CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Vàng, giáo dục và khám bệnh

Cà phê tối: Vàng, giáo dục và khám bệnh


VRNs (24.04.2013) – Sài Gòn – Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới: “Rửa” vàng bằng cơ chế?
Ngày 24.04, Thanh Niên đưa tin, theo Hiệp hội Vàng thế giới, chỉ trong hai năm 2011 và 2012, tổng nhu cầu vàng VN đã lên đến gần chục tỉ USD. Cũng theo thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, trong 2 năm này số lượng vàng thỏi nhập vào VN còn lớn hơn nhiều. Cụ thể, trong năm 2011 vàng thỏi nhập vào VN tổng cộng là 87,8 tấn, trị giá 4,561 tỉ USD. Năm 2012, con số này cũng không kém với tổng cộng là 75,2 tấn, tương đương trên 4 tỉ USD. Riêng với vàng thỏi, trong năm 2011 và 2012, NHNN cũng không cấp phép công ty nào được nhập loại vàng này. Vì vậy, vàng thỏi chỉ có thể vào thị trường nội địa theo 2 con đường. Thứ nhất là NHNN cho phép các NHTM mua trạng thái nước ngoài và thứ hai là vàng thỏi nhập lậu. 
Với những biến động tại thị trường vàng, các chính sách xuất – nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để “rửa” số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào VN.
NHNN đã chính thức quản lý việc dập vàng miếng thương hiệu độc quyền SJC nên nếu muốn hợp pháp hóa số vàng lậu chỉ có con đường duy nhất là xuất ra rồi nhập trở lại.
Chương trình thời sự kinh tế, ngay sau chương trình thời sự VTV1 lúc 19:00 tối nay cho biết, Ngân hàng nhà nước ra thông cáo báo chí bác bỏ tin và số liệu của báo Thanh Niên đưa ra.
Bạn đọc phản hồi trên Facebook như sau:
Thomas Việt: “Chất lượng vàng thỏi 4 số 9999 quốc tế và Việt Nam là như nhau, tất nhiên vàng SJC cũng chỉ là vàng 9999 mà thôi. Với thao tác đơn giản là dập vàng 9999 quốc tế thành vàng SJC và bán lại lời ít nhất là 6 triệu 1 cây tức gần 250 USD/Ounce tức lời gần 20% là một siêu lợi nhuận. Việc độc quyền dập vàng miếng SJC rồi bán ra hàng tấn mỗi tuần như nhiều tuần qua là 1 hình thức có thêm tài chính cho chính phủ cộng sản Việt Nam. Dập vàng 9999 không thương hiệu và bán lại với mức lời gần 20% và tiền thu được không phải là VND mà chính là 11 tỷ USD kiều hối là cách tăng ngoại tệ và ngân khố nhanh và dễ nhất, là một trong những cách để cứu chính phủ cộng sản trong thời buổi khó khăn này. Thời buổi mà đàn anh Trung Quốc khó mà ra tay cứu nếu họ không nắm hay điều khiển với tỷ lệ áp đảo chính phủ cộng sản Việt Nam. Còn Âu Mỹ chỉ có thể giúp khi Việt Nam phải thật sự dân chủ.”
Tam Do Oanh: “Chính sách quản lý thị trường vàng yếu kém thật, hay các bác đã thoả thuận cố tình yếu kém để trục lợi ?”
Chu Mot: “’Nhóm lợi ích’ tung chưởng để trục lợi đây, hèn chi mà giá vàng luôn biến động; hết nhập lậu chuyển qua ‘độc quyền vàng miếng’… Hỏi ai có khả năng lấy tiền NH đầu tư, nhập lậu với số tiền khủng như thế ? Chắc lại có màn đấu đá nội bộ mà tờ Thanh niên đường hoàng đi nhiều bài ‘tầm cỡ Bí mật QG’ thế này!”

Nên bỏ 3 năm trung học phổ thông
Ngày 24.04, vietnamnet đưa tin, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT Lê Trường Tùng nói: “Năm 2012, khi thảo luận về đổi mới cơ bản và toàn diện GDVN, tôi đã đề nghị một trong những công việc đầu tiên cần làm là tái cấu trúc nền giáo dục theo mô hình giáo dục phổ thông chỉ còn 2 cấp là tiểu học và trung học, bỏ đi cấp THPT. Khi đó thời gian học phổ thông chỉ còn khoảng 9-10 năm, sau đó có thể học CĐ hoặc học dự bị ĐH trước khi vào ĐH.”
Bạn đọc phản hồi trên Facebook như sau:
Một Sinh Viên phản hồi: “Cái cần thiết là phải đưa ra một nội dung học làm sao cho con người có thể phát triển toàn diện bao gồm trí dục, thể dục, đức dục v.v..trước khi bước vào đời. Còn thời gian học thì sẽ tương ứng với nội dung học. Đã có nhiều chương trình giảm tải nội dung học, giảm tải thời gian học nhưng chỉ là thay đổi bề mặt. Là một người đi học, tôi đã nghe nhiều giáo viên sinh viên và học sinh than phiền về điều này.”
Một Bác lớn tuổi chia sẻ: “Xưa nay, hệ thống giáo dục nền tảng của Việt Nam vẫn là 12 năm, thế nhưng kiến thức trong khoảng thời gian 12 năm đó càng ngày có vẻ càng “loãng” hơn, các cô cậu tú vẫn cảm thấy “hụt hẫng” và thiếu tự tin khi cầm mảnh bằng tú tài. Nay người ta muốn rút ngắn thời gian chỉ còn khoảng 10 năm, thiết nghĩ sẽ không đủ thời gian để kiến thức “thấm” vào các cô cậu tú. Ngày xưa, các cô cậu tú 1 (lớp 11) đã có thể vững kiến thức, có thể làm giáo viên, có thể giao tiếp ngoại ngữ, thế nhưng ngày nay, các cô cậu tú (lớp 12) vẫn như “trẻ em” về kiến thức. Liệu 10 năm có tốt hơn và hiệu quả hơn 12 năm, hay chỉ chạy nước rút vì thành tích? Phải chăng đây vẫn là “di căn” của bệnh thành tích? Tôi không dám nói nên rút ngắn thời gian gom góp kiến thức hay không, nhưng chúng ta thử suy nghĩ thì có thể thấy cần xem lại, nhìn vào thực tế, chứ không thể ngồi văn phòng mà tính toán rồi quyết định, kẻo rồi càng “cải” thì càng “cách”. Thực tế đã và đang cho thấy như vậy!”
Bạn đọc phản hồi trên Vietnamnet:
Nguyễn Huy Trường: “Ý kiến bỏ 3 năm cuối bậc trung học thật vớ vẫn. Vấn đề không phải là học bao nhiêu năm, mà là ở quan điểm giáo dục, chương trình học phải thật sự khoa học tiên tiến, chú trọng giáo dục cách làm người, cung cấp kiến thức khoa học thực tiễn, đào tạo con người tự chủ biết tư duy khoa học. Sự xuống cấp đạo đức của người Việt nam hiện tại, ai cũng thấy đó là hệ quả một nền giáo dục lạc hậu, vì những con người làm giáo dục thiếu tâm huyết và trình độ. Những gì thế giới đã thực hiện hằng trăm năm thì chúng ta không học hỏi, đã dốt mà cứ thử nghiệm cái “mới”. Mới đâu không thấy, chỉ thấy đất nước ngày càng tụt hậu và nghèo nàn so với láng giềng. Cứ đà này, muốn hơn được Lào và Campuchea cũng không phải dễ. Mọi thứ đều do con người làm ra, phải thay máu thì mới có cơ hội hồi sinh.”

Rút thời gian khám bệnh còn 2-4 tiếng: Không kham nổi!
Ngày 24.04, báo Lao Động đưa tin, mục tiêu Bộ trưởng Bộ Y tế đưa ra chỉ tiêu rút ngắn thời gian khám bệnh từ 2-4h, việc giảm số bệnh nhân khám mỗi ngày xuống 50 người/8h vào năm 2015 và 35 bệnh nhân vào năm 2020 cũng là bất khả thi nếu không có gì đột biến về cơ sở hạ tầng cũng như nhân lực.
Bạn đọc phản hồi trên Facebook như sau:
MN nói: “Vì số lượng bệnh nhân cần được khám bệnh hiện tại là rất nhiều thậm chí là đông đảo, không khám cho họ thì họ khám ở đâu, có lẽ khám ở phòng khám và phòng mạch của bác sỹ, vậy thì bs sẽ lại có thêm một khoảng thu hập khổng lồ. Thứ hai nếu khám giảm số lượng bệnh nhân khám bệnh mỗi ngày ở bệnh viện thì không phù hợp với tình hình hiện tại, có thể do thiếu nhân lực bs… vậy thì cần thúc đẩy đào tạo cán bộ y tế việt cộng, chứ tình hình khám bệnh bây giờ đã rất bất cập, vì cẩu thả bỏ xót bệnh của bệnh nhân mà bây giờ còn cắt giảm thời gian thì người dân biết làm thế nào.”
Một bạn trẻ nói: “Đúng hơn là phải giảm thời gian chờ của bệnh nhân để tới lượt khám bệnh. Hẳn ai cũng biết tình trạng bệnh nhân có BHYT phải chờ rất lâu so với những người khám dịch vụ mới xong qui trình khám bệnh và cấp phát thuốc. Gốc rễ của việc quá tải bệnh nhân theo tôi liên quan sâu xa đến câu hỏi nhà nước có thực sự quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội. Khi mà lương thực độc hại lan tràn, tai nạn giao thông như cơm bữa và chỉ lo về phát triển kinh tế trong khi đó tình trạng bệnh viện quá tải đã có từ nhiều năm trước. Việc giải quyết quá tải không thể chỉ bằng các “qui định”.”
HT. VRNs



Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét