Lê Anh Hùng
Ngày 11/12/2012, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XIII khai mạc Phiên họp thứ 13 nhằm đánh giá kết quả Kỳ họp thứ 4 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị cho kỳ họp tới.
Theo Tờ trình về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 5 thì trong kỳ họp tới, Quốc hội sẽ làm việc từ ngày 20/5 đến ngày 18/6/2013. Thông tin này hẳn khiến không ít người phải băn khoăn, bởi nếu vậy thì đây sẽ là kỳ họp Quốc hội với số ngày làm việc ít nhất suốt 12 năm qua (kể từ Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá X giữa năm 2001, không tính kỳ họp đầu tiên và kỳ họp cuối cùng của mỗi khoá vốn do tính chất đặc thù nên thường chỉ diễn ra trong ít ngày), trong khi tình hình chính trị – kinh tế – xã hội của đất nước lại đang ngày càng xấu đi một cách đáng báo động. Tuy nhiên, nếu điểm lại các kỳ họp Quốc hội từ năm 2001 đến nay thì diễn tiến này lại không có gì đáng ngạc nhiên, mà ngược lại, nó phù hợp với một xu hướng đã xác lập từ hơn một thập niên qua – đó là số ngày Quốc hội họp ngày càng teo tóp, thể hiện qua Bảng 1 và Biểu đồ 1 dưới đây:
Đường thẳng màu đỏ là đường xu hướng, độ dốc khá lớn của nó cho thấy rõ thời gian Quốc hội họp mỗi kỳ kể từ năm 2001 đến nay ngày càng giảm với tốc độ khá nhanh.
Theo Điều 83 Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001): “Quốc hội là […] cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN ViệtNam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.” Điều 84 thì ghi rõ một loạt nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.
Như vậy, có thể nói ngay là Quốc hội không thiếu việc để làm. Tuy nhiên, trên thực tế, ngay cả việc sửa đổi Hiến pháp hệ trọng đến thế mà trong kỳ họp vừa rồi, Quốc hội cũng chỉ (được) dành vỏn vẹn 1,5 ngày để “bàn thảo” thôi. Các vị Đại biểu Quốc hội thì vẫn kêu ca là vào đầu mỗi kỳ họp, mỗi người phải “ôm” hàng nghìn trang tài liệu (báo cáo của Chính phủ, các dự luật, v.v.), thử hỏi làm sao họ có thể kịp nhồi nhét cho hết để mà “giám sát” hay “góp ý xây dựng luật”? Cần nói thêm là trong quãng thời gian Quốc hội họp, số ngày làm việc thực tế còn khiêm tốn hơn nhiều do Quốc hội nghỉ ngày Chủ nhật và một số ngày thứ Bảy; chẳng hạn, từ 20/5 – 18/6/2013 là 30 ngày nhưng thời gian Quốc hội làm việc thực tế theo dự kiến lại chỉ có 22,5 ngày.
Rút ngắn thời gian làm việc của Quốc hội chỉ là một trong nhiều mưu chước khác nhau mà người ta vẫn áp dụng nhằm mục đích khống chế và thao túng Quốc hội. Xin nêu ra đây vài “ngón nghề” tiêu biểu khác:
1) Khống chế ngặt nghèo thời gian phát biểu của ĐBQH: Theo Điều 16 Nội quy Kỳ họp Quốc hội, ban hành kèm theo Nghị quyết số 07/2002/NQ-QH11 ngày 16/12/2002, thời gian phát biểu của mỗi ĐBQH khi thảo luận tại hội trường không quá 15 phút lần đầu và 5 phút lần thứ hai. Tuy nhiên, trong các kỳ họp gần đây, người ta đã rút xuống chỉ còn 7 phút cho lần đầu và 3 phút cho lần thứ hai. Quy định này đã được chính thức hoá theo Nghị quyết số 27/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
2) Duy trì tỷ lệ đại biểu tái cử thấp, tỷ lệ đại biểu mới cao: Trong 498 ĐBQH khoá XI, số đại biểu khoá trước là 135 người, chiếm 27,11%; trong 493 ĐBQH khoá XII chỉ có 138 đại biểu của khoá trước, chiếm 28%; trong 500 ĐBQH khoá XIII số tái cử là 167 người (33,4%).[ii] (Lưu ý: Tỷ lệ nghị sĩ Quốc hội ở Mỹ tái đắc cử lên đến trên 90%; quan trọng hơn, đây hoàn toàn là quyết định của cử tri Mỹ, chứ không phải theo kiểu “đảng cử, dân bầu” như ở ViệtNam.) Các tân đại biểu dĩ nhiên là thường bỡ ngỡ, phải mất một thời gian đáng kể mới làm quen được với văn hoá nghị trường, mà đến lúc đó thì lại gần hết nhiệm kỳ mất rồi;
3) Lập Đoàn ĐBQH theo tỉnh/thành để dễ bề “quản lý” đại biểu. ĐBQH Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội, từng phát biểu tại Quốc hội: “Công chức trong bộ máy hành chính thì trên nói dưới phải nghe. Nếu Quốc hội vẫn đa số là công chức nhà nước thì không thể có tranh luận, phản biện các bộ, ngành. Rốt cuộc chỉ những đại biểu không ràng buộc gì, là có thể nói.” Trên thực tế, “những đại biểu không ràng buộc gì” lại rất hiếm. Trong một dịp khác, ông lại nói: “Có một thực tế là Đại biểu Quốc hội cơ cấu ở địa phương, nếu phát biểu điều gì ‘mạnh’ quá thì lại được lãnh đạo địa phương ‘nhắc nhở’ vì có thể địa phương sẽ bị ‘kẹt’ với các bộ. Ở một số đoàn, ĐBQH muốn phát biểu phải được sự đồng ý của trưởng đoàn về nội dung. Trong các ĐBQH cơ cấu theo ngành cũng có tình trạng như vậy, không dám nói những vấn đề liên quan đến ngành mình vì ngại đụng chạm”;
4) Thao túng quy trình hiệp thương để loại bỏ những ứng cử viên ĐBQH “nguy hiểm”, mà trường hợp nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải hay luật sư Lê Quốc Quân trong kỳ bầu cử Quốc hội vừa rồi là những minh chứng điển hình. Tại vòng lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, những “cử tri” được mời phần lớn là lạ hoắc với ứng viên không được nhà cầm quyền ưa chuộng và họ thi nhau “đấu tố” những ứng viên đó.
Giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước là một chức năng hết sức quan trọng của Quốc hội nói chung và từng ĐBQH nói riêng. Nhưng trên thực tế, các ĐBQH lại không có mấy thực quyền. Họ chỉ có “quyền” thực thi vai trò một “ông bưu điện” là tiếp nhận đơn thư của nhân dân và đóng dấu “kính chuyển” cho các cấp chính quyền rồi ngồi chờ câu trả lời theo kiểu được chăng hay chớ. ĐBQH Nguyễn Lân Dũng (ĐBQH các khoá X, XI & XII) cho biết: “Mỗi năm tôi nhận được rất nhiều đơn thư của dân, có nhiều người đi xa hàng trăm cây số, ra Hà Nội ở trọ rồi tìm đến nhà tôi. Việc của tôi cũng chỉ là chuyển đơn rồi đợi trả lời. Nhiều nơi người ta trả lời qua loa cho xong chuyện. Tôi cảm thấy rằng việc chuyển đơn của mình hiệu quả rất thấp, nhưng vì trách nhiệm với bà con mình vẫn cứ phải ký để chuyển đi. Luật nên quy định cho đại biểu Quốc hội có thêm quyền hạn nào đấy chứ cứ như hiện nay gần như không có kết quả gì”.[iii]
Như chúng ta đều biết, quyền lực càng tập trung thì càng dễ bị tha hoá. Theo Hiến pháp hiện hành, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội; giữa hai kỳ họp Quốc hội thì quyền lực của Quốc hội Việt Namnằm trong tay cơ quan này.[iv] Tuy nhiên, đây lại là thiết chế dễ bị tha hoá và lũng đoạn hơn nhiều so với Quốc hội. Một minh chứng về khả năng “làm xiếc” của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là trường hợp Luật Tố cáo mà Quốc hội khoá XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 2. Mặc dù trong phiên thảo luận ngày 12/10/2011 tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đa số thành viên đã chấp nhận hình thức tố cáo qua e-mail, điện thoại nhưng đến ngày 25/10/2011 thì chính UBTVQH lại không chấp nhận hình thức tố cáo qua e-mail, điện thoại trong dự luật trình ra Quốc hội!?
Một khi quyền lực của quảng đại quần chúng nhân dân mà Quốc hội là đại diện tăng lên, quyền lực của các nhóm lợi ích vị kỷ trong xã hội tất yếu phải suy giảm. Đó chính là căn nguyên của hiện tượng cứ Quốc hội họp là giá xăng dầu lại giảm suốt mấy năm qua. Chừng nào Quốc hội Việt Nam còn bị khống chế và thao túng bằng đủ mọi mưu ma chước quỷ như trên, chừng đó bộ máy hành pháp còn nằm ngoài vòng giám sát của một cơ quan lập pháp hữu hiệu, các nhóm lợi ích còn tha hồ tác oai tác quái, và đất nước vẫn tiếp tục chìm sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng nhất kể từ giữa thập niên 1980 đến nay./.
L. A. H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Theo Tờ trình về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 5 thì trong kỳ họp tới, Quốc hội sẽ làm việc từ ngày 20/5 đến ngày 18/6/2013. Thông tin này hẳn khiến không ít người phải băn khoăn, bởi nếu vậy thì đây sẽ là kỳ họp Quốc hội với số ngày làm việc ít nhất suốt 12 năm qua (kể từ Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá X giữa năm 2001, không tính kỳ họp đầu tiên và kỳ họp cuối cùng của mỗi khoá vốn do tính chất đặc thù nên thường chỉ diễn ra trong ít ngày), trong khi tình hình chính trị – kinh tế – xã hội của đất nước lại đang ngày càng xấu đi một cách đáng báo động. Tuy nhiên, nếu điểm lại các kỳ họp Quốc hội từ năm 2001 đến nay thì diễn tiến này lại không có gì đáng ngạc nhiên, mà ngược lại, nó phù hợp với một xu hướng đã xác lập từ hơn một thập niên qua – đó là số ngày Quốc hội họp ngày càng teo tóp, thể hiện qua Bảng 1 và Biểu đồ 1 dưới đây:
Bảng: THỜI GIAN CÁC KỲ HỌP QUỐC HỘI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
|
||||
TT
|
KỲ HỌP QUỐC HỘI
|
THỜI GIAN
|
SỐ NGÀY
|
GHI CHÚ
|
1
|
Kỳ 9 Khoá X |
22/5 – 29/6/2001
|
39
|
|
2
|
Kỳ 10 Khoá X |
20/11 – 25/12/2001
|
37
|
|
3
|
Cuối X + Đầu XI[i] |
44
|
15/3 – 2/4 & 19/7 – 12/8/2002
|
|
4
|
Kỳ 2 Khoá XI |
12/11 – 16/12/2002
|
36
|
|
5
|
Kỳ 3 Khoá XI |
3/5 – 18/6/2003
|
47
|
|
6
|
Kỳ 4 Khoá XI |
21/10 – 26/11/2003
|
37
|
|
7
|
Kỳ 5 Khoá XI |
11/5 – 15/6/2004
|
36
|
|
8
|
Kỳ 6 Khoá XI |
25/10 – 3/12/2004
|
40
|
|
9
|
Kỳ 7 Khoá XI |
5/5 – 14/6/2005
|
41
|
|
10
|
Kỳ 8 Khoá XI |
17/10 – 29/11/2005
|
44
|
|
11
|
Kỳ 9 Khoá XI |
16/5 – 29/6/2006
|
45
|
|
12
|
Kỳ 10 Khoá XI |
17/10 – 29/11/2006
|
37
|
Nghỉ một tuần để tổ chức Hội nghị APEC
|
13
|
Cuối XI + Đầu XII |
35
|
20/3 – 6/4 & 19/7 – 4/8/2007
|
|
14
|
Kỳ 2 Khoá XII |
22/10 – 21/11/2007
|
31
|
|
15
|
Kỳ 3 Khoá XII |
6/5 – 7/6/2008
|
33
|
|
16
|
Kỳ 4 Khoá XII |
16/10 – 15/11/2008
|
31
|
|
17
|
Kỳ 5 Khoá XII |
20/5 – 20/6/2009
|
32
|
|
18
|
Kỳ 6 Khoá XII |
20/10 – 27/11/2009
|
39
|
|
19
|
Kỳ 7 Khoá XII |
20/5 – 19/6/2010
|
31
|
|
20
|
Kỳ 8 Khoá XII |
20/10 – 26/11/2010
|
38
|
|
21
|
Cuối XII + Đầu XIII |
26
|
21/3 – 29/3 & 21/7 – 6/8/2011
|
|
22
|
Kỳ 2 Khoá XIII |
20/10 – 26/11/2011
|
38
|
|
23
|
Kỳ 3 Khoá XIII |
21/5 – 21/6/2012
|
32
|
|
24
|
Kỳ 4 Khoá XIII |
22/10 – 23/11/2012
|
33
|
|
25
|
Kỳ 5 Khoá XIII |
20/5 – 18/6 /2013
|
30
|
Đường thẳng màu đỏ là đường xu hướng, độ dốc khá lớn của nó cho thấy rõ thời gian Quốc hội họp mỗi kỳ kể từ năm 2001 đến nay ngày càng giảm với tốc độ khá nhanh.
Theo Điều 83 Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001): “Quốc hội là […] cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN ViệtNam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.” Điều 84 thì ghi rõ một loạt nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.
Như vậy, có thể nói ngay là Quốc hội không thiếu việc để làm. Tuy nhiên, trên thực tế, ngay cả việc sửa đổi Hiến pháp hệ trọng đến thế mà trong kỳ họp vừa rồi, Quốc hội cũng chỉ (được) dành vỏn vẹn 1,5 ngày để “bàn thảo” thôi. Các vị Đại biểu Quốc hội thì vẫn kêu ca là vào đầu mỗi kỳ họp, mỗi người phải “ôm” hàng nghìn trang tài liệu (báo cáo của Chính phủ, các dự luật, v.v.), thử hỏi làm sao họ có thể kịp nhồi nhét cho hết để mà “giám sát” hay “góp ý xây dựng luật”? Cần nói thêm là trong quãng thời gian Quốc hội họp, số ngày làm việc thực tế còn khiêm tốn hơn nhiều do Quốc hội nghỉ ngày Chủ nhật và một số ngày thứ Bảy; chẳng hạn, từ 20/5 – 18/6/2013 là 30 ngày nhưng thời gian Quốc hội làm việc thực tế theo dự kiến lại chỉ có 22,5 ngày.
Rút ngắn thời gian làm việc của Quốc hội chỉ là một trong nhiều mưu chước khác nhau mà người ta vẫn áp dụng nhằm mục đích khống chế và thao túng Quốc hội. Xin nêu ra đây vài “ngón nghề” tiêu biểu khác:
1) Khống chế ngặt nghèo thời gian phát biểu của ĐBQH: Theo Điều 16 Nội quy Kỳ họp Quốc hội, ban hành kèm theo Nghị quyết số 07/2002/NQ-QH11 ngày 16/12/2002, thời gian phát biểu của mỗi ĐBQH khi thảo luận tại hội trường không quá 15 phút lần đầu và 5 phút lần thứ hai. Tuy nhiên, trong các kỳ họp gần đây, người ta đã rút xuống chỉ còn 7 phút cho lần đầu và 3 phút cho lần thứ hai. Quy định này đã được chính thức hoá theo Nghị quyết số 27/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
2) Duy trì tỷ lệ đại biểu tái cử thấp, tỷ lệ đại biểu mới cao: Trong 498 ĐBQH khoá XI, số đại biểu khoá trước là 135 người, chiếm 27,11%; trong 493 ĐBQH khoá XII chỉ có 138 đại biểu của khoá trước, chiếm 28%; trong 500 ĐBQH khoá XIII số tái cử là 167 người (33,4%).[ii] (Lưu ý: Tỷ lệ nghị sĩ Quốc hội ở Mỹ tái đắc cử lên đến trên 90%; quan trọng hơn, đây hoàn toàn là quyết định của cử tri Mỹ, chứ không phải theo kiểu “đảng cử, dân bầu” như ở ViệtNam.) Các tân đại biểu dĩ nhiên là thường bỡ ngỡ, phải mất một thời gian đáng kể mới làm quen được với văn hoá nghị trường, mà đến lúc đó thì lại gần hết nhiệm kỳ mất rồi;
3) Lập Đoàn ĐBQH theo tỉnh/thành để dễ bề “quản lý” đại biểu. ĐBQH Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội, từng phát biểu tại Quốc hội: “Công chức trong bộ máy hành chính thì trên nói dưới phải nghe. Nếu Quốc hội vẫn đa số là công chức nhà nước thì không thể có tranh luận, phản biện các bộ, ngành. Rốt cuộc chỉ những đại biểu không ràng buộc gì, là có thể nói.” Trên thực tế, “những đại biểu không ràng buộc gì” lại rất hiếm. Trong một dịp khác, ông lại nói: “Có một thực tế là Đại biểu Quốc hội cơ cấu ở địa phương, nếu phát biểu điều gì ‘mạnh’ quá thì lại được lãnh đạo địa phương ‘nhắc nhở’ vì có thể địa phương sẽ bị ‘kẹt’ với các bộ. Ở một số đoàn, ĐBQH muốn phát biểu phải được sự đồng ý của trưởng đoàn về nội dung. Trong các ĐBQH cơ cấu theo ngành cũng có tình trạng như vậy, không dám nói những vấn đề liên quan đến ngành mình vì ngại đụng chạm”;
4) Thao túng quy trình hiệp thương để loại bỏ những ứng cử viên ĐBQH “nguy hiểm”, mà trường hợp nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải hay luật sư Lê Quốc Quân trong kỳ bầu cử Quốc hội vừa rồi là những minh chứng điển hình. Tại vòng lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, những “cử tri” được mời phần lớn là lạ hoắc với ứng viên không được nhà cầm quyền ưa chuộng và họ thi nhau “đấu tố” những ứng viên đó.
Giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước là một chức năng hết sức quan trọng của Quốc hội nói chung và từng ĐBQH nói riêng. Nhưng trên thực tế, các ĐBQH lại không có mấy thực quyền. Họ chỉ có “quyền” thực thi vai trò một “ông bưu điện” là tiếp nhận đơn thư của nhân dân và đóng dấu “kính chuyển” cho các cấp chính quyền rồi ngồi chờ câu trả lời theo kiểu được chăng hay chớ. ĐBQH Nguyễn Lân Dũng (ĐBQH các khoá X, XI & XII) cho biết: “Mỗi năm tôi nhận được rất nhiều đơn thư của dân, có nhiều người đi xa hàng trăm cây số, ra Hà Nội ở trọ rồi tìm đến nhà tôi. Việc của tôi cũng chỉ là chuyển đơn rồi đợi trả lời. Nhiều nơi người ta trả lời qua loa cho xong chuyện. Tôi cảm thấy rằng việc chuyển đơn của mình hiệu quả rất thấp, nhưng vì trách nhiệm với bà con mình vẫn cứ phải ký để chuyển đi. Luật nên quy định cho đại biểu Quốc hội có thêm quyền hạn nào đấy chứ cứ như hiện nay gần như không có kết quả gì”.[iii]
Như chúng ta đều biết, quyền lực càng tập trung thì càng dễ bị tha hoá. Theo Hiến pháp hiện hành, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội; giữa hai kỳ họp Quốc hội thì quyền lực của Quốc hội Việt Namnằm trong tay cơ quan này.[iv] Tuy nhiên, đây lại là thiết chế dễ bị tha hoá và lũng đoạn hơn nhiều so với Quốc hội. Một minh chứng về khả năng “làm xiếc” của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là trường hợp Luật Tố cáo mà Quốc hội khoá XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 2. Mặc dù trong phiên thảo luận ngày 12/10/2011 tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đa số thành viên đã chấp nhận hình thức tố cáo qua e-mail, điện thoại nhưng đến ngày 25/10/2011 thì chính UBTVQH lại không chấp nhận hình thức tố cáo qua e-mail, điện thoại trong dự luật trình ra Quốc hội!?
Một khi quyền lực của quảng đại quần chúng nhân dân mà Quốc hội là đại diện tăng lên, quyền lực của các nhóm lợi ích vị kỷ trong xã hội tất yếu phải suy giảm. Đó chính là căn nguyên của hiện tượng cứ Quốc hội họp là giá xăng dầu lại giảm suốt mấy năm qua. Chừng nào Quốc hội Việt Nam còn bị khống chế và thao túng bằng đủ mọi mưu ma chước quỷ như trên, chừng đó bộ máy hành pháp còn nằm ngoài vòng giám sát của một cơ quan lập pháp hữu hiệu, các nhóm lợi ích còn tha hồ tác oai tác quái, và đất nước vẫn tiếp tục chìm sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng nhất kể từ giữa thập niên 1980 đến nay./.
L. A. H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Ghi chú:
[i] Do cứ 5 năm thì có 1 năm diễn ra kỳ họp cuối cùng của khoá trước và kỳ họp đầu tiên của khoá sau mà hai kỳ họp này lại kéo dài không lâu nên chúng tôi gộp lại và tính là 1 kỳ họp theo lệ thường mỗi năm 2 kỳ như Hiến pháp quy định để tiện cho việc đánh giá.
[i] Do cứ 5 năm thì có 1 năm diễn ra kỳ họp cuối cùng của khoá trước và kỳ họp đầu tiên của khoá sau mà hai kỳ họp này lại kéo dài không lâu nên chúng tôi gộp lại và tính là 1 kỳ họp theo lệ thường mỗi năm 2 kỳ như Hiến pháp quy định để tiện cho việc đánh giá.
[ii]
Số uỷ viên BCHTW Đảng khoá IX được tái cử trong khoá X là 80/150 ≈
53,3%; số uỷ viên BCHTW Đảng khoá X được tái cử trong khoá XI là 87/160 ≈
54,4%.
[iii] Bản thân tác giả cũng có đơn thư tố cáo những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng
gửi một vị ĐBQH nổi tiếng và ông đã xác nhận là đã chuyển đơn thư cho
ông Chủ tịch Quốc hội ngày 19/6/2012 nhưng kể từ đó đến nay hơn 6 tháng
đã trôi qua mà người ta vẫn chưa trả lời gì cho cả người tố cáo lẫn vị
ĐBQH kia.
[iv] Ở các nước dân chủ, quốc hội không có cơ quan thường trực mà thường họp quanh năm, với 100% đại biểu chuyên nghiệp.
Copy từ: Bauxite Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét