CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Thư ngỏ gửi Chánh án Tòa án nhân dân TP Hải Phòng

 Tôi, một Công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xin gửi đến  quý Chánh án lời chào trân trọng.
       Vụ án tại Tiên Lãng về Đoàn Văn Vươn (xin phép được nói ngắn gọn vậy) đã chuẩn bị được đưa ra xét xử tại Quý Tòa. Tôi được biết Quý Tòa đã nhận được bản cáo trạng của phía Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng. Nội dung của cáo trạng nhiều điểm sai trái và nhiều bất lợi cho anh em nhà họ Đoàn khiến dư luận xã hội  hết sức bức xúc.
     Để có sự công tâm trong phiên tòa sắp tới, tôi đề nghị Quý Chánh án hãy cùng tôi nhìn lại chuyện xưa, đó là vụ án Nọc Nạn. Theo “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia , đây là vụ “ tranh chấp đất đai lớn, xảy ra năm 1928 tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu(Nay là ấp 4, xã Phong Thạnh B huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) giữa một bên là các gia đình Nông Dân Biện Toại, Mười Chức và bên kia là giới địa chủ cường hào ác bá và quan chức chính quyền thực dân Pháp cùng với tham quan Nam Triều….Vụ án  sau này được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn vinh như một biểu hiện của sự đấu tranh và phản kháng của Nông dân với chính quyền thực dân Pháp “.
       Tuy hai vụ án vảy ra ở hai thế kỷ cách nhau gần 100 năm, nhưng diễn biến có rất nhiều điểm chung.
        Cái chung thứ nhất là những người nông dân như gia đình Biền Toại trước đây và anh em họ Đoàn bây giờ là những người chinh phục thiên nhiên vĩ đại. Một nhà mấy đời khai phá rưng hoang còn một nhà thì trải mấy chục năm thi gan đắp đê quai lấn biển. Dư luận đánh giá họ như những người anh hùng lao động. Họ chiến thắng được thiên nhiên nhưng lại là nạn nhân của Cường quyền. Tôi nói vậy với cả vụ Đoàn Văn Vươn bởi ai cũng biết cưỡng chế là sai, Thủ tướng cũng kết luận vậy. Họ đều có hành động chống đối khi bị dồn vào chân tường của sự uất ức, cùng cực và đều bị cho là phạm pháp.
      Bây giờ còn một cái chưa thể so sánh được liên quan đến Quý Tòa là vụ Đoàn Văn Vươn …chưa xử. Vậy tôi đề nghị Quý Chánh án hãy quan tâm đến tình tiết  diễn ra tại phiên tòa vụ án Nọc Nạn.
      Một điểm đáng lưu ý là là chánh án(De Rozario) Công tố viên(Moreau) Luật sư (Tricon) đều là người  Pháp, nhưng diễn biến phiên tòa lại rất khách quan và công minh. Ví dụ như  nhân chứng xác nhận Mười chức đâm Tournier sau khi trúng đạn của tên này . Ví dụ như Viên hội thẩm bức xúc nói với bị cáo Bang Tắc rằng “ đáng lẽ ông phải chết thay cho viên cò Tournier” ( Nếu được quyền liên tưởng đẹp về phiên toàn tương lai xét vụ Tiên Lãng mong rằng Đỗ Hữu Ca sẽ bị Tòa mắng là “ Đáng lẽ anh phải ngồi tù thay cho  Nguyễn Văn Khanh!”). Công tố viên “ nói lên tình cảnh rất đáng thương của gia đình Biện Toại, và gọi những kẻ cướp đất(có sự tiếp tay của chính quyền) là những kẻ không có trái tim ( hommes sán coeur). Luật sư thì ca ngợi tinh thần lao động khai hoang quật cường của gia đình Biện Toại và kiến nghị: “ Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng là sự độc tài của trái tim.
 (Non pas de la dictature de la force du mousqueton, mais de la dictature du coeur).
     Luật sư ca ngợi lời buộc tội của công tố viên, cho rằng chính sách của nhà nước thì tốt, nhưng người thừa hành xấu đã làm cho chính sách trở nên xấu đối với dân chúng. Đề nghị sa thải vài ông phủ, ông huyện bất hảo và vạch rõ hành động của cặp bài trùng Bang Tắc-tri phủ H. đã dẫn đến tấn thảm kịch Nọc Nạn.
     Luật sư xin tòa tha thứ cho các bị can, nói: “Lần này sẽ có một bà lão khóc về cái chết của bốn đứa con. Bốn người này đã chết, vì họ tưởng rằng có thể tự lực gìn giữ phần đất ruộng mà họ đã từng rưới mồ hôi và máu của họ lên đó.”
      Tòa Đại hình Cần Thơ tuyên Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em út Toại) và Tia (con trai Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trọng, sáu tháng tù (đã bị tạm giam đủ sáu tháng). Miều (chồng Liễu), hai năm tù vì có tiền án ăn trộm.
     Thế đấy, một phiên tòa của  “bọn thực dân” mà những nhân vật quan trọng đều là người Pháp mà họ xử công tâm như vậy!
        Qua nội dung đã trao đổi trên, tôi thiết tha đề nghị vì một chế độ xã hội tốt đẹp “ gấp hàng trăm nghìn lần chế độ thực dân phong kiến”, Quý Chánh án hãy có biện pháp chỉ đạo làm sao cho Phiên tòa xử vụ án Tiên Lãng được thực thi đúng công lý, thể hiện sự tốt đẹp vượt trội của một nền dân chủ gấp trăm vạn lần chế độ cũ. Tôi xin mạo muội đề xuất :
     -       Tòa án nhân dân TP Hải Phòng hãy xem xét kỹ nội dung  Bản cáo trạng nói trên và ra quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát nhân dân TP theo quy định tại điểm c, khoản 2,Điều 176 của Bộ luật tố tụng hình sự. Yêu cầu Viện Kiểm sát và Cơ quan điều tra phải làm đúng quy trình,nêu đúng người ,đúng tội và không để sót tội phạm.
-      Cho các thẩm phán và cán bộ của Quý tòa tìm hiểu kỹ về diễn biến của phiên tòa xử vụ án Nọc Nạn.
      -     Tổ chức tham quan Di tích cấp quốc gia Nọc Nạn. Hiện nay, Bảo tàng Bạc Liêu còn lưu giữ ảnh những người đã bị giết trong vụ Nọc Nạn và những người tham gia cuộc đấu tranh của anh em Biện Toại. Ngoài ra còn có ảnh chân dung các luật sư biện hộ cho gia đình nạn nhân. Nhà nước Việt Nam đã đầu tư trùng tu và mở rộng khu di tích lên khoảng 3 ha, gồm các hạng mục khu mộ gia đình Mười Chức, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, cụm tượng tái hiện trận đánh giữa gia đình Mười Chức và binh lính chính quyền, với kích thước người thật.
           Kính thưa Quý Chánh án ,cách đây gần một trăm năm, tại một phiên tòa của chế độ cũ mà người ta đã nêu lên cái khái niệm rất nhân văn là “ trái tim “(từ công tố viên cho đến luật sư). Vậy thì bây giờ tôi tha thiết mong mỏi những người cầm cân nảy mực của xã hội mình , trước hết là tại phiên tòa xét xử vụ án Tiên Lãng sắp tới, hãy bằng trái tim nhân hậu của mình để thực thi công lý một cách nghiêm minh nhất.
          Tôi nghĩ chắc chắn rằng, con cháu của chúng ta 100 năm sau sẽ có thêm khu di tích  cấp Quốc Gia mang tên Tiên Lãng, và biết đâu lại sẽ có cụm tượng tái hiện “trận đánh đẹp” , rồi sẽ có phim…nhưng kịch bản sẽ trung thực chứ không thể méo mó như cách nghĩ u tối của Đỗ Trí Ca đâu ! Những người tham gia phiên tòa rối sẽ được nhắc đến.  Lịch sử sẽ phán xét tất cả một cách công minh nhất.
Trân trọng kính chào!
Nguyễn Hồng Tâm
Tác giả gửi Quê choa



Copy từ: Quê Choa


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét