Lính gác trước 'Đơn vị 61398', ở ngoại ô Thượng Hải. Ảnh chụp ngày 16/02/2013, ngay sau báo cáo của Mandiant.
REUTERS/Carlos Barria
Tổng thống Obama ngày 12/02 có bài phát biểu nhấn mạnh đến «
các nguy cơ tấn công tin học gia tăng ». Vào thời điểm đó, tổng thống Mỹ
đã có trong tay bản báo cáo của Mandiant, một doanh nghiệp Mỹ chuyên về
an ninh mạng, vừa được công bố ngày thứ ba 19/02 tuần này.
Mandiant - cơ sở an ninh mạng của Hoa Kỳ, tác giả báo cáo kể trên - khẳng định, hơn 90% các cuộc tấn công này là bắt nguồn từ một tòa nhà 12 tầng ở Thượng Hải, thuộc khu vực quân sự, nhưng nhìn bề ngoài không có vẻ gì khác lạ. Chính tại nơi này, các thông tin cho thấy có sự hiện diện của một đơn vị đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội Trung Quốc, chuyên về công nghệ tin học, mang mã số 61398.
Báo cáo dài 72 trang xác định có 144 doanh nghiệp và nhiều cơ quan chính quyền đã bị tin tặc Trung Quốc tấn công, và kể từ năm 2006, nhịp độ ngày càng gia tăng kể từ năm 2010. Các cơ sở của Hoa Kỳ bị tin tặc tấn công thuộc các lĩnh vực được Bắc Kinh coi là mang tính chiến lược, như hàng không, vệ tinh vũ trụ, năng lượng…
Bài « Đơn vị 61.398, binh chủng tin học Trung Quốc » trên Libération cho biết cụ thể là, tin tặc Trung Quốc đã xâm nhập vào 144 cơ sở, thuộc 20 ngành công nghiệp, để đánh cắp các dự án công nghệ, quy trình sản xuất, kết quả thử nghiệm, kế hoạch kinh doanh, thỏa thuận hợp tác, chiến lược thương lượng, các địa chỉ mail và danh sách đối tác…
Đơn vị công nghệ tin học này sở hữu hơn 1.000 máy chủ và « duy trì » hàng nghìn máy tính trên khắp thế giới để tiến hành các hoạt động một cách âm thầm. Theo Libération, đơn vị tin học quân sự Trung Quốc sử dụng đến 2.000 nhân viên, phần lớn dùng tiếng Anh, được đào tạo để thâm nhập vào các thông tin được bảo vệ cẩn mật nhất, nhằm tước đoạt thông tin hoặc điều khiển các cơ sở bị tấn công. Báo cáo của Mandiant khẳng định trung tâm gián điệp mạng này có thể sử dụng nhiều phương tiện và kỹ thuật riêng biệt. Hai công cụ đặc biệt của APT1, tên gọi khác của đơn vị tin học Thượng Hải, là Getmail và Mapiget, được tạo ra nhằm chiếm đoạt các thư từ điện tử. Việc đánh cắp các bí mật kể trên phục vụ cho các doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc trong thương thuyết với « các đối tác » nước ngoài. Có cả một doanh nghiệp Pháp là nạn nhân của các « hắc khách » (hacker theo tiếng Trung Quốc).
Libération cho biết thêm, mặc dù Mandiant không phát lộ được tin tặc Trung Quốc nào, nhưng một chuyên gia an ninh mạng khác của Hoa Kỳ - Joe Stewart -, làm việc cho hãng máy tính Dell, đã lần ra được dấu vết của một tin tặc Trung Quốc, với sự giúp đỡ của một phóng viên tạp chí Business Week. Trương Thường Hòa (Zhang Changhe), tin tặc bị phát hiện, là giảng viên tại một đại học về công nghệ tin học của Quân đội Trung Quốc, tại thành phố Trịnh Châu (Zhengzhou), thủ phủ tỉnh Hà Nam. Các chuyên gia ngờ rằng cơ sở đại học này chính là nơi đào tạo các tin tặc Trung Quốc.
Bài viết « Thượng Hải, bản doanh của chiến tranh tin học Trung Quốc » của Le Figaro cho biết thêm là, các chuyên gia Mỹ đã tập hợp toàn bộ các dữ kiện về đơn vị 61.398. Từ hơn mười năm nay, đơn vị quân sự tin học này đã liên tục tuyển chọn các tài năng tin học trẻ từ các trường đại học tốt nhất ở Trung Quốc.
Theo Le Monde, mục tiêu của bản báo cáo kể trên là nhằm đánh động chính quyền Mỹ trước đòi hỏi phải có « một hành động phối hợp nhằm ngăn cản các cuộc tấn công trên mạng ». Theo chuyên gia an ninh mạng của CSIS, năm 2013 Washington sẽ gia tăng sức ép với Trung Quốc trong hồ sơ này, dù biết rằng sẽ có nhiều thách thức.
Như thường lệ, chính quyền Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc nói trên. Điều khá ngạc nhiên là, nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc đã dẫn lại bản báo cáo và các từ ngữ được báo cáo sử dụng không bị ngăn chặn trên internet. Về phía giới sử dụng internet Trung Quốc, theo ông David Wertime, đồng sáng lập Tea Leaf Nation - một tạp chí trên mạng cung cấp thông tin về các mạng xã hội Trung Quốc -, thì rất nhiều người dùng internet Trung Quốc cho rằng việc quân đội nước này dùng tin tặc tấn công Hoa Kỳ là điều bình thường.
Bức thư xúc phạm công nhân viên Pháp của ông chủ Titan bị phản đối dữ dội
Về vụ ông chủ tập đoàn Titan gửi thư cho bộ trưởng Phục hồi sản xuất Pháp Arnaud Montebourg, chê trách « thái độ chểnh mảng » của công nhân viên Pháp để từ chối đầu tư, Libération có bài phỏng vấn bộ trưởng Arnaud Montebourg, với hàng tựa « ‘‘Thái độ đả kích Pháp/French bashing’’ này không thể hiện tình trạng kinh tế thực (đầu tư ở Mỹ tại Pháp rất cao ».
Bộ trưởng Montebourg khẳng định : « các lời lẽ về nước Pháp (của ông chủ Titan) bị phản bác hàng ngày bởi tất cả mọi doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư tại Pháp, hay những doanh nghiệp có mặt từ rất lâu trên lãnh thổ Pháp. Liệu tôi có cần nhắc lại với ông Taylor (Maurice Taylor, ông chủ Titan) rằng nước Pháp là điểm đến số một ở Châu Âu về phương diện đầu tư công nghiệp hay không ? ».
Về chủ đề này, xã luận Libération có bài mang tựa đề « Sự khinh bỉ », lên án thái độ của ông chủ tập đoàn Titan. « Khẳng định không chút liêm sỉ rằng, thích mô hình chính trị và xã hội Trung Quốc hơn mô hình của chúng tôi, không phải là một sự khiêu khích, mà là một sự khinh bỉ tột độ. Tồi tệ hơn nữa là, trong khi mà, thương thuyết gần đây về thị trường lao động cho thấy có một sự đổi mới của đối thoại xã hội trong lĩnh vực này, thì sự nông nổi của ông chủ Titan là một dấu hiệu khinh bỉ thực sự đối với các đối tác xã hội. Và không chỉ là các nghiệp đoàn ». Libération khẳng định : « Cũng như bộ trưởng Montebourg, có là điều chính đáng là các lãnh đạo doanh nghiệp Pháp phản đối những lời nhục mạ mà Maurice Taylor dành để nói về nền dân chủ xã hội của chúng ta ».
Về chủ đề này, bên cạnh bài « Goodyear : bộ trưởng Phục hồi sản xuất trả lời bức thư của Titan », Les Echos cung cấp các thông tin từ phía Hoa Kỳ qua bài « Các doanh nghiệp Mỹ tại Pháp làm dịu sau cuộc tranh luận nảy lửa ». Les Echos ghi nhận, gần 4.000 doanh nghiệp Mỹ làm việc tại Pháp và các đầu tư trực tiếp tăng lên. Tổng giám đốc Phòng thương mại Mỹ tại Pháp Marina Niforos cam đoan : Thái độ của chủ tịch Titan không hề tiêu biểu cho các doanh nghiệp mà « chúng tôi đại diện » và « chúng ta có thể thông cảm rằng chủ tịch Titan cảm thấy có phần thất vọng trong các thương thuyết, nhưng các phát biểu của ông cách xa ‘‘nhiều năm ánh sách’’so với thực tế. Trên thực tế, một trong các điều chủ yếu khiến chúng tôi đầu tư vào Pháp chính là chất lượng nhân công Pháp ».
Đề nghị sinh viên chấm điểm giáo viên lại được nêu ra ở Pháp
Về các vấn đề xã hội, Le Monde có một loạt bài viết trong hồ sơ « chấm điểm giáo viên ». Bài « Chấm điểm các giáo viên không phải là công việc của ngày mai », thuật lại một vài sự kiện chính liên quan đến một hoạt động, dù được công nhận nhưng còn ít được thực hiện tại Pháp.
Mới đây, trong báo cáo gửi thủ tướng hồi đầu tháng 1, để chuẩn bị cho dự luật về giảng dạy đại học và nghiên cứu, nghị sĩ đảng Xã hội Jean-Yves Le Déaut, đã đề nghị thi hành việc sinh viên chấm điểm giáo viên, với suy nghĩ : Giáo dục không thể là ngoại lê, trong khi các lĩnh vực khác đều được cho điểm. Tuy nhiên, đề nghị này bị bộ trưởng Đại học và Nghiên cứu gạt sang một bên, vì e ngại chủ đề gây tranh luận này có thể khiến giáo viên xuống đường phản đối.
Le Monde ghi nhận, tại Pháp, kể từ năm 1984, sinh viên có thể đánh giá về các cua học, nhưng hoạt động này ít phát triển. Ngoài các « trường lớn » (grandes écoles), chỉ có một số ít đại học áp dụng nguyên tắc này. Le Monde nêu ra ví dụ tiên phong của Đại học Victor-Segalen Bordeaux II. Tuy nhiên, theo quan sát của người phụ trách Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phương pháp sư phạm, thì các sinh viên không hào hứng tham gia lắm. Dù sao thì việc đánh giá cũng mang lại một số thông tin để định vị được các giáo viên giỏi, mà thực tế cho thấy đánh giá các nghiên cứu của một giảng viên thì dễ dàng hơn là đánh giá việc giảng dạy của người đó. Và một người nghiên cứu giỏi nhưng dạy tồi thường được đánh giá cao hơn hơn là một giảng viên giỏi, nhưng nghiên cứu ở mức trung bình.
Đại học Lyon 1 Claude-Bernard đặt ra mục tiêu đánh giá hơn 95% « các học phần » (khoảng 4.000 đơn vị), với tần suất ít nhất một lần trong 5 năm. Hiện nay, nhiều giảng viên, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học và thể thao, yêu cầu được đánh giá riêng. Theo người phụ trách của đại học Lyon 1, thì các đánh giá cho phép giáo viên cải thiện được năng lực sư phạm của chính mình.
Hiện tại, vấn đề đánh giá giáo viên không được chính thức đặt ra, mà là đánh giá việc giảng dạy của giáo viên. Tác giả của đề nghị sinh viên chấm điểm giáo viên, nghị sĩ Jean-Yves Le Déaut chấp nhận rằng, sau khi việc giảng dạy được đánh giá, thì sẽ đến lượt giáo viên đặt câu hỏi về việc mình « giảng dạy như thế nào ».
Bóng ma của Liên Xô tiếp tục ám ảnh nhà hát Bolchoi
Về lĩnh vực văn hóa, có bài viết đáng chú ý trên trang nhất Le Monde mang tựa đề « Bóng ma của Liên Xô ám ảnh nhà hát Bolchoi ».
Le Monde cho biết một loạt vụ việc mới đây liên quan đến nhiều nhân viên của nhà hát lừng danh nhất nước Nga : ông Serguei Filine - giám đốc nghệ thuật nhà hát - bị tạt axit, một ngôi sao vũ ba lê bị đe dọa loại trừ, một loạt các bức thư tố giác… Nhà hát lớn nhất Châu Âu vẫn chưa tìm được cách đoạn tuyệt với giai đoạn « đen tối » thời Xô Viết.
Trong phóng sự mang tựa đề « Bolchoi : vẫn dai dẳng một mùi nhục mạ », Le Monde đối chiếu việc quy mô của nhà hát Bolchoi đang được mở rộng gấp đôi, với diện tích là 80.000 m² sau khi công trình tu sửa hoàn tất vào năm 2011, với không khí tồi tệ ngự trị trong nội bộ nhà hát.
Hiện tại, vụ tạt a xít đang được điều tra, nhưng rất ít có hy vọng tìm ra thủ phạm. Tuy nhiên, điều không khó để nhận ra là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tồi tệ tại Bolchoi là việc lãnh đạo nhà hát sử dụng đơn tố cáo tập thể để gây áp lực lên diễn viên xuất sắc, một biện pháp từng được áp dụng phổ biến dưới thời Xô Viết. Bà Anastasia Volotchkova, 37 tuổi, một diễn viên ba lê xuất sắc bị sa thải khỏi Bolchoi năm 2003, tóm tắt tình trạng tồi tệ ở đây, nhân vụ tạt axit kể trên : vụ hành hung này « liên quan đến ban lãnh đạo nhà hát, đến nhóm mafia đằng sau, đến các mưu đồ quyền lực, đến sự ăn chia tiền bạc và các vị trí nhắm tới. Bolchoi là bức hình thu nhỏ của những gì diễn ra tại nước Nga ». Còn nhà soạn nhạc Vladimir Martynov, 67 tuổi, thì nghiêm khắc hơn. Theo ông, Bolchoi đã trở thành « tấm bia mộ của nền văn hóa Nga », với cảm nhận cần phải cải cách, nếu không muốn bị trói buộc trong nền văn hóa của thế kỷ XIX. Và ông cho rằng, phải đến khi thế hệ con người Xô Viết như ông « dọn sạch được sân khấu », thì xu thế cải cách mới có thể chiến thắng.
Trang nhất các nhật báo Pháp
Tình hình khủng bố bắt cóc con tin tại Bắc Phi tiếp tục là chủ đề chính của nhiều nhật báo Pháp hôm nay. Le Monde chạy tựa « Bắt cóc con tin, cận chiến : chiến tranh trở nên ác liệt hơn ». « Báo động về an ninh của người Pháp tại Châu Phi » là tựa trang nhất Le Figaro. Le Croix mở đầu trang nhất với hàng tít « Nguy cơ khủng bố mở rộng tại Châu Phi ».
Libération thì đưa độc giả đến với hồ sơ cuộc khủng hoảng liên quan đến tập đoàn lốp xe Hoa Kỳ Titan, với hàng tựa « Goodyear (tên của nhà máy Titan tại Amiens), cú sốc trực diện ». Căng thẳng giữa Titan với xã hội Pháp lên cao, sau khi ông chủ Titan gửi thư cho bộ trưởng Phục hồi sản xuất Arnaud Montebourg, chê trách « sự chểnh mảng của các nhân viên Pháp ».
« Món quà của François Hollande cho các công chức » là hàng tựa trên trang nhất của Les Echos, thông tin về quyết định mới đây của tổng thống Pháp chấp nhận việc các công chức Pháp được trả tiền lương ngay từ ngày nghỉ ốm đầu tiên.
Tờ l’Humanité hướng cái nhìn sang nước Ý láng giềng với hàng tựa « Nước Ý chán ngán chính sách cắt giảm của cựu thủ tướng Monti ». Hồ sơ về nước Ý của l’Humanité nói về thái độ của cử tri Ý trước các cuộc bầu cử hai viện của Quốc hội vào ngày chủ nhật tới, trong bối cảnh « chính sách khắc khổ và nạn tham nhũng của các đảng phái chính trị ».
Mandiant - cơ sở an ninh mạng của Hoa Kỳ, tác giả báo cáo kể trên - khẳng định, hơn 90% các cuộc tấn công này là bắt nguồn từ một tòa nhà 12 tầng ở Thượng Hải, thuộc khu vực quân sự, nhưng nhìn bề ngoài không có vẻ gì khác lạ. Chính tại nơi này, các thông tin cho thấy có sự hiện diện của một đơn vị đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội Trung Quốc, chuyên về công nghệ tin học, mang mã số 61398.
Báo cáo dài 72 trang xác định có 144 doanh nghiệp và nhiều cơ quan chính quyền đã bị tin tặc Trung Quốc tấn công, và kể từ năm 2006, nhịp độ ngày càng gia tăng kể từ năm 2010. Các cơ sở của Hoa Kỳ bị tin tặc tấn công thuộc các lĩnh vực được Bắc Kinh coi là mang tính chiến lược, như hàng không, vệ tinh vũ trụ, năng lượng…
Bài « Đơn vị 61.398, binh chủng tin học Trung Quốc » trên Libération cho biết cụ thể là, tin tặc Trung Quốc đã xâm nhập vào 144 cơ sở, thuộc 20 ngành công nghiệp, để đánh cắp các dự án công nghệ, quy trình sản xuất, kết quả thử nghiệm, kế hoạch kinh doanh, thỏa thuận hợp tác, chiến lược thương lượng, các địa chỉ mail và danh sách đối tác…
Đơn vị công nghệ tin học này sở hữu hơn 1.000 máy chủ và « duy trì » hàng nghìn máy tính trên khắp thế giới để tiến hành các hoạt động một cách âm thầm. Theo Libération, đơn vị tin học quân sự Trung Quốc sử dụng đến 2.000 nhân viên, phần lớn dùng tiếng Anh, được đào tạo để thâm nhập vào các thông tin được bảo vệ cẩn mật nhất, nhằm tước đoạt thông tin hoặc điều khiển các cơ sở bị tấn công. Báo cáo của Mandiant khẳng định trung tâm gián điệp mạng này có thể sử dụng nhiều phương tiện và kỹ thuật riêng biệt. Hai công cụ đặc biệt của APT1, tên gọi khác của đơn vị tin học Thượng Hải, là Getmail và Mapiget, được tạo ra nhằm chiếm đoạt các thư từ điện tử. Việc đánh cắp các bí mật kể trên phục vụ cho các doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc trong thương thuyết với « các đối tác » nước ngoài. Có cả một doanh nghiệp Pháp là nạn nhân của các « hắc khách » (hacker theo tiếng Trung Quốc).
Libération cho biết thêm, mặc dù Mandiant không phát lộ được tin tặc Trung Quốc nào, nhưng một chuyên gia an ninh mạng khác của Hoa Kỳ - Joe Stewart -, làm việc cho hãng máy tính Dell, đã lần ra được dấu vết của một tin tặc Trung Quốc, với sự giúp đỡ của một phóng viên tạp chí Business Week. Trương Thường Hòa (Zhang Changhe), tin tặc bị phát hiện, là giảng viên tại một đại học về công nghệ tin học của Quân đội Trung Quốc, tại thành phố Trịnh Châu (Zhengzhou), thủ phủ tỉnh Hà Nam. Các chuyên gia ngờ rằng cơ sở đại học này chính là nơi đào tạo các tin tặc Trung Quốc.
Bài viết « Thượng Hải, bản doanh của chiến tranh tin học Trung Quốc » của Le Figaro cho biết thêm là, các chuyên gia Mỹ đã tập hợp toàn bộ các dữ kiện về đơn vị 61.398. Từ hơn mười năm nay, đơn vị quân sự tin học này đã liên tục tuyển chọn các tài năng tin học trẻ từ các trường đại học tốt nhất ở Trung Quốc.
Theo Le Monde, mục tiêu của bản báo cáo kể trên là nhằm đánh động chính quyền Mỹ trước đòi hỏi phải có « một hành động phối hợp nhằm ngăn cản các cuộc tấn công trên mạng ». Theo chuyên gia an ninh mạng của CSIS, năm 2013 Washington sẽ gia tăng sức ép với Trung Quốc trong hồ sơ này, dù biết rằng sẽ có nhiều thách thức.
Như thường lệ, chính quyền Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc nói trên. Điều khá ngạc nhiên là, nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc đã dẫn lại bản báo cáo và các từ ngữ được báo cáo sử dụng không bị ngăn chặn trên internet. Về phía giới sử dụng internet Trung Quốc, theo ông David Wertime, đồng sáng lập Tea Leaf Nation - một tạp chí trên mạng cung cấp thông tin về các mạng xã hội Trung Quốc -, thì rất nhiều người dùng internet Trung Quốc cho rằng việc quân đội nước này dùng tin tặc tấn công Hoa Kỳ là điều bình thường.
Bức thư xúc phạm công nhân viên Pháp của ông chủ Titan bị phản đối dữ dội
Về vụ ông chủ tập đoàn Titan gửi thư cho bộ trưởng Phục hồi sản xuất Pháp Arnaud Montebourg, chê trách « thái độ chểnh mảng » của công nhân viên Pháp để từ chối đầu tư, Libération có bài phỏng vấn bộ trưởng Arnaud Montebourg, với hàng tựa « ‘‘Thái độ đả kích Pháp/French bashing’’ này không thể hiện tình trạng kinh tế thực (đầu tư ở Mỹ tại Pháp rất cao ».
Bộ trưởng Montebourg khẳng định : « các lời lẽ về nước Pháp (của ông chủ Titan) bị phản bác hàng ngày bởi tất cả mọi doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư tại Pháp, hay những doanh nghiệp có mặt từ rất lâu trên lãnh thổ Pháp. Liệu tôi có cần nhắc lại với ông Taylor (Maurice Taylor, ông chủ Titan) rằng nước Pháp là điểm đến số một ở Châu Âu về phương diện đầu tư công nghiệp hay không ? ».
Về chủ đề này, xã luận Libération có bài mang tựa đề « Sự khinh bỉ », lên án thái độ của ông chủ tập đoàn Titan. « Khẳng định không chút liêm sỉ rằng, thích mô hình chính trị và xã hội Trung Quốc hơn mô hình của chúng tôi, không phải là một sự khiêu khích, mà là một sự khinh bỉ tột độ. Tồi tệ hơn nữa là, trong khi mà, thương thuyết gần đây về thị trường lao động cho thấy có một sự đổi mới của đối thoại xã hội trong lĩnh vực này, thì sự nông nổi của ông chủ Titan là một dấu hiệu khinh bỉ thực sự đối với các đối tác xã hội. Và không chỉ là các nghiệp đoàn ». Libération khẳng định : « Cũng như bộ trưởng Montebourg, có là điều chính đáng là các lãnh đạo doanh nghiệp Pháp phản đối những lời nhục mạ mà Maurice Taylor dành để nói về nền dân chủ xã hội của chúng ta ».
Về chủ đề này, bên cạnh bài « Goodyear : bộ trưởng Phục hồi sản xuất trả lời bức thư của Titan », Les Echos cung cấp các thông tin từ phía Hoa Kỳ qua bài « Các doanh nghiệp Mỹ tại Pháp làm dịu sau cuộc tranh luận nảy lửa ». Les Echos ghi nhận, gần 4.000 doanh nghiệp Mỹ làm việc tại Pháp và các đầu tư trực tiếp tăng lên. Tổng giám đốc Phòng thương mại Mỹ tại Pháp Marina Niforos cam đoan : Thái độ của chủ tịch Titan không hề tiêu biểu cho các doanh nghiệp mà « chúng tôi đại diện » và « chúng ta có thể thông cảm rằng chủ tịch Titan cảm thấy có phần thất vọng trong các thương thuyết, nhưng các phát biểu của ông cách xa ‘‘nhiều năm ánh sách’’so với thực tế. Trên thực tế, một trong các điều chủ yếu khiến chúng tôi đầu tư vào Pháp chính là chất lượng nhân công Pháp ».
Đề nghị sinh viên chấm điểm giáo viên lại được nêu ra ở Pháp
Về các vấn đề xã hội, Le Monde có một loạt bài viết trong hồ sơ « chấm điểm giáo viên ». Bài « Chấm điểm các giáo viên không phải là công việc của ngày mai », thuật lại một vài sự kiện chính liên quan đến một hoạt động, dù được công nhận nhưng còn ít được thực hiện tại Pháp.
Mới đây, trong báo cáo gửi thủ tướng hồi đầu tháng 1, để chuẩn bị cho dự luật về giảng dạy đại học và nghiên cứu, nghị sĩ đảng Xã hội Jean-Yves Le Déaut, đã đề nghị thi hành việc sinh viên chấm điểm giáo viên, với suy nghĩ : Giáo dục không thể là ngoại lê, trong khi các lĩnh vực khác đều được cho điểm. Tuy nhiên, đề nghị này bị bộ trưởng Đại học và Nghiên cứu gạt sang một bên, vì e ngại chủ đề gây tranh luận này có thể khiến giáo viên xuống đường phản đối.
Le Monde ghi nhận, tại Pháp, kể từ năm 1984, sinh viên có thể đánh giá về các cua học, nhưng hoạt động này ít phát triển. Ngoài các « trường lớn » (grandes écoles), chỉ có một số ít đại học áp dụng nguyên tắc này. Le Monde nêu ra ví dụ tiên phong của Đại học Victor-Segalen Bordeaux II. Tuy nhiên, theo quan sát của người phụ trách Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phương pháp sư phạm, thì các sinh viên không hào hứng tham gia lắm. Dù sao thì việc đánh giá cũng mang lại một số thông tin để định vị được các giáo viên giỏi, mà thực tế cho thấy đánh giá các nghiên cứu của một giảng viên thì dễ dàng hơn là đánh giá việc giảng dạy của người đó. Và một người nghiên cứu giỏi nhưng dạy tồi thường được đánh giá cao hơn hơn là một giảng viên giỏi, nhưng nghiên cứu ở mức trung bình.
Đại học Lyon 1 Claude-Bernard đặt ra mục tiêu đánh giá hơn 95% « các học phần » (khoảng 4.000 đơn vị), với tần suất ít nhất một lần trong 5 năm. Hiện nay, nhiều giảng viên, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học và thể thao, yêu cầu được đánh giá riêng. Theo người phụ trách của đại học Lyon 1, thì các đánh giá cho phép giáo viên cải thiện được năng lực sư phạm của chính mình.
Hiện tại, vấn đề đánh giá giáo viên không được chính thức đặt ra, mà là đánh giá việc giảng dạy của giáo viên. Tác giả của đề nghị sinh viên chấm điểm giáo viên, nghị sĩ Jean-Yves Le Déaut chấp nhận rằng, sau khi việc giảng dạy được đánh giá, thì sẽ đến lượt giáo viên đặt câu hỏi về việc mình « giảng dạy như thế nào ».
Bóng ma của Liên Xô tiếp tục ám ảnh nhà hát Bolchoi
Về lĩnh vực văn hóa, có bài viết đáng chú ý trên trang nhất Le Monde mang tựa đề « Bóng ma của Liên Xô ám ảnh nhà hát Bolchoi ».
Le Monde cho biết một loạt vụ việc mới đây liên quan đến nhiều nhân viên của nhà hát lừng danh nhất nước Nga : ông Serguei Filine - giám đốc nghệ thuật nhà hát - bị tạt axit, một ngôi sao vũ ba lê bị đe dọa loại trừ, một loạt các bức thư tố giác… Nhà hát lớn nhất Châu Âu vẫn chưa tìm được cách đoạn tuyệt với giai đoạn « đen tối » thời Xô Viết.
Trong phóng sự mang tựa đề « Bolchoi : vẫn dai dẳng một mùi nhục mạ », Le Monde đối chiếu việc quy mô của nhà hát Bolchoi đang được mở rộng gấp đôi, với diện tích là 80.000 m² sau khi công trình tu sửa hoàn tất vào năm 2011, với không khí tồi tệ ngự trị trong nội bộ nhà hát.
Hiện tại, vụ tạt a xít đang được điều tra, nhưng rất ít có hy vọng tìm ra thủ phạm. Tuy nhiên, điều không khó để nhận ra là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tồi tệ tại Bolchoi là việc lãnh đạo nhà hát sử dụng đơn tố cáo tập thể để gây áp lực lên diễn viên xuất sắc, một biện pháp từng được áp dụng phổ biến dưới thời Xô Viết. Bà Anastasia Volotchkova, 37 tuổi, một diễn viên ba lê xuất sắc bị sa thải khỏi Bolchoi năm 2003, tóm tắt tình trạng tồi tệ ở đây, nhân vụ tạt axit kể trên : vụ hành hung này « liên quan đến ban lãnh đạo nhà hát, đến nhóm mafia đằng sau, đến các mưu đồ quyền lực, đến sự ăn chia tiền bạc và các vị trí nhắm tới. Bolchoi là bức hình thu nhỏ của những gì diễn ra tại nước Nga ». Còn nhà soạn nhạc Vladimir Martynov, 67 tuổi, thì nghiêm khắc hơn. Theo ông, Bolchoi đã trở thành « tấm bia mộ của nền văn hóa Nga », với cảm nhận cần phải cải cách, nếu không muốn bị trói buộc trong nền văn hóa của thế kỷ XIX. Và ông cho rằng, phải đến khi thế hệ con người Xô Viết như ông « dọn sạch được sân khấu », thì xu thế cải cách mới có thể chiến thắng.
Trang nhất các nhật báo Pháp
Tình hình khủng bố bắt cóc con tin tại Bắc Phi tiếp tục là chủ đề chính của nhiều nhật báo Pháp hôm nay. Le Monde chạy tựa « Bắt cóc con tin, cận chiến : chiến tranh trở nên ác liệt hơn ». « Báo động về an ninh của người Pháp tại Châu Phi » là tựa trang nhất Le Figaro. Le Croix mở đầu trang nhất với hàng tít « Nguy cơ khủng bố mở rộng tại Châu Phi ».
Libération thì đưa độc giả đến với hồ sơ cuộc khủng hoảng liên quan đến tập đoàn lốp xe Hoa Kỳ Titan, với hàng tựa « Goodyear (tên của nhà máy Titan tại Amiens), cú sốc trực diện ». Căng thẳng giữa Titan với xã hội Pháp lên cao, sau khi ông chủ Titan gửi thư cho bộ trưởng Phục hồi sản xuất Arnaud Montebourg, chê trách « sự chểnh mảng của các nhân viên Pháp ».
« Món quà của François Hollande cho các công chức » là hàng tựa trên trang nhất của Les Echos, thông tin về quyết định mới đây của tổng thống Pháp chấp nhận việc các công chức Pháp được trả tiền lương ngay từ ngày nghỉ ốm đầu tiên.
Tờ l’Humanité hướng cái nhìn sang nước Ý láng giềng với hàng tựa « Nước Ý chán ngán chính sách cắt giảm của cựu thủ tướng Monti ». Hồ sơ về nước Ý của l’Humanité nói về thái độ của cử tri Ý trước các cuộc bầu cử hai viện của Quốc hội vào ngày chủ nhật tới, trong bối cảnh « chính sách khắc khổ và nạn tham nhũng của các đảng phái chính trị ».
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét