CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Cậy Mỹ cản TQ nhưng không muốn là đồng minh

C. Raja Mohan — DCVOnline lược dịch

myvietViệt Nam muốn dùng Washington để cân bằng với Bắc Kinh, nhưng không muốn trở thành đồng minh quân sự chính thức của Hoa Kỳ .
Trong khi Ấn Độ đang cố để hiểu vấn đề căng thẳng quân sự gần đây dọc biên giới với Trung Quốc, thì Việt Nam, trước những ứng xử cơ bắp của Bắc Kinh trong những tranh chấp lãnh hải ở vùng Biển Đông, đã ôm lấy Hoa Kỳ.
Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc cùng chia sẻ một ý thức hệ — họ là những chính phủ cộng sản cuối cùng ở châu Á — Hà Nội muốn giữ quyền tự quyết chiến lược của mình bằng cách đến gần hơn với Washington.
Phác thảo chiến lược của Hà Nội tại cuộc họp hàng năm của các cơ sở quốc phòng châu Á tại Singapore tối thứ Sáu, Thủ tướng CHXHCN Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, nhấn mạnh sự mất niềm tin hiện nay giữa một Trung Quốc đang lên và các nước láng giềng.
Trong một phát biểu không núp né khi gián tiếp nói đến Trung Quốc, ông Dũng nói,
Ông Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-La Dialogue, Singapore May 31, 2013. Nguồn: Reuters/Edgar Su
Ông Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-La Dialogue, Singapore May 31, 2013. Nguồn: Reuters/Edgar Su
“Ở một nơi nào đó trong khu vực, đã xuất hiện sự yêu chuộng dùng sức mạnh đơn phương, những tuyên bố vô căn cứ và những hành động trái với luật pháp quốc tế xuất phát từ sự áp đặt và chính trị bạo lực.”
Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Hoa Kỳ trong việc gìn giữ an ninh cho nước láng giềng của Trung Quốc. Trong khi Bắc Kinh mô tả Mỹ như một kẻ xâm lăng ở châu Á, ông Dũng nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ là một ‘sức mạnh ở khu Thái Bình Dương’.
“Không quốc gia nào trong khu vực sẽ phản đối việc tham gia chiến lược của các cường quốc ngoài khu vực tham gia nếu những quan hệ đó nhằm mục đích tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển,” ông Dũng nói.
Do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế trụ sở tại London tổ chức, Hội nghị Shangri-La thường niên đã trở thành một phương tiện hội thoại trao, đổi chính cho giới ngoại giao quốc phòng trong khu vực châu Á. Mời Thủ tướng CHXHCN Việt Nam đọc diễn văn chính tại Hội nghị Shangri La năm nay, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế đã làm nổi bật tầm quan trọng chiến lược đang tăng của Hà Nội trong địa chính trị châu Á.
Ông Dũng ngồi ăn tối cùng bàn với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, sự trớ trêu của sự xếp đặt chiến lược mới ở châu Á đã quá rõ, không thể không thấy. Bốn mươi năm trước, Hagel là một trung sĩ thuộc quân đội Mỹ chiến đấu trong cuộc chiến chống cộng sản tại Việt Nam; Ông Dũng là bộ đội ở phía bên kia chiến tuyến, cố gắng đánh bại Mỹ. Hôm nay, Hoa Kỳ và Việt Nam đang cùng chia sẻ lợi ích trong việc thúc đẩy một sự cân bằng mới của hệ thống quyền lực để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Trong bài phát biểu, ông Dũng cũng kêu gọi đoàn kết Đông Nam Á trong việc đàm phán [đa phương] về những tranh chấp lãnh thổ trong khu vực với Trung Quốc. Ông kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển ở châu Á.
Như những người kế thừa một truyền thống chính trị hiện thực mạnh, người lãnh đạo Việt Nam biết rằng sự hiệp nhất của Hiệp hội các nước Đông Nam Á là một nối kết không bền chặt và cũng nhận biết khả năng của Bắc Kinh có thể gây chia rẽ trong khu vực mà không cần nhiều nỗ lực.
Dũng và các cộng sự viên của ông tại Hà Nội cũng ý thức sâu sắc về một thực tế là các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực không có thể buộc Trung Quốc chấp nhận các chuẩn mực pháp lý quốc tế. Lựa chọn duy nhất để đảm bảo lợi ích của Việt Nam, họ biết, nằm trong việc vun xới một hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ và các cường quốc châu Á khác.
Trong lúc đi tìm quan hệ và cam kết sâu xa hơn với Hoa Kỳ, Việt Nam không có ý định từ bỏ chính sách đối ngoại độc lập.
“Việt Nam sẽ không là một đồng minh quân sự với bất cứ nước nào và sẽ không cho phép bất cứ nước nào thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam sẽ không liên minh với bất cứ nước nào để chống lại một nước khác.”
Theo đuổi tự tin của Việt Nam để tìm sự cân bằng sức mạnh chiến lược phức tạp có thể là một mô hình cho các nước trung bình khác ở châu Á đang lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc: muốn dùng Washington để cân bằng với Bắc Kinh, nhưng không muốn trở thành đồng minh quân sự chính thức của Hoa Kỳ .
nnnn
… mình chính thức với nhau nhé? Không mình không nghĩ thế; mình  đến chơi với bạn chẳng qua vì mèo của bạn có duyên thôi.
DCVOnline:  Thủ tướng nước CHXHVN “trả lời”  vài câu hỏi tại Đối thoại Shangri-La. Bạn đọc lưu ý hai câu hỏi của một nữ quân nhân nước CHNDTH (phút 3:10) và một ký giả của nước Cộng hòa Đại Hàn (Republic of Korea, phút thư 7:00) và hai câu trả lởi của ông Nguyễn Tấn Dũng].

Xây dựng Lòng tin Chiến lược. Hỏi đáp với ông Nguyễn Tấn Dũng. (Building Strategic Trust: Nguyen Tan Dung Q&A. Nguồn: The IISS).
(C. Raja Mohan là Viện sĩ tại Cơ sở Nghiên cứu Observer, Delhi và một tác giả đóng góp cho tờ cho The Indian Express)
© 2013 DCVOnline



Copy từ: Đàn Chim Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét