Câu hỏi này không thể không bật ra khi báo chí đưa tin về kết quả kiểm tra của Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An, cho thấy số “quan” ở các phòng ban cấp tỉnh, cấp huyện đã phình ra nhanh chóng, thậm chí có nơi “quan” nhiều hơn “lính”.
Phòng Tài chính kế toán của Sở NN-PTNT
Nghệ An có tất cả 15 người nhưng có tới 7 “quan” gồm 1 trưởng phòng và
6 phó phòng. Cũng Sở NN-PTNT Nghệ An, chức danh phó giám đốc có đến... 7
người. Còn Sở Nội vụ Nghệ An, trong số 31 biên chế đã có tới 19 lãnh
đạo gồm: 1 giám đốc, 4 phó giám đốc và các trưởng, phó phòng. Riêng
Phòng Công chức viên chức của sở có 4 nhân sự thì lãnh đạo đã là 3 gồm 1
trưởng phòng, 2 phó phòng và Phòng Tài chính kế toán của UBND huyện Anh
Sơn - Nghệ An thì cả 4 nhân sự đều là “quan”, gồm 1 trưởng phòng và 3
phó phòng.
Cách đây chưa lâu, dư luận cũng... choáng về số “quan” ở xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương - Thanh Hóa. Xã có 15 thôn, 9.500 dân nhưng số cán bộ xã, thôn lên tới 254 người. Là xã thuộc diện xã loại 1 (số hộ nghèo chiếm hơn 30%) theo Nghị định 92 của Chính phủ nên Quảng Vinh có 23 cán bộ biên chế và 22 cán bộ bán chuyên trách. Ngoài ra, xã còn có thêm người làm phó các đoàn thể và cứ thế dàn khung này áp xuống tận các thôn. Lắm “quan”, ngân sách chỉ trả cho một số vị theo luật định, còn lại thì... dân nuôi...
Theo Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ, hiện cả nước có khoảng 130.000 thôn với số cán bộ thôn hơn 570.000 người, nếu tính cả cán bộ xã khoảng 770.000 người. Thông thường mỗi thôn có 3 cán bộ là trưởng thôn, bí thư chi bộ và công an viên, song trên thực tế, thôn còn có cán bộ của các tổ chức chính trị xã hội, an ninh, trật tự… và cả nước có hơn 900.000 cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, thôn. Hiện mỗi xã đang phải chi trả từ 120 đến 170 định suất ngoài ngân sách bằng nguồn đóng góp của dân.
Dân ta chẳng bao giờ hẹp bụng, nếu các “quan” đều thanh liêm hoặc làm được việc. Nhưng nhiều “quan” ở cơ sở hầu như rất ít việc, thậm chí “ngồi chơi xơi nước” mà để dân nuôi thì quả là chướng. Bác Hồ từng dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và thực tế đã chứng minh nơi nào có cán bộ giỏi thì nơi đó kinh tế xã hội địa phương có nhiều khởi sắc. Trong sự phát triển đi lên của đất nước hôm nay, rất cần đội ngũ cán bộ cơ sở giỏi, cần chuyên viên giỏi để tham mưu, thừa hành công vụ hiệu quả. Trong lúc nguồn cán bộ chuyên viên giỏi chưa nhiều, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức còn thấp mà “quan” nhiều quá, hẳn không phải là điều tốt.
Chúng ta cứ nói nhiều về quy chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cứ hô hào tinh giản biên chế nhưng bộ máy cán bộ ở các ngành, các địa phương mỗi ngày cứ phình ra và chất lượng cán bộ, đạo đức công vụ vẫn tiếp tục là thách thức với nền hành chính. Vì vậy, hãy một lần nữa nhìn thẳng thực trạng để cải cách, bớt đi tình trạng “lính” ít “quan” nhiều, quen chỉ tay năm ngón hơn là làm được việc hữu ích. Hãy học tập cách của Đà Nẵng, Quảng Ninh trong thi tuyển để chọn “quan” đúng nghĩa. Hãy học tập việc cải cách hành chính ở TPHCM, học cách quận 1 - TPHCM để cho người dân chấm điểm cán bộ công chức. Có như vậy thì dân mới được nhờ, nước mới mạnh hơn.
Cách đây chưa lâu, dư luận cũng... choáng về số “quan” ở xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương - Thanh Hóa. Xã có 15 thôn, 9.500 dân nhưng số cán bộ xã, thôn lên tới 254 người. Là xã thuộc diện xã loại 1 (số hộ nghèo chiếm hơn 30%) theo Nghị định 92 của Chính phủ nên Quảng Vinh có 23 cán bộ biên chế và 22 cán bộ bán chuyên trách. Ngoài ra, xã còn có thêm người làm phó các đoàn thể và cứ thế dàn khung này áp xuống tận các thôn. Lắm “quan”, ngân sách chỉ trả cho một số vị theo luật định, còn lại thì... dân nuôi...
Theo Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ, hiện cả nước có khoảng 130.000 thôn với số cán bộ thôn hơn 570.000 người, nếu tính cả cán bộ xã khoảng 770.000 người. Thông thường mỗi thôn có 3 cán bộ là trưởng thôn, bí thư chi bộ và công an viên, song trên thực tế, thôn còn có cán bộ của các tổ chức chính trị xã hội, an ninh, trật tự… và cả nước có hơn 900.000 cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, thôn. Hiện mỗi xã đang phải chi trả từ 120 đến 170 định suất ngoài ngân sách bằng nguồn đóng góp của dân.
Dân ta chẳng bao giờ hẹp bụng, nếu các “quan” đều thanh liêm hoặc làm được việc. Nhưng nhiều “quan” ở cơ sở hầu như rất ít việc, thậm chí “ngồi chơi xơi nước” mà để dân nuôi thì quả là chướng. Bác Hồ từng dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và thực tế đã chứng minh nơi nào có cán bộ giỏi thì nơi đó kinh tế xã hội địa phương có nhiều khởi sắc. Trong sự phát triển đi lên của đất nước hôm nay, rất cần đội ngũ cán bộ cơ sở giỏi, cần chuyên viên giỏi để tham mưu, thừa hành công vụ hiệu quả. Trong lúc nguồn cán bộ chuyên viên giỏi chưa nhiều, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức còn thấp mà “quan” nhiều quá, hẳn không phải là điều tốt.
Chúng ta cứ nói nhiều về quy chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cứ hô hào tinh giản biên chế nhưng bộ máy cán bộ ở các ngành, các địa phương mỗi ngày cứ phình ra và chất lượng cán bộ, đạo đức công vụ vẫn tiếp tục là thách thức với nền hành chính. Vì vậy, hãy một lần nữa nhìn thẳng thực trạng để cải cách, bớt đi tình trạng “lính” ít “quan” nhiều, quen chỉ tay năm ngón hơn là làm được việc hữu ích. Hãy học tập cách của Đà Nẵng, Quảng Ninh trong thi tuyển để chọn “quan” đúng nghĩa. Hãy học tập việc cải cách hành chính ở TPHCM, học cách quận 1 - TPHCM để cho người dân chấm điểm cán bộ công chức. Có như vậy thì dân mới được nhờ, nước mới mạnh hơn.
Copy từ: Lao Động
Kết quả kiểm tra của Sở Nội vụ Nghệ An cho thấy ở một số cơ quan thuộc tỉnh này có tình trạng lãnh đạo đông hơn nhân viên. Tại Sở NN-PTNT, Phòng Tài chính kế toán có 15 người, trong đó có 1 trưởng phòng và 6 phó phòng. Phòng Tài chính kế toán, UBND H.Anh Sơn có 4 biên chế gồm 1 trưởng phòng và 3 phó phòng.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trịnh Văn Thành, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở NN-PTNT Nghệ An, giải thích việc Phòng Tài chính kế toán của Sở phải có 6 phó phòng là do “đặc thù của Sở”. “Hiện nay Sở có các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản, nông thôn mới nên phải bố trí 5 phó phòng, thêm 1 phó phòng phụ trách tổng hợp nữa nên thành 6 phó phòng”, ông Thành nói. Ông Thành cũng cho biết năm 2012, trước khi bổ nhiệm thêm 2 phó phòng, Sở đã có tờ trình gửi Sở Nội vụ xin bổ sung nhưng Sở Nội vụ không trả lời, tuy nhiên việc bổ nhiệm sau đó vẫn được thực hiện. Hiện nay, Sở này cũng có số lượng lãnh đạo nhiều nhất trong các sở ở Nghệ An với 7 phó giám đốc.Sở Nội vụ Nghệ An hiện có 31 người nhưng có đến 19 cán bộ lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên. Phòng Công chức viên chức chỉ có 4 biên chế nhưng có đến 3 lãnh đạo (gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng) và 1 nhân viên. Ông Nguyễn Trọng Hùng, Trưởng phòng Công chức viên chức Sở Nội vụ, cho biết đây là hệ quả của “lịch sử để lại” do trước khi về nghỉ hưu, ông giám đốc tiền nhiệm đã ký quyết định thăng chức cho một số người. Trong khi đó, theo bà Cao Thị Hiền, Giám đốc Sở Nội vụ, hiện số cán bộ từ cấp phó phòng trở lên của Sở vẫn đang nằm “trong khung quy định”.
Theo Quyết định số 63 năm 2008 của UBND tỉnh, mỗi phòng ban thuộc sở, ngành, UBND cấp huyện chỉ được bố trí 1 trưởng phòng và 2 phó phòng, trường hợp cần quá số người thì làm văn bản xin ý kiến Sở Nội vụ. Năm 2010, UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt đề án thi tuyển bổ nhiệm chức danh trưởng, phó phòng. Nhưng việc thi tuyển chỉ thí điểm ở Sở Nội vụ để tuyển 2 phó phòng rồi đề án bị dừng lại mà nguyên nhân, theo bà Cao Thị Hiền là do vướng trong việc quy hoạch cán bộ.
Khánh Hoan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét