Nợ xấu và bong bóng bất động sản là hai trong số các bê bối chính của kinh tế Việt Nam.
DR
Hãng tin Pháp AFP, khi nêu bật thông tin về tăng trưởng chậm
lại của Việt Nam, đã nhắc lại rằng cách đây hai ngày, Ngân hàng Trung
ương Việt Nam thông báo cắt giảm lãi suất lần thứ 7 trong hơn một năm,
nhằm tìm cách thúc đẩy hoạt động các công ty.
AFP cũng trích lại phát biểu của thống đốc Ngân hàng Trung ương Phạm Xuân Hòe công nhận rằng nợ xấu của các công ty và hàng tồn kho bị ứ đọng rất nhiều đã tác động đến nỗ lực phục hồi kinh tế Việt Nam. Các vấn đề này không thể được giải quyết trong một sớm một chiều.
Xin nhắc lại là, tăng trưởng kinh của Việt Nam trong năm 2012 đã bị sụt xuống mức 5,03%, một tỷ lệ thấp nhất từ 13 năm nay. Trong năm 2013, chỉ tiêu của chính quyền là cố gắng đạt được 5,5%, một mục tiêu mà theo ông Vũ Đình Anh, Phó giám đốc Viện Kinh tế Tài chính, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng vấn đề quan trọng là Việt Nam cần phải « thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng có chiều sâu và bền vững hơn ».
AFP nhắc lại : Chính quyền Việt Nam đang phải đối phó với các mối lo ngại liên quan đến các khoản nợ ngân hàng, đến tình trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài bị suy giảm và một loạt các vụ bê bối tài chính trong các doanh nghiệp nhà nước như tập đoàn đóng tàu Vinashin chẳng hạn.
Trong công chúng đã xuất hiện nhiều dấu hiệu bất mãn về hiện trạng của nền kinh tế, ngày càng có nhiều tiếng nói phê phán trên mạng internet. Tháng Mười năm ngoái, đảng Cộng sản cũng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải công khai thừa nhận những sai lầm trong quản lý kinh tế.
AFP cũng trích lại phát biểu của thống đốc Ngân hàng Trung ương Phạm Xuân Hòe công nhận rằng nợ xấu của các công ty và hàng tồn kho bị ứ đọng rất nhiều đã tác động đến nỗ lực phục hồi kinh tế Việt Nam. Các vấn đề này không thể được giải quyết trong một sớm một chiều.
Xin nhắc lại là, tăng trưởng kinh của Việt Nam trong năm 2012 đã bị sụt xuống mức 5,03%, một tỷ lệ thấp nhất từ 13 năm nay. Trong năm 2013, chỉ tiêu của chính quyền là cố gắng đạt được 5,5%, một mục tiêu mà theo ông Vũ Đình Anh, Phó giám đốc Viện Kinh tế Tài chính, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng vấn đề quan trọng là Việt Nam cần phải « thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng có chiều sâu và bền vững hơn ».
AFP nhắc lại : Chính quyền Việt Nam đang phải đối phó với các mối lo ngại liên quan đến các khoản nợ ngân hàng, đến tình trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài bị suy giảm và một loạt các vụ bê bối tài chính trong các doanh nghiệp nhà nước như tập đoàn đóng tàu Vinashin chẳng hạn.
Trong công chúng đã xuất hiện nhiều dấu hiệu bất mãn về hiện trạng của nền kinh tế, ngày càng có nhiều tiếng nói phê phán trên mạng internet. Tháng Mười năm ngoái, đảng Cộng sản cũng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải công khai thừa nhận những sai lầm trong quản lý kinh tế.
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét