Thanh Quang, phóng viên RFA
Mặt khác của sự ổn định
Về phương diện địa lý thì vùng đất Quảng Nam rộng lớn với cảnh trí thiên nhiên đa dạng, tuyệt đẹp, trải dài từ Đèo Hải Vân vào đến Quảng Ngãi; về mặt văn hoá và tôn giáo thì vùng quê hương của “Địa linh nhân kiệt”, “Ngũ Phụng Tề Phi” ấy hiện có những làng đạo Thiên Chúa lâu năm như Trà Kiệu, Hoà Sơn và Cồn Dầu – chứng tích giao lưu văn hoá giữa phương Tây và Việt Nam từ thuở xa xưa còn lại cho đến ngày nay. Nên dân tộc Việt, kể cả giới cầm quyền hiện nay, cần phải bảo tồn.Nhưng, nói theo “Chuyện tình hoa trắng’ của nhạc sĩ Anh Bằng, “từ lúc giặc tràn qua xóm đạo”, thì xóm đạo Cồn Dầu bây giờ lâm cảnh “ Khói bom che lấp chân trời cũ, che cả người thương nóc giáo đường”. Xóm đạo Cồn Dầu bây giờ đang trong nguy cơ, như một giáo dân Cồn Dầu lo ngại:
Mấy ngày nay Giáo xứ Cồn Dầu rất căng thẳng, viên chức chính quyền tới rất nhiều, vô từng nhà một, bắt mình phải nhận tiền để giao mặt bằng, nếu không họ sẽ cưỡng chế.“Họ quyết hình thành kiểu “cuốn chiếu”, họ cưỡng chế toàn bộ giáo xứ Cồn Dầu, nhưng làm từng đợt. Tôi thiết nghĩ rằng nếu họ xoá được cái làng này, thì ngôi Thánh Đường ấy cũng không còn nữa! Cho nên tôi thiết tha được vừa còn quê hương mà vừa còn ngôi Thánh Đường đó để sáng lễ, chiều kinh.”
Một giáo dân
Nhưng hành động “giặc tràn qua xóm đạo” ấy vẫn tiếp diễn đáng ngại:
“Mấy ngày nay Giáo Xứ Cồn Dầu rất căng thẳng. Tại vì viên chức chính quyền tới rất nhiều, vô từng nhà một, bắt mình phải nhận tiền để giao mặt bằng, nếu không họ sẽ cưỡng chế.”
Khiến giáo dân Cồn Dầu lâm cảnh, như trong đợt cưỡng chế gần đây:
“Họ khóc quá, không biết làm gì hết trơn. Tại vì các cấp chính quyền tới bao vây khiến các nạn nhân không làm gì được hết. Còn chị bị cưỡng chế bữa qua thì chị cố vô nhà mình sắp bị cưỡng chế, chị lăn, chị khóc, la làng, nói quá chừng. Rốt cuộc chị té xỉu. Khi người ta bồng chị ra khỏi nhà là họ múc nhà chị luôn.”
Giáo dân lo lắng
Và trong một vài ngày tới, có 5 hộ Giáo Dân Cồn Dầu chưa rõ số phận ra sao, sau khi họ đã nhận giấy báo của giới cầm quyền buộc họ phải rời bỏ xóm Đạo và ngôi Giáo Đường thiêng liêng.
Thưa quý vị, kể “từ lúc giặc tràn qua xóm đạo’ ấy, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh (nguyên quán ở xã Hoà Xuân, huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng, mà xứ Đạo Cồn Dầu thuộc xã Hoà Xuân), cho biết xã Hoà Xuân của ông “rất là quê mùa và khốn khó trăm bề”, nay lâm cảnh mất nhà mất ruộng khiến dân làng thất nghiệp vì dự án “Khu du lịch sinh thái” - mà thực chất là “ một tuồng ‘thành kính phân lô’ để chia chác lợi khủng” giữa các quan và bè phái.
Theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh thì trong khi dân các làng khác đành lòng nhận tiền gọi là đền bù nhưng rẻ mạt để rời khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, thì dân xóm đạo Cồn Dầu cương quyết không chịu di dời; rồi bị “o ép quá”, họ cũng chấp nhận di dời nhưng yêu cầu được giữ lại Giáo Đường đã được xây từ mấy trăm năm cùng nghĩa trang của xóm đạo vốn hiện hữu từ khi lập làng Cồn Dầu. Nhưng giáo dân lâm cảnh “giặc tràn qua xóm đạo” do lệnh của “lãnh chúa miền Trung” Nguyễn Bá Thanh. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh từng viết rằng:
“Ông Thanh cày trắng cả làng tôi trong đó có nhà cửa, ruộng vườn của tổ tiên giòng họ tôi khai phá từ hồi theo Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp, tiếp nối hơn 11 đời để lại, làm tôi không khỏi đau lòng thắt ruột mỗi khi về thăm quê. Nhưng tôi cố nuốt đau vào trong vì chuyện chung ở khắp mọi nơi chứ không chỉ riêng quê tôi và không phải chỉ riêng nhà tôi. Tuy nhiên việc cày trắng làng đạo Cồn Dầu bên cạnh làng tôi thì tôi thấy xót xa và mất mát cho cái chung lớn quá…”
Tôi không khỏi đau lòng thắt ruột mỗi khi về thăm quê. Nhưng tôi cố nuốt đau vào trong vì chuyện chung ở khắp mọi nơi chứ không chỉ riêng quê tôi.Trong bài “Định mệnh lót cho ông chữ ‘Bá’ ”, tác giả Cánh Cò lưu ý:
Huỳnh Ngọc Chênh
“Vụ án Cồn Dầu là một mặt khác của sự ổn định mà ông Thanh sẵn sàng áp dụng. Người dân Cẩm Lệ ở cửa ngõ tây nam thành phố Đà Nẵng còn nhớ như in cái chết tức tưởi của anh Thành Năm sau khi giáo dân Cồn Dầu chống lại chính quyền phường Hòa Xuân giải tỏa trắng 430 hecta để thực hiện dự án khu du lịch sinh thái Hòa Xuân. Nằm trong địa bàn phường, thôn Cồn Dầu với diện tích 100 hecta cũng bị giải tỏa lấy mặt bằng phục vụ dự án. Anh Năm bị công an trả về gia đình sau khi lấy khẩu cung và hai ngày sau thì qua đời trong tình trạng không thể nào thương tâm hơn.”
Như vậy là xóm đạo Cồn Dầu lâm cảnh tang tóc như đoạn kết tang thương của “Chuyện Tình Hoa Trắng”:
Xe tang đã khuất nẻo đời,
Chuông nhà thờ khóc tiễn người ngàn thu.
Chiều nay áo tím bơ vơ,
Thương cành hoa trắng trên mộ người xưa.
Copy từ: RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét