Simon Roughneen
Diên Vỹ chuyển ngữ
Diên Vỹ chuyển ngữ
11.02.2013
“Kẻ cầm đầu tổ chức phản động bị tuyên án tù chung thân” báo chí nhà nước đã đăng những tựa đề như thế vào đầu tuần này.
Những tường thuật như thế hé lộ việc giới truyền thông hoạt động ra sao trong một quốc gia độc đảng, nơi mà việc viết lách trên mạng giúp bù lấp khoảng trống này. Trong giới truyền thông nhà nước chính thống, những đề tài như tranh giành quyền lực bên trong nội bộ Đảng Cộng sản và quan hệ với Trung Quốc luôn là điều cấm kỵ, và những thách thức đối với chế độ độc tài luôn bị qui chụp bằng những vu khống kiểu Xô Viết xưa.
Giáo sư Ben Kerkvliet, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Quốc gia Úc nói với MediaShift rằng “cảm giác của tôi là mạng Internet đã tăng cường hiểu biết và nhận thức của nhiều người Việt, đặc biệt là giới trẻ và các cư dân thành thị, về những yếu kém trong các tầng lớp của chính quyền. Nhiều người Việt giờ đây thu thập tin tức từ nhiều nguồn khác nhau, từ báo chí, tạp chí của chính phủ và đảng cho đến những trang blog bị cấm đoán cũng như báo chí của các hãng tin quốc tế.”
Nhưng những biện pháp mới mà chính quyền đang muốn sử dụng có thể thắt chặt giới hạn đối với những người Việt nào muốn bày tỏ quan điểm của mình trên mạng.
Vào tháng Tư 2012, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất Nghị định Quản lý, Cung cấp, Sử dụng Dịch vụ Internet và Nội dung Thông tin trên mạng mà ngay từ đầu đã bắt buộc các nhà cung cấp nội dung thông tin nước ngoài phải tăng cường hợp tác với các quan chức Việt Nam bằng cách cắt bỏ những nội dung được cho là bất hợp pháp và có thể phải chuyển các những trung tâm dữ liệu vào trong nước. Quy định được đề xuất này yêu cầu người sử dụng phải cung cấp tên thật của mình trên mạng nhằm trấn áp quyền tự do ngôn luận.
Mâu thuẫn trong việc đưa tin
Phan Văn Thu, người đứng đầu tổ chức được đề cập trên các tựa báo, là một trong nhóm 22 người bị chính quyền qui kết tội lật đổ chế độ. Những người trong nhóm bị Toà án Nhân dân Phú Yên tuyên án từ 10 đến 17 năm tù sau một phiên toà kéo dài một tuần.
Theo truyền thông Việt Nam, “các bị cáo đã bị truy tố về tội thành lập tổ chức chính trị phản động từ năm 2004 đến tháng Hai 2012, hoạt động dưới vỏ bọc của một công ty du lịch sinh thái.” Và với chi tiết mà chính quyền Việt Nam thường cho là nguy hiểm, bài báo nói rằng tổ chức này “nhận được đóng góp tài chính từ một số người Việt ở nước ngoài.”
Ngược lại với báo chí trong nước, các tường thuật quốc tế lại nói rằng nhóm người này, có tên gọi “Hội đồng công luật công án Bia Sơn,”
là những nhà hoạt động chống đối -- những người mới nhất nằm trong nỗ
lực của Đảng Cộng sản trong việc đè bẹp các tổ chức nào không đồng ý với
cách vận hành đất nước.
Với những người Việt nào có liên hệ với các tổ chức từ nước ngoài mà Đảng Cộng sản xem như là những mối đe doạ đến quyền lực của họ -- ví dụ như tổ chức Việt Tân ở Hoa Kỳ -- họ thường bị kết án tù giam.
Bill Hayton, tác giả cuốn “Việt Nam: Con Rồng đang lên,” nói với MediaShift rằng “trong khi bộ máy an ninh Việt Nam đang nới lỏng đối với việc biểu tình và chỉ trích, nó hoàn toàn không chấp nhận những người chống đối nào liên hệ với các tổ chức nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức có cơ sở từ Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng thái độ và quyết định trong việc nên bắt giữ loại người chống đối nào là cố tình tách bạch rõ ràng giữa chống đối “chính danh” và tội phản bội “bất chính”.
Sau buổi tuyên án, Nguyễn Hương Quê, luật sư do nhà nước bổ nhiệm để bào chữa cho các bị cáo nói rằng “các bản án phù hợp với tội danh của họ .”
Điều đáng lưu ý là nhóm người này được các nhà hoạt động nhân quyền miêu tả như là những người sùng bái Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà tiên tri Việt Nam ở thế kỷ 16, người “từng mơ ước xây dựng một ‘Xã hội không tưởng’ hoà hợp giữa khoa học, thiên nhiên và con người”.
Bắt giữ thêm
Vào tháng Giêng, 14 nhà hoạt động và người viết blog đã bị tuyên án lên đến 13 năm tù, mặc dù trong lúc ấy chính quyền Việt Nam đã trả tự do cho một công dân Hoa Kỳ, thành viên của Việt Tân là Nguyễn Quốc Quân sau chín tháng giam giữ. Sau đó vào ngày 6 tháng Hai, luật sư Lê Công Định cũng được trả tự do, ông bị giam từ tháng Sáu 2009.
Tuy nhiên, bất chấp những việc phóng thích này, tình hình nhân quyền của Việt Nam lại trở nên tồi tệ hơn, học giả Carl Thayer, một bình luận gia nổi tiếng về nền chính trị Việt Nam nói “Chỉ trong năm nay đã có ít nhất 36 người bị kết án tù theo những tội danh bịa đặt là tìm cách lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa,” ông viết trong một nghiên cứu mới đây.
Trong một nền văn hoá pháp lý thiếu rõ ràng, khi người dân giận dữ lên tiếng về nạn cướp đất và tham nhũng tại Việt Nam, đôi khi họ được nhân nhượng, đôi khi lại không. Đôi khi các nhà báo của ngành truyền thông chính thống tường thuật các vấn đề trên -- mặc dù không rõ là việc tường thuật này được chính quyền cho phép trước hay không, hoặc những tường thuật này có liên quan đến tranh chấp phe phái hoặc trả thù trong nội bộ Đảng Cộng sản hay không.
Nhưng với những ai viết bài chỉ trích gay gắt những điều được xem là sai trái của chính quyền, kết quả thường là những án tù. Lê Anh Hùng đã bị bắt vào cuối tháng Giêng và bị giam giữ tại một bệnh viện tâm thần tại Hà Nội - một hình thức tương tự như những hoạt động thời kỳ Xô Viết. Hùng sau đó đã được trả tự do vào ngày 5 tháng Hai.
Lê Quốc Quân, một luật sư tại Hà Nội đã nói với MediaShift vào năm 2012 về tầm quan trọng của truyền thông mạng ở Việt Nam, nơi báo giấy và truyền hình bị Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị duy nhất trong nước điều phối.
“Việc người dân làm báo, báo chí không chính thức, những bài viết đăng trên các mạng xã hội, tin nhắn, Facebook, và blog đang tiếp tục tiến triển và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội,” Lê Quốc Quân nói vào tháng Chín năm ngoái. Ông đã bị bắt vào cuối tháng Giêng về tội trốn thuế - một tội danh mà các tổ chức nhân quyền cho là bịa đặt - và đã bị biệt giam từ lúc ấy.
Những biện pháp mới
Các nguồn thông tin trực tuyến đã khoả lấp khoảng trống tạo ra bởi truyền thông do đảng điều khiển, nhưng điều này cũng đang bị đe doạ. Với những người Việt đã quen thuộc với các cấm đoán, điều luật đang được đề nghị có thể bắt buộc người sử dụng phải dùng tên thật của mình trên mạng và những blogger phải kê khai tên thật cũng như thông tin liên lạc trên các trang blog của mình -- một tiềm năng thay đổi lớn đối với những người Việt đang bị kẹt giữa việc không muốn vào tù và muốn viết một cách trung thực nên đang phải dùng bí danh khi viết bài trên mạng.
Một động cơ trong việc chính quyền nỗ lực bắt buộc người dân phải dùng tên thật có thể là những cáo buộc đăng trên các trang blog vào năm ngoái - sau này đã bị bác bỏ - rằng con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đầu tư tiền bạc vào một dự án phát triển chung cư đầy tai tiếng ở ngoại ô Hà Nội.
Tuy nhiên, bản dự thảo đầu tiên của nghị đính lại gồm những điều khoản bao trùm dường như nhắm vào việc ngăn chặn những ý kiến thách thức chính quyền, cấm người sử dụng Internet “phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân” hoặc “phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc” cũng như “lạm dụng việc cung cấp và sử dụng Internet và thông tin.”
Ngay sau khi nghị định được công bố, 12 nhà lập pháp Hoa Kỳ bao gồm đảng Dân chủ lẫn Cộng hoà đã viết thư đến Facebook, Google và Yahoo nói rằng, “Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi quí vị ủng hộ quyền tự do ngôn luận của các công dân Việt Nam bằng cách tiếp tục cung cấp kỹ thuật của quí vị đến người dân Việt Nam với thái độ tôn trọng quyền tự do và riêng tư của họ.”
Phản tác dụng?
Một phần nguyên nhân trong việc chính quyền Việt Nam dường như cố tình đàn áp những ai đề xướng một hình thức nhà nước khác là kinh tế -- vô số những vụ tham nhũng tai tiếng cũng như lượng đầu tư nước ngoài chậm lại đã khiến cho đảng cầm quyền phải công khai xin lỗi trước công chúng vào mùa thu trước và đã dẫn đến những dự đoán rằng nếu kinh tế chững bước lâu dài, sẽ có thêm nhiều người Việt đặt vấn đề về thể chế độc đảng.
Nhưng nếu thắt quá chặt mạng Internet cũng có thể dẫn đến phản tác dụng đối với “nền kinh tế đang lên” của Việt Nam.
Nghiên cứu của công ty tư vấn McKinsey & Co dự đoán rằng mạng Internet “trung bình đóng góp khoảng 1,9 tổng GDP tại các nước đang phát triển,” con số này dựa trên một thăm dò trong chín quốc gia, trong đó có Việt Nam.
“Kẻ cầm đầu tổ chức phản động bị tuyên án tù chung thân” báo chí nhà nước đã đăng những tựa đề như thế vào đầu tuần này.
Những tường thuật như thế hé lộ việc giới truyền thông hoạt động ra sao trong một quốc gia độc đảng, nơi mà việc viết lách trên mạng giúp bù lấp khoảng trống này. Trong giới truyền thông nhà nước chính thống, những đề tài như tranh giành quyền lực bên trong nội bộ Đảng Cộng sản và quan hệ với Trung Quốc luôn là điều cấm kỵ, và những thách thức đối với chế độ độc tài luôn bị qui chụp bằng những vu khống kiểu Xô Viết xưa.
Giáo sư Ben Kerkvliet, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Quốc gia Úc nói với MediaShift rằng “cảm giác của tôi là mạng Internet đã tăng cường hiểu biết và nhận thức của nhiều người Việt, đặc biệt là giới trẻ và các cư dân thành thị, về những yếu kém trong các tầng lớp của chính quyền. Nhiều người Việt giờ đây thu thập tin tức từ nhiều nguồn khác nhau, từ báo chí, tạp chí của chính phủ và đảng cho đến những trang blog bị cấm đoán cũng như báo chí của các hãng tin quốc tế.”
Nhưng những biện pháp mới mà chính quyền đang muốn sử dụng có thể thắt chặt giới hạn đối với những người Việt nào muốn bày tỏ quan điểm của mình trên mạng.
Vào tháng Tư 2012, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất Nghị định Quản lý, Cung cấp, Sử dụng Dịch vụ Internet và Nội dung Thông tin trên mạng mà ngay từ đầu đã bắt buộc các nhà cung cấp nội dung thông tin nước ngoài phải tăng cường hợp tác với các quan chức Việt Nam bằng cách cắt bỏ những nội dung được cho là bất hợp pháp và có thể phải chuyển các những trung tâm dữ liệu vào trong nước. Quy định được đề xuất này yêu cầu người sử dụng phải cung cấp tên thật của mình trên mạng nhằm trấn áp quyền tự do ngôn luận.
Mâu thuẫn trong việc đưa tin
Phan Văn Thu, người đứng đầu tổ chức được đề cập trên các tựa báo, là một trong nhóm 22 người bị chính quyền qui kết tội lật đổ chế độ. Những người trong nhóm bị Toà án Nhân dân Phú Yên tuyên án từ 10 đến 17 năm tù sau một phiên toà kéo dài một tuần.
Theo truyền thông Việt Nam, “các bị cáo đã bị truy tố về tội thành lập tổ chức chính trị phản động từ năm 2004 đến tháng Hai 2012, hoạt động dưới vỏ bọc của một công ty du lịch sinh thái.” Và với chi tiết mà chính quyền Việt Nam thường cho là nguy hiểm, bài báo nói rằng tổ chức này “nhận được đóng góp tài chính từ một số người Việt ở nước ngoài.”
Với những người Việt nào có liên hệ với các tổ chức từ nước ngoài mà Đảng Cộng sản xem như là những mối đe doạ đến quyền lực của họ -- ví dụ như tổ chức Việt Tân ở Hoa Kỳ -- họ thường bị kết án tù giam.
Bill Hayton, tác giả cuốn “Việt Nam: Con Rồng đang lên,” nói với MediaShift rằng “trong khi bộ máy an ninh Việt Nam đang nới lỏng đối với việc biểu tình và chỉ trích, nó hoàn toàn không chấp nhận những người chống đối nào liên hệ với các tổ chức nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức có cơ sở từ Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng thái độ và quyết định trong việc nên bắt giữ loại người chống đối nào là cố tình tách bạch rõ ràng giữa chống đối “chính danh” và tội phản bội “bất chính”.
Sau buổi tuyên án, Nguyễn Hương Quê, luật sư do nhà nước bổ nhiệm để bào chữa cho các bị cáo nói rằng “các bản án phù hợp với tội danh của họ .”
Điều đáng lưu ý là nhóm người này được các nhà hoạt động nhân quyền miêu tả như là những người sùng bái Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà tiên tri Việt Nam ở thế kỷ 16, người “từng mơ ước xây dựng một ‘Xã hội không tưởng’ hoà hợp giữa khoa học, thiên nhiên và con người”.
Bắt giữ thêm
Vào tháng Giêng, 14 nhà hoạt động và người viết blog đã bị tuyên án lên đến 13 năm tù, mặc dù trong lúc ấy chính quyền Việt Nam đã trả tự do cho một công dân Hoa Kỳ, thành viên của Việt Tân là Nguyễn Quốc Quân sau chín tháng giam giữ. Sau đó vào ngày 6 tháng Hai, luật sư Lê Công Định cũng được trả tự do, ông bị giam từ tháng Sáu 2009.
Tuy nhiên, bất chấp những việc phóng thích này, tình hình nhân quyền của Việt Nam lại trở nên tồi tệ hơn, học giả Carl Thayer, một bình luận gia nổi tiếng về nền chính trị Việt Nam nói “Chỉ trong năm nay đã có ít nhất 36 người bị kết án tù theo những tội danh bịa đặt là tìm cách lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa,” ông viết trong một nghiên cứu mới đây.
Trong một nền văn hoá pháp lý thiếu rõ ràng, khi người dân giận dữ lên tiếng về nạn cướp đất và tham nhũng tại Việt Nam, đôi khi họ được nhân nhượng, đôi khi lại không. Đôi khi các nhà báo của ngành truyền thông chính thống tường thuật các vấn đề trên -- mặc dù không rõ là việc tường thuật này được chính quyền cho phép trước hay không, hoặc những tường thuật này có liên quan đến tranh chấp phe phái hoặc trả thù trong nội bộ Đảng Cộng sản hay không.
Nhưng với những ai viết bài chỉ trích gay gắt những điều được xem là sai trái của chính quyền, kết quả thường là những án tù. Lê Anh Hùng đã bị bắt vào cuối tháng Giêng và bị giam giữ tại một bệnh viện tâm thần tại Hà Nội - một hình thức tương tự như những hoạt động thời kỳ Xô Viết. Hùng sau đó đã được trả tự do vào ngày 5 tháng Hai.
Lê Quốc Quân, một luật sư tại Hà Nội đã nói với MediaShift vào năm 2012 về tầm quan trọng của truyền thông mạng ở Việt Nam, nơi báo giấy và truyền hình bị Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị duy nhất trong nước điều phối.
“Việc người dân làm báo, báo chí không chính thức, những bài viết đăng trên các mạng xã hội, tin nhắn, Facebook, và blog đang tiếp tục tiến triển và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội,” Lê Quốc Quân nói vào tháng Chín năm ngoái. Ông đã bị bắt vào cuối tháng Giêng về tội trốn thuế - một tội danh mà các tổ chức nhân quyền cho là bịa đặt - và đã bị biệt giam từ lúc ấy.
Những biện pháp mới
Các nguồn thông tin trực tuyến đã khoả lấp khoảng trống tạo ra bởi truyền thông do đảng điều khiển, nhưng điều này cũng đang bị đe doạ. Với những người Việt đã quen thuộc với các cấm đoán, điều luật đang được đề nghị có thể bắt buộc người sử dụng phải dùng tên thật của mình trên mạng và những blogger phải kê khai tên thật cũng như thông tin liên lạc trên các trang blog của mình -- một tiềm năng thay đổi lớn đối với những người Việt đang bị kẹt giữa việc không muốn vào tù và muốn viết một cách trung thực nên đang phải dùng bí danh khi viết bài trên mạng.
Một động cơ trong việc chính quyền nỗ lực bắt buộc người dân phải dùng tên thật có thể là những cáo buộc đăng trên các trang blog vào năm ngoái - sau này đã bị bác bỏ - rằng con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đầu tư tiền bạc vào một dự án phát triển chung cư đầy tai tiếng ở ngoại ô Hà Nội.
Tuy nhiên, bản dự thảo đầu tiên của nghị đính lại gồm những điều khoản bao trùm dường như nhắm vào việc ngăn chặn những ý kiến thách thức chính quyền, cấm người sử dụng Internet “phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân” hoặc “phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc” cũng như “lạm dụng việc cung cấp và sử dụng Internet và thông tin.”
Ngay sau khi nghị định được công bố, 12 nhà lập pháp Hoa Kỳ bao gồm đảng Dân chủ lẫn Cộng hoà đã viết thư đến Facebook, Google và Yahoo nói rằng, “Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi quí vị ủng hộ quyền tự do ngôn luận của các công dân Việt Nam bằng cách tiếp tục cung cấp kỹ thuật của quí vị đến người dân Việt Nam với thái độ tôn trọng quyền tự do và riêng tư của họ.”
Phản tác dụng?
Một phần nguyên nhân trong việc chính quyền Việt Nam dường như cố tình đàn áp những ai đề xướng một hình thức nhà nước khác là kinh tế -- vô số những vụ tham nhũng tai tiếng cũng như lượng đầu tư nước ngoài chậm lại đã khiến cho đảng cầm quyền phải công khai xin lỗi trước công chúng vào mùa thu trước và đã dẫn đến những dự đoán rằng nếu kinh tế chững bước lâu dài, sẽ có thêm nhiều người Việt đặt vấn đề về thể chế độc đảng.
Nhưng nếu thắt quá chặt mạng Internet cũng có thể dẫn đến phản tác dụng đối với “nền kinh tế đang lên” của Việt Nam.
Nghiên cứu của công ty tư vấn McKinsey & Co dự đoán rằng mạng Internet “trung bình đóng góp khoảng 1,9 tổng GDP tại các nước đang phát triển,” con số này dựa trên một thăm dò trong chín quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Copy từ: Dân Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét