Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF chọn
nữ sinh Nguyễn Phương Anh là một trong những gương mặt điển hình của trẻ
dị tật toàn cầu.
UNICEF cũng chọn Đà Nẵng là nơi sẽ công bố báo cáo đầu tiên về trẻ khuyết tật trên toàn thế giới vào ngày 30/5.
Phương Anh, nữ sinh 16 tuổi của trường Việt Đức ở Hà Nội, đã được nhiều người Việt Nam biết tới khi cô tham gia Cuộc thi tìm kiếm tài năng Vietnam's Got Talent.
Cô mắc bệnh xương thủy tinh và nói rằng đã ít nhất 30 lần bị gãy xương.
Phương Anh không thể sử dụng hai chân và phải ngồi xe lăn.
Cô cũng lấy tên tiếng Anh của mình là Crystal, hay pha lê, vì nó "mong manh và óng ánh", cô giải thích về cái tôi khác của mình trong video bằng tiếng Anh được UNICEF công bố.
Bà Sandra Bisin, Giám đốc Truyền thông của UNICEF ở Việt Nam, nói:
"Chúng tôi tin rằng cô là tấm gương sáng cho cả người khuyết tật và người không khuyết tật.
"Với nghị lực của mình, cô đã khích lệ hàng ngàn, hàng triệu người trên khắp đất nước.
"Phương Anh là trường hợp độc đáo của người khuyết tật vượt qua các định kiến và kỳ thị trong xã hội."
Bản thân Phương Anh, tức Crystal, nói trong video:
"Khi còn nhỏ, tôi nghĩ rằng dị biệt là sự khác biệt xấu.
"Rồi khi lớn lên với tất cả tình yêu của gia đình quanh tôi, gia đình giúp tôi nhận ra khả năng thật sự cũng như bản chất thật sự của tôi.
"Tôi nhận ra rằng không có vấn đề gì khi là Crystal. Mong manh về thể chất là chuyện bình thường.
"Chính vì thế tôi tự hào gọi tôi là Crystal vì tôi muốn mọi người coi tôi là một cô gái mong manh về thể chất nhưng rất khó khuất phục về tinh thần."
Nói về việc tham gia cuộc thi Vietnam's Got Talent hồi năm 2012, nữ sinh 16 tuổi chia sẻ trong video:
"Sự ủng hộ của mọi người lớn tới mức khó tả và khiến tôi cảm thấy mạnh mẽ hơn rất nhiều và tôi thêm tin vào những gì tôi làm.
"Giờ người ta, kể cả người khuyết tật và người không khuyết tật, vẫn nói rằng tôi khích lệ họ."
Cô cũng nói thêm:
"Bạn có thể làm được nhiều việc nếu mọi người tin vào bạn và thực sự đối xử bình đẳng với bạn.
"Với tiếng nói của tôi, tôi hy vọng rằng tôi có thể nâng cao ý thức của mọi người tại bất cứ nơi đâu tôi có mặt về chuyện chúng ta cần phải tử tế với mọi người, nhất là những người khuyết tật vì thái độ có thể thay đổi nhiều thứ."
Ngoài việc chọn Nguyễn Phương Anh là một trong những gương mặt trẻ dị tật tiêu biểu toàn cầu, Liên Hiệp Quốc cũng chọn Đà Nẵng là nơi để công bố báo cáo toàn cầu đầu tiên về trẻ khuyết tật.
UNICEF nói Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực trẻ khuyết tật, từ việc phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật hồi năm 2007 tới việc thông qua Luật người khuyết tật hồi năm 2010.
Bà Sandra Bisin nói Liên Hiệp Quốc cũng hy vọng Việt Nam sẽ gia nhập Công ước về quyền trẻ em vào đầu năm 2014.
Liên Hiệp Quốc ước tính Việt Nam có khoảng 1,3 trẻ khuyết tật và họ nói con số thực tế có thể cao hơn.
UNICEF đang trợ giúp ba trung tâm trợ giúp trẻ khuyết tật ở Đà Nẵng nhằm giúp các em có nghị lực sống và học các kỹ năng để sống độc lập.
Bà Bisin nó UNICEF hy vọng mô hình này sẽ được nhân rộng ra nhiều địa phương khác.
Vị giám đốc truyền thông cũng nói Việt Nam còn nhiều việc phải làm nhằm cải thiện đời sống của trẻ khuyết tật.
Bà nói: "Chúng tôi phải bắt đầu từ đầu và có nhiều thách thức.
"Trẻ khuyết tật phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
"Vẫn còn có sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với các em.
"Trẻ khuyết tật vẫn ít có điều kiện hưởng dịch vụ y tế căn bản, giáo dục hay các dịch vụ khác."
Bà Bisin nói theo khảo sát mà UNICEF giúp Việt Nam tiến hành hồi năm 2004, chỉ có 30% trẻ khuyết tật được nhận hỗ trợ ở một hình thức nào đó từ nhà nước.
Khi được hỏi về các trẻ em bị dị tật bẩm sinh cho chất độc Da cam ở Việt Nam, bà Bisin nói Việt Nam là trường hợp đặc biệt do chịu hậu quả của chiến tranh.
Trong báo cáo toàn cầu về trẻ em khuyết tật, Liên Hiệp Quốc kêu gọi tất cả các nước, trong đó có cả Hoa Kỳ, có những hành động giúp các em đang phải sống với các khuyết tật thể xác.
Phương Anh, nữ sinh 16 tuổi của trường Việt Đức ở Hà Nội, đã được nhiều người Việt Nam biết tới khi cô tham gia Cuộc thi tìm kiếm tài năng Vietnam's Got Talent.
Cô mắc bệnh xương thủy tinh và nói rằng đã ít nhất 30 lần bị gãy xương.
Phương Anh không thể sử dụng hai chân và phải ngồi xe lăn.
Cô cũng lấy tên tiếng Anh của mình là Crystal, hay pha lê, vì nó "mong manh và óng ánh", cô giải thích về cái tôi khác của mình trong video bằng tiếng Anh được UNICEF công bố.
Bà Sandra Bisin, Giám đốc Truyền thông của UNICEF ở Việt Nam, nói:
"Chúng tôi tin rằng cô là tấm gương sáng cho cả người khuyết tật và người không khuyết tật.
"Với nghị lực của mình, cô đã khích lệ hàng ngàn, hàng triệu người trên khắp đất nước.
"Phương Anh là trường hợp độc đáo của người khuyết tật vượt qua các định kiến và kỳ thị trong xã hội."
Bản thân Phương Anh, tức Crystal, nói trong video:
"Khi còn nhỏ, tôi nghĩ rằng dị biệt là sự khác biệt xấu.
"Rồi khi lớn lên với tất cả tình yêu của gia đình quanh tôi, gia đình giúp tôi nhận ra khả năng thật sự cũng như bản chất thật sự của tôi.
"Tôi nhận ra rằng không có vấn đề gì khi là Crystal. Mong manh về thể chất là chuyện bình thường.
"Chính vì thế tôi tự hào gọi tôi là Crystal vì tôi muốn mọi người coi tôi là một cô gái mong manh về thể chất nhưng rất khó khuất phục về tinh thần."
'Tử tế với mọi người'
"Với tiếng nói của tôi, tôi hy vọng rằng tôi có thể nâng cao ý thức của mọi người tại bất cứ nơi đâu tôi có mặt về chuyện chúng ta cần phải tử tế với mọi người, nhất là những người khuyết tật vì thái độ có thể thay đổi nhiều thứ."
Nguyễn Phương Anh
"Sự ủng hộ của mọi người lớn tới mức khó tả và khiến tôi cảm thấy mạnh mẽ hơn rất nhiều và tôi thêm tin vào những gì tôi làm.
"Giờ người ta, kể cả người khuyết tật và người không khuyết tật, vẫn nói rằng tôi khích lệ họ."
Cô cũng nói thêm:
"Bạn có thể làm được nhiều việc nếu mọi người tin vào bạn và thực sự đối xử bình đẳng với bạn.
"Với tiếng nói của tôi, tôi hy vọng rằng tôi có thể nâng cao ý thức của mọi người tại bất cứ nơi đâu tôi có mặt về chuyện chúng ta cần phải tử tế với mọi người, nhất là những người khuyết tật vì thái độ có thể thay đổi nhiều thứ."
Ngoài việc chọn Nguyễn Phương Anh là một trong những gương mặt trẻ dị tật tiêu biểu toàn cầu, Liên Hiệp Quốc cũng chọn Đà Nẵng là nơi để công bố báo cáo toàn cầu đầu tiên về trẻ khuyết tật.
UNICEF nói Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực trẻ khuyết tật, từ việc phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật hồi năm 2007 tới việc thông qua Luật người khuyết tật hồi năm 2010.
Bà Sandra Bisin nói Liên Hiệp Quốc cũng hy vọng Việt Nam sẽ gia nhập Công ước về quyền trẻ em vào đầu năm 2014.
'Kỳ thị và phân biệt'
"Trẻ khuyết tật phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Vẫn còn có sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với các em"
Sandra Bisin, Giám đốc Truyền thông của UNICEF
UNICEF đang trợ giúp ba trung tâm trợ giúp trẻ khuyết tật ở Đà Nẵng nhằm giúp các em có nghị lực sống và học các kỹ năng để sống độc lập.
Bà Bisin nó UNICEF hy vọng mô hình này sẽ được nhân rộng ra nhiều địa phương khác.
Vị giám đốc truyền thông cũng nói Việt Nam còn nhiều việc phải làm nhằm cải thiện đời sống của trẻ khuyết tật.
Bà nói: "Chúng tôi phải bắt đầu từ đầu và có nhiều thách thức.
"Trẻ khuyết tật phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
"Vẫn còn có sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với các em.
"Trẻ khuyết tật vẫn ít có điều kiện hưởng dịch vụ y tế căn bản, giáo dục hay các dịch vụ khác."
Bà Bisin nói theo khảo sát mà UNICEF giúp Việt Nam tiến hành hồi năm 2004, chỉ có 30% trẻ khuyết tật được nhận hỗ trợ ở một hình thức nào đó từ nhà nước.
Khi được hỏi về các trẻ em bị dị tật bẩm sinh cho chất độc Da cam ở Việt Nam, bà Bisin nói Việt Nam là trường hợp đặc biệt do chịu hậu quả của chiến tranh.
Trong báo cáo toàn cầu về trẻ em khuyết tật, Liên Hiệp Quốc kêu gọi tất cả các nước, trong đó có cả Hoa Kỳ, có những hành động giúp các em đang phải sống với các khuyết tật thể xác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét