Người Buôn Gió
Ở các nước tư bản có trộm cắp, có biểu tình phản đối chính sách
chính quyền, có giết người... như ở Việt Nam. Ở Đức này xe đạp mà không
khóa cũng bay luôn không biết khi nào. Túi xách để trong ô tô coi chừng
cửa kính xe bị đập vì cái túi. Đa số bọn ăn cắp là dân lang thang kiểu
di gan, những người ăn bảo trợ xã hội, không muốn đi làm chỉ rượu bia
lướt khướt rồi ra đường ăn xin hay đi trộm cắp. Một số dân châu Á (nước
nào thôi chả nói rõ, cứ nói chung chung cho lành) sang châu Âu cũng làm
những việc chẳng khác gì dân di gan. Nhưng ít ra dân châu Á còn chịu khó
làm hơn dân di gan, có điều họ làm ẩu hoặc làm tắt cho đỡ mất công sức,
bỏ qua những quy định về an toàn này nọ. Mấy cái việc đó cũng gây ra
lắm chuyện ảnh hưởng đến an ninh trật tự đời sống.
Chả bao giờ thấy chính quyền phương Tây, các chính khách phương Tây đăng đàn ba hoa tự ca ngợi là chính trị ở nước họ ổn định, an ninh trật tự ổn định cả. Chắc vì họ thấy đất nước họ còn nhiều điều chưa được vẹn toàn cho lắm, bởi chuyện mất cắp, biểu tình, giết người, làm hàng giả, ăn xin... vẫn còn xảy ra.
Nhưng ở phương Tây điểm xem nước nào mà một năm phải đưa ra tòa xử hàng chục người vì tội chống chính quyền, âm mưu lật đổ chính quyền, tuyên truyền chống phá chính quyền như ở Việt Nam?
Phải chăng bọn cảnh sát, an ninh phương Tây vì không khám phá ra nhiều vụ chống chính quyền như ở Việt Nam, nên bọn lãnh đạo phương Tây nó không dám công nhận là nước nó ổn định chính trị. Chừng nào an ninh phương Tây phải bắt bọn chống chế độ nhiều như ở Việt Nam, chừng ấy bọn Tây mới dám vỗ ngực là nước nó ổn định chính trị và cho đó là công lao, là niềm tự hào.
Thôi! cái bọn tư bản thối nát không bàn làm gì, chúng cũng đã biết nhục mà không dám nhận mình là đất nước ổn định chính trị, cũng bỏ qua cho chúng. Người Việt nói chuyện Việt vậy.
Nhìn xem những vụ xử chống chính quyền ở Việt Nam là những ai? Hòa thượng, Linh mục, Tu sĩ, nhà văn, nhà thơ,nhà báo,nhạc sĩ, giáo sư, kỹ sư,tiến sĩ, nhà giáo, sinh viên, nông dân, doanh nhân, công nhân, người già, thanh niên, phụ nữ... cựu chiến binh thậm chí là cả quan chức nhà nước. Đủ mặt mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2013, trong vòng chưa đầy nửa năm, các bản án cho người chống phá, tuyên truyền chế độ ở Việt Nam lên đến 100 năm tù. Kỷ lục nhất trên thế giới này về số người chống chính quyền và số năm tù phạt người vì tội chống chính quyền chưa? Nước nào trên thế giới này sánh được điều đó, trừ người anh em hữu nghị Trung Quốc. Còn nếu tính theo tỷ lệ dân số thì người anh Trung Quốc có khi còn nghiêng mình bái phục đàn em Việt Nam về những án tù cho người bị kêu tội danh "chống phá chính quyền".
Vậy thử hỏi sự ổn định chính trị ở Việt Nam là do "tuyệt đại đa số
dân chúng tin tưởng vào giai cấp lãnh đạo" hay là "tuyệt đại đa số những
ai không tin vào giai cấp lãnh đạo mà bày tỏ sự bất tin tưởng này đều
bị trừng phạt bằng những án tù rất nặng".
Xem trong nhiều phản hồi trên báo chí Việt Nam về vụ xử hai sinh viên Uyên, Kha vừa rồi. Mới thấy sự hăng say bảo ổn định chế độ, bằng củng cố niềm tin hay là bằng bạo lực, bằng trừng phạt? Thậm chí một kẻ tư xưng là sinh viên năm thứ ba đã kêu gào như thế này trên báo Người Lao Động.
Không thấy phản hồi nào nói đến chuyện ổn định chế độ bằng củng cố niềm tin, bàn bạc đi đến đồng thuận... chỉ có những kêu gào đầy hứng chí và hả hê là xử nặng hơn nữa, trừng phạt tàn bạo hơn nữa để kẻ khác sợ không dám màng đến chuyện bày tỏ bất đồng với chính quyền.
Đất nước chưa đầy nửa năm có đến 20 người thanh niên ra tòa vì tội chống phá chế độ, chính quyền thản nhiên cho 100 năm tù kết án họ. Đất nước có những sinh viên năm thứ ba kêu gào một cách phấn khích như tìm thấy niềm hưng phấn khi đòi kết án tù người sinh viên thật nặng hơn. Chỉ vì những sinh viên ấy bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa bằng những tờ giấy.
Chả nói đến kinh tế suy thoái, doanh nghiệp vỡ nợ, giải thể, các dự án lớn thua lỗ.
Chỉ nhìn thế thôi, đã hiểu sự ổn định trên đất nước này có hay không? Nếu có thì chúng được xây bằng gì?
Chả bao giờ thấy chính quyền phương Tây, các chính khách phương Tây đăng đàn ba hoa tự ca ngợi là chính trị ở nước họ ổn định, an ninh trật tự ổn định cả. Chắc vì họ thấy đất nước họ còn nhiều điều chưa được vẹn toàn cho lắm, bởi chuyện mất cắp, biểu tình, giết người, làm hàng giả, ăn xin... vẫn còn xảy ra.
Nhưng ở phương Tây điểm xem nước nào mà một năm phải đưa ra tòa xử hàng chục người vì tội chống chính quyền, âm mưu lật đổ chính quyền, tuyên truyền chống phá chính quyền như ở Việt Nam?
Phải chăng bọn cảnh sát, an ninh phương Tây vì không khám phá ra nhiều vụ chống chính quyền như ở Việt Nam, nên bọn lãnh đạo phương Tây nó không dám công nhận là nước nó ổn định chính trị. Chừng nào an ninh phương Tây phải bắt bọn chống chế độ nhiều như ở Việt Nam, chừng ấy bọn Tây mới dám vỗ ngực là nước nó ổn định chính trị và cho đó là công lao, là niềm tự hào.
Thôi! cái bọn tư bản thối nát không bàn làm gì, chúng cũng đã biết nhục mà không dám nhận mình là đất nước ổn định chính trị, cũng bỏ qua cho chúng. Người Việt nói chuyện Việt vậy.
Nhìn xem những vụ xử chống chính quyền ở Việt Nam là những ai? Hòa thượng, Linh mục, Tu sĩ, nhà văn, nhà thơ,nhà báo,nhạc sĩ, giáo sư, kỹ sư,tiến sĩ, nhà giáo, sinh viên, nông dân, doanh nhân, công nhân, người già, thanh niên, phụ nữ... cựu chiến binh thậm chí là cả quan chức nhà nước. Đủ mặt mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2013, trong vòng chưa đầy nửa năm, các bản án cho người chống phá, tuyên truyền chế độ ở Việt Nam lên đến 100 năm tù. Kỷ lục nhất trên thế giới này về số người chống chính quyền và số năm tù phạt người vì tội chống chính quyền chưa? Nước nào trên thế giới này sánh được điều đó, trừ người anh em hữu nghị Trung Quốc. Còn nếu tính theo tỷ lệ dân số thì người anh Trung Quốc có khi còn nghiêng mình bái phục đàn em Việt Nam về những án tù cho người bị kêu tội danh "chống phá chính quyền".
Xem trong nhiều phản hồi trên báo chí Việt Nam về vụ xử hai sinh viên Uyên, Kha vừa rồi. Mới thấy sự hăng say bảo ổn định chế độ, bằng củng cố niềm tin hay là bằng bạo lực, bằng trừng phạt? Thậm chí một kẻ tư xưng là sinh viên năm thứ ba đã kêu gào như thế này trên báo Người Lao Động.
Nguyễn Hoàng Nguyên HuyTinh thần của cậu sinh viên này là điều quan trọng mà báo chí cần nhấn mạnh. Đó là kêu gào xử tù nặng hơn nữa với những sinh viên cùng trang lứa với cậu ta vì tội nói xấu Đảng, nói xấu Trung Quốc. Nhưng qua phản hồi của cậu sinh viên này được báo đăng, cho chúng ta thấy một điều là những biện pháp khắc nghiệt, dã man luôn luôn được ưu ái dùng đến trong cái gọi là bảo vệ ổn định chính trị. Đến một cậu sinh viên cũng khát khao đòi hỏi tăng án tù cho bạn mình, một xã hội quá nhân bản!!!
1
17/05/2013 01:35
Là một sinh viên năm thứ 3 mà cái nhận thức về quá kém. Mà cái nhận thức đó còn thua các cháu thiếu nhi nữa. Và cũng tiết thương công sức cha mẹ cho ăn học mười mấy năm trời mà cái nhận thức càng kém đi. Tôi cũng xin đề nghị Bộ Công an cần kiến nghị nhà nước ta tăng mức hình phạt đối với tội tuyên truyền chống phá Nhà nước thật cao để răn đe và làm gương cho những người khác. Hình mức phạt này còn quá thấp chưa răng đe người khác được.
Không thấy phản hồi nào nói đến chuyện ổn định chế độ bằng củng cố niềm tin, bàn bạc đi đến đồng thuận... chỉ có những kêu gào đầy hứng chí và hả hê là xử nặng hơn nữa, trừng phạt tàn bạo hơn nữa để kẻ khác sợ không dám màng đến chuyện bày tỏ bất đồng với chính quyền.
Đất nước chưa đầy nửa năm có đến 20 người thanh niên ra tòa vì tội chống phá chế độ, chính quyền thản nhiên cho 100 năm tù kết án họ. Đất nước có những sinh viên năm thứ ba kêu gào một cách phấn khích như tìm thấy niềm hưng phấn khi đòi kết án tù người sinh viên thật nặng hơn. Chỉ vì những sinh viên ấy bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa bằng những tờ giấy.
Chả nói đến kinh tế suy thoái, doanh nghiệp vỡ nợ, giải thể, các dự án lớn thua lỗ.
Chỉ nhìn thế thôi, đã hiểu sự ổn định trên đất nước này có hay không? Nếu có thì chúng được xây bằng gì?
Copy từ: Dân Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét