong phóng sự đều có
tính mạ lị, bôi nhọ và rẻ rúng TS Vũ. Chỉ có một điểm lạ là mọi nhân
chứng trong phim đều được quay rõ mặt, trừ nhân vật chính là Tiến sĩ Cù
Huy Hà Vũ, khuôn hình không rõ, quay từ sau lưng và có nhiều điểm cho
thấy người trong phim hoàn toàn không phải là Cù Huy Hà Vũ.
Mãi đến trưa ngày 17 tháng 6 năm 2013, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Diêu ở Úc mang
đoạn phim ra phân tích bằng một phần mềm chuyên dụng tách hình và phân
tích sử tính của hình ảnh thì ông phát hiện những thước phim này đã quay
cách đây một năm và dư luận bắt đầu nói đùa rằng nhà nước Cộng sản lần
này rất thật thà, họ không dối vẹm nữa. Vì trong phim nói TS Vũ không
tuyệt thực, mà cách đây một năm thì chuyện đó không xảy ra…! Kết cục,
tưởng hại được người, ai dè tự đưa lưng cho người ta quất. Uy tín của
nhà nước Cộng sản lại thêm một lần nữa xuống thấp cực độ.
Và, qua 3 lần thử lửa với Tiến sĩ Vũ, cái mà nhà nước Cộng sản đạt được
là bắt nhốt và hành hạ ông, và đồng thời, họ cũng trả giá cho chuyện này
quá nặng là thế giới bắt đầu xem thường họ ra mặt, họ bị xếp vào nhóm
man di mọi rợ, khác xa văn minh nhân loại. Ngay cả trong nước, trước
toàn thể quốc dân, đảng Cộng sản trở thành một thứ quái vật nửa người
nửa ngợm, vừa nói láo lại vừa tham lam và gian ác… Dường như, xét về mặt
ý chí, đảng Cộng sản đang tan rã và hấp hối từng giờ, vấn đề cáo chung
của họ đã đến hồi đếm ngược.
Copy từ: Trí Nhân Media
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét