Toàn cảnh một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Genève, 25/02/2013
REUTERS/Denis Balibouse
Theo ông, hiện có 32 nhà viết blog và các nhà đấu tranh bày tỏ
bất đồng chính kiến trên mạng đang bị giam giữ tại Việt Nam. Một phần
trong số đó đã có án hoặc đang chờ bị xét xử. Họ có thể bị lãnh đến 16
năm tù.
Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam Võ Văn Ái cho biết thêm : « Các hành vi đàn áp không góp phần bảo vệ an ninh quốc gia như lời giải thích của chính phủ Việt Nam, mà chỉ nhằm bịt miệng các tiếng nói trong một xã hội dân sự đang trỗi dậy để tố cáo các hành vi tham những, lạm quyền, để nói lên thảm cảnh của người nông dân bị cướp đất. Đó là những tiếng nói đòi nhân quyền và kêu gọi cải cách dân chủ. »
Tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ông Võ Văn Ái đã kêu gọi Việt Nam thu hồi Pháp lệnh 44 đã được ký vào năm 2002. Pháp lệnh đó cho phép giam giữ mà không cần thông qua các thủ tục pháp lý những phần tử bị coi là đe dọa đến an ninh quốc gia. Ông cho biết Việt Nam đã sử dụng điều khoản này để chống lại các blogger, thậm chỉ kể cả việc đưa họ vào bệnh viện tâm thần.
Một nhà hoạt động khác là bà Penelope Faulker thuộc tổ chức Cùng Hành động cho Nhân quyền có trụ sở ở Pháp, lưu ý Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc rằng sau cuộc duyệt xét của Liên Hiệp Quốc năm 2009, Hà Nội đã cam kết thực thi quyền tự do thông tin. Tuy nhiên, theo bà : « chỉ nội trong năm qua, nhiều blogger, nhà báo mạng, và người bênh vực nhân quyền tại Việt Nam đã bị sách nhiễu, hù dọa, bị công an làm khó dễ, hoặc đã bị tống giam nhiều ngày một cách thô bạo chỉ vì, bằng một cách ôn hòa họ đã dám bày tỏ quan điểm trên Internet ».
Việt Nam hiện nay không phải là một trong 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới coi Việt Nam là một quốc gia thù nghịch với Internet.
Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam Võ Văn Ái cho biết thêm : « Các hành vi đàn áp không góp phần bảo vệ an ninh quốc gia như lời giải thích của chính phủ Việt Nam, mà chỉ nhằm bịt miệng các tiếng nói trong một xã hội dân sự đang trỗi dậy để tố cáo các hành vi tham những, lạm quyền, để nói lên thảm cảnh của người nông dân bị cướp đất. Đó là những tiếng nói đòi nhân quyền và kêu gọi cải cách dân chủ. »
Tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ông Võ Văn Ái đã kêu gọi Việt Nam thu hồi Pháp lệnh 44 đã được ký vào năm 2002. Pháp lệnh đó cho phép giam giữ mà không cần thông qua các thủ tục pháp lý những phần tử bị coi là đe dọa đến an ninh quốc gia. Ông cho biết Việt Nam đã sử dụng điều khoản này để chống lại các blogger, thậm chỉ kể cả việc đưa họ vào bệnh viện tâm thần.
Một nhà hoạt động khác là bà Penelope Faulker thuộc tổ chức Cùng Hành động cho Nhân quyền có trụ sở ở Pháp, lưu ý Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc rằng sau cuộc duyệt xét của Liên Hiệp Quốc năm 2009, Hà Nội đã cam kết thực thi quyền tự do thông tin. Tuy nhiên, theo bà : « chỉ nội trong năm qua, nhiều blogger, nhà báo mạng, và người bênh vực nhân quyền tại Việt Nam đã bị sách nhiễu, hù dọa, bị công an làm khó dễ, hoặc đã bị tống giam nhiều ngày một cách thô bạo chỉ vì, bằng một cách ôn hòa họ đã dám bày tỏ quan điểm trên Internet ».
Việt Nam hiện nay không phải là một trong 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới coi Việt Nam là một quốc gia thù nghịch với Internet.
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét