Lập Ban Nội chính trên khắp nước
Ban Nội chính sắp được thiết
lập ở hơn sáu mươi tỉnh, thành ở Việt Nam, theo một văn bản nhắc nhở của
Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản gửi các cơ quan thường vụ đảng cấp
tỉnh thành, theo truyền thông trong nước.
Hôm 05/5, trong lúc Hội nghị Trung ương 7 của Đảng đang diễn ra, tờ
Vietnamnet loan tin cho hay '63 tỉnh, thành sẽ có ban nội
chính gồm ba phòng chức năng là văn phòng, theo dõi công tác nội chính,
và theo dõi công tác phòng chống tham nhũng' theo một văn bản từ Trung
ương Đảng.
"Về nhân sự lãnh đạo, Ban Bí thư yêu cầu bố trí cán bộ cỡ ủy viên thường vụ tỉnh/thành ủy làm trưởng ban nội chính.
"Nơi chưa có điều kiện thì giao vị trí quan trọng này cho cấp ủy viên thuộc diện được quy hoạch vào thường vụ tỉnh/thành ủy khóa tới.
"Cơ cấu nhân sự này là tương đồng với chủ trương mà Hội nghị Trung ương 6 đã thông qua.
"Cơ cấu nhân sự này là tương đồng với chủ trương mà Hội nghị Trung ương 6 đã thông qua. Theo đó Trưởng ban Nội chính trung ương và cả Ban Kinh tế trung ương mới tái lập cũng được cơ cấu vào Bộ Chính trị, hoặc chí ít là Ban Bí thư trung ương"
Ý kiến của Ban Bí thư Đảng CSVN
Hôm Chủ Nhật, trao đổi với BBC từ trong nước, nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất bình luận cho rằng đây là kế hoạch, dự kiến từ trước của Bộ Chính trị, Ban bí thư, liên quan tới cả hai Ban.
Tuy nhiên, theo ông hiệu quả của Ban Nội chính ra sao còn ít nhất phụ thuộc vào hai yếu tố mà trước hết là liệu các ông Trưởng ban của hai ban này có được bầu bổ sung vào Bộ chính trị hay không và họ được bầu ra sao.
Và thứ hai, vẫn theo ông Nhất, cần tránh để các Ban này rơi vào tình trạng của Ban Nội chính trước đây thời của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng còn tại chức, theo đó sau khi được thành lập một thời gian, Ban này bị suy giảm vị thế, chấm dứt chức năng khi lãnh đạo Ban về hưu.
'Rối rắm, khó tin'
Blogger này nói: "Cái việc hình thành Ban nội chính của Đảng, nhiều khi tôi thấy cũng rối rắm lắm."Cái việc hình thành Ban nội chính của Đảng, nhiều khi tôi thấy cũng rối rắm lắm... Tôi không tin vào hai ban đó, vì nó cứ thành lập sau một thời gian rồi lại mất thôi"
Blogger Trương Duy Nhất
"Ở những nhiệm kỳ trước, có nhiệm kỳ lập ra trong thời gian ngắn rồi khi ông Trưởng Ban về hưu thì cái ban đó cũng giải thể, vĩ dụ như thời ông Trương Vĩnh Trọng. Tất cả quy về ông Trọng hết, rồi đến khi ông nghỉ hưu thì dẹp ban đó.
Hôm Chủ Nhật, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang bình luận với BBC về cá nhân Trưởng Ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh, cho rằng ông Thanh là một lựa chọn tốt để trở thành một nhân vật cao cấp, thành viên Bộ chính trị lãnh đạo ban này.
Tuy nhiên ông cũng cho rằng ông Thanh có một số nhược điểm cần khắc phục.
Ông nói: "Ông Nguyễn Bá Thanh hơi hăng hái quá, hơi lộ liễu quá, ông tung hô mạnh quá. Ông hô là sẽ bắt hết, nhốt hết.
"Trước đây, ông chỉ đạo hành động ở một thành phố, đơn phương thì tiếng nói của ông ấy có thể có uy tín tuyệt đối, nhưng trăm, triệu con mắt nhìn vào, cả Bộ Chính trị, Trung ương nhìn vào, thì người ta có thể thấy rằng khi quyền vào tay ông ấy, thì ông có thể hơi khó hợp tác, hơi khó điều khiển."
'Vào Bộ chính trị?'
"Vấn đề là họ có đưa ông Thanh vào Bộ Chính trị hay không. Nếu không thì thấy quyền của ông Nguyễn Bá Thanh cũng kém và việc đánh tham nhũng hay sự sắp xếp thay đổi nhân sự không có gì ghê gớm cả"
GS Nguyễn Mạnh Hùng, ĐH George Madison, Hoa Kỳ
Hôm thứ Bảy, 04/5, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Madison Hoa Kỳ nói với BBC:
"Họ đã đưa ông Nguyễn Bá Thanh về làm Nội chính rồi, vấn đề đặt ra là họ có đưa ông Thanh vào Bộ Chính trị hay không. Nếu không thì thấy quyền của ông Nguyễn Bá Thanh cũng kém và việc đánh tham nhũng hay sự sắp xếp thay đổi nhân sự không có gì ghê gớm cả."
Trở lại với văn bản của Ban bí thư gửi các địa phương, theo truyền thông trong nước, tại 63 tỉnh, thành sẽ đều có ban nội chính gồm ba phòng chức năng, với nhân sự của Ban nội chính tại Hà Nội, TP HCM, Nghệ An, Thanh Hóa không quá 30 người và ở các địa phương khác không quá 21 người.
Riêng bảy tỉnh Lai Châu, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Đăk Nông, Kon Tum, Bạc Liêu, Hậu Giang thì nhân sự không quá 15 người, và chỉ tổ chức thành hai phòng, gồm văn phòng cùng phòng theo dõi chung cả mảng nội chính và phòng chống tham nhũng.
Việc tổ chức ban nội chính ở tất cả các tỉnh, thành ủy là nét khá mới so với trước đây, như với nhiệm kỳ của Ban Chấp thành TƯ Đảng khóa 10, theo VietnamNet hôm Chủ Nhật.
"Vì trước khi Ban Nội chính trung ương giải thể, chỉ những tỉnh, thành thực sự có nhu cầu' mới được lập ban nội chính, và phải báo cáo Ban Bí thư," tờ báo cho hay.
Copy từ: BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét