CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Sự hy sinh cần được trả công xứng đáng


2012-12-17
Một bản đề nghị gửi tới lãnh đạo cao cấp nhất Việt Nam vừa đựơc công khai trên mạng sau hai tháng không nhận được hồi báo. Bản kiến nghị nêu ra năm điểm có liên quan tới sự hy sinh của bộ đội, chiến sĩ và nhân dân trong các cuộc chiến tranh từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Photo by Lê Quang Nhật
Hình đăng trên bài báo của Huy Đức trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị-2009 (đã bị gỡ xuống). Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên hoang vắng, quạnh quẽ.

Tải xuống - download
Bản kiến nghị nêu ra năm điểm có liên quan tới sự hy sinh của bộ đội, chiến sĩ và nhân dân trong các cuộc chiến tranh từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Ký tên trong kiến nghị là: Thiếu tướng Lê Duy Mật, nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 2, Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Giang. Đại tá Cao Sơn, nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 2, Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Giang. Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên Quân sự ĐSQ Việt Nam tại Trung Quốc. Đại tá Phạm Xuân Phương, nguyên chuyên viên Tổng Cục Chính trị. Nhà báo, nhà văn Phạm Viết Đào nguyên Trưởng phòng Thanh tra hành chính chống tham nhũng của Bộ Văn Hóa.

Những cuộc chiến sau năm 1975
Mặc Lâm có bài phỏng vấn Đại tá Phạm Xuân Phương và nhà văn Phạm Viết Đào để biết thêm chi tiết bản kiến nghị này. Trước tiên Đại tá Phạm Xuân Phương cho biết:
Đại tá Phạm Xuân Phương : Chúng tôi dựa vào một nghị định của chính phủ. Đó là Nghị Định số 23 mà chúng tôi đánh giá cao về một số chế độ đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc từ sau 1975 đến nay. Chúng tôi nghĩ rằng nghị định này đã chứng tỏ đây là nghị định thực hiện chỉ thị của Bộ Chính Trị - Tháng 4/2012. Đã xác định những thời hạn mà chúng tôi hoàn toàn đồng tình, tức là chiến đấu trên biên giới phía Nam từ tháng 5/1975 đến ngày 7/1/1979.
Chiến đấu chống quân FULRO Tây Nguyên từ tháng 5/1975 đến tháng 12/1992. Thứ ba là làm nghiệm vụ quốc tế giúp bạn từ tháng 1/1979 đến 31/8/1989. Từ khi chúng ta hoàn thành việc rút quân khỏi Campuchia, và chiến cuộc trên biên giới phía Bắc và biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa từ 17/2/1979 đến 31/12/1988. Việc tính toán thời gian để tính chế độ cho anh em thì chúng tôi cho là một cách tính toán chính xác, nó phản ánh đúng thực tế đã xảy ra.
Chiến đấu chống quân FULRO Tây Nguyên từ tháng 5/1975 đến tháng 12/1992. Thứ ba là làm nghiệm vụ quốc tế giúp bạn từ ...1979 đến ...1989. Từ khi chúng ta hoàn thành việc rút quân khỏi Campuchia, và chiến cuộc trên biên giới phía Bắc và biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa
Đại tá Phạm Xuân Phương
Chuyển quân từ chiến trường Campuchia ra biên giới phía Bắc. Source bmt9x.com
Chuyển quân từ chiến trường Campuchia ra biên giới phía Bắc. Source bmt9x.com
Mặc Lâm : Xin Đại Tá cho biết kiến nghị nhắm vào những điều gì bên cạnh những mặt tích cực của nghị định 23 đã được chính phủ cho lưu hành trong toàn bộ các cơ quan truyền thông?
Đại tá Phạm Xuân Phương : Phải nói rằng từ sau 1975 chúng ta đã chuyển sang một hình thái chiến tranh mới. Nếu chúng ta xâu chuổi tất cả những sự kiện đó lại, tức là chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Đáng tiếc rằng nghị định 23 này mới chỉ giải đáp một phần nhỏ của vấn đề chiến tranh này.
Đây là cuộc chiến tranh có 5 đặc điểm lớn mà đặc điểm thứ nhất là ngay sau 30 tháng 4, sáng 1 tháng 5 bè lũ tay sai của đám bành trướng bá quyền Đại Hán Bắc Kinh thì chúng ta đã tiếp nhận một cuộc chiến tranh với đội quân mà sau này chúng ta gọi là đội quân diệt chủng. Đội quân Pol Pot diệt chủng của Khmer Đỏ đấy. Sáng mùng 1 tháng 5 họ đã bắt đầu tấn công ta, tức là Trung Quốc đã sử dụng đội quân này để tấn công chúng tôi. Ngày 1 tháng 5 họ đã tấn công rồi cho nên đấy là đặc điểm mà chúng ta phải thấy ngay.
Cuộc chiến tranh đó kéo dài và diễn ra trên quy mô toàn quốc, từ Nam tới Bắc. Trên cả đất liền cũng như trên biển và hải đảo, trên cả hai đất nước bạn là Lào và Campuchia, mà chủ yếu là Campuchia. Đấy là đặc điểm thứ hai.
Cán binh CSVN bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến biên giới 1979. Để ý, có nhiều súng M79 và súng tiểu liên của Mỹ, bị TQ thu. Source báo chí TQ
Cán binh CSVN bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến biên giới 1979. Để ý, có nhiều súng M79 và súng tiểu liên của Mỹ, bị TQ thu. Source báo chí TQ
Đặc điểm thứ ba là chúng ta đã phải chiến đấu ròng rã với một đội quân xâm lược đã được động viên, tổ chức từ năm 1972. Đội quân đó chính là đội quân của Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc thuộc nhiều đại quân khu, và khi họ tiến công chúng ta vào tháng 2/1979 thì họ đã chuẩn bị từ năm 1972. Đội quân này được sử dụng với 60 vạn tên. Đặc điểm thứ tư là chúng ta bị buộc phải bước vào một loại hình chiến tranh mới với một đối tượng tác chiến chiến thuật đặc biệt mà ta chưa hiểu rõ. Trong hoàn cảnh chúng ta vừa kết thúc chiến tranh và chưa kịp hàn gắn các vết thương. Trong một bối cảnh khu vực và bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp, đan xen nhiều mối quan hệ chồng chéo các lợi ích quốc gia, lợi ích hai phe, lợi ích từng phe, thậm chí còn bị cấm vận và cô lập. Đấy là đặc điểm thứ tư.
Cuộc chiến tranh đó kéo dài và diễn ra trên quy mô toàn quốc, từ Nam tới Bắc. Trên cả đất liền cũng như trên biển và hải đảo, trên cả hai đất nước bạn là Lào và Campuchia, mà chủ yếu là Campuchia
Đại tá Phạm Xuân Phương
Đặc điểm thứ năm là mặc dầu chịu nhiều thiệt hại và tổn thất làm chậm lại công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng và phát triển đất nước, nhưng rốt cuộc quân dân ta đã giành được thắng lợi. Tức là thế nào ? Tức là chúng ta đánh bại được cuộc chiến tranh này, giữ vững chủ quyền và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là đã tiêu diệt bọn Pol Pot và chế độ diệt chủng man rợ mà cả loài người tiến bộ toàn thế giới lên tiếng ủng hộ.

Cuộc chiến bị lãng quên?

Mặc Lâm : Xin cám ơn đại tá Phạm Xuân Phương. Chúng tôi sẽ quay lại với ông ở câu hỏi thứ hai. Thưa nhà văn Phạm Viết Đào, xin ông chia sẻ thêm chi tiết những điểm được đưa ra trong bản kiến nghị này là gì, thưa ông?
Nhà văn Phạm Viết Đào : Bản kiến nghị có 5 điểm, chủ yếu là 4 điểm về nội dung, mà nội dung thứ nhất là nhân Nghị Định 23 do Thủ Tướng ban hành theo chỉ thị của Bộ Chính Trị, đấy là chỉ thị xác định mốc giới cuộc chiến tranh và ghi nhận lệnh nhà nước là các cuộc chiến tranh sau năm 1975.
Doanh trại CSVN bị lính Trung Cộng chiếm năm 1979.
Doanh trại CSVN bị lính Trung Cộng chiếm năm 1979. RFA file
Có rất nhiều cuộc chiến tranh mà quan trọng nhất là cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Nhìn chung tôi thấy đây là lần đầu tiên công khai bằng một nghị định, chúng tôi nghĩ cái nghị định ấy là một phần thôi mà cần phải làm rõ hơn, đó là bài học của các cuộc chiến tranh ấy cần phải tổng kết. Mà tổng kết không phải chỉ riêng về mặt sử học, về mặt các văn bản, mà tôi đề nghị cần phải tổng kết về mặt chiến dịch, chiến thuật và những bài học lịch sử chiến tranh. Đấy là kiến nghị thứ nhất. Kiến nghị thứ hai là sau khi cuộc chiến tranh kết thúc thì Việt Nam – Trung Quốc có hoạch định đường biên giới, mà theo tôi biết thì một số đoạn đường biên giới đã nắn lại, không theo đường biên giới cũ, cho nên có tình trạng là có một số những trận chiến đấu, lúc ấy mình chiến đấu trên đất mình nhưng khi hoạch định biên giới rồi thì nó trở thành của Trung Quốc, thành ra rất nhiều những hài cốt liệt sĩ bây giờ nắm trên đất Trung Quốc.
Nhân dân cũng rất nhiều người bị lâm hoàn cảnh này và tôi biết rất nhiều vùng của nhân dân mình bây giờ cũng thành ra đất Trung Quốc.
Bây giờ chuyển sang dân sự thì thôi nhưng về mặt các liệt sĩ mình hy sinh nằm lại bên đó thì cần phải có chính sách để đưa về. Một số cao điểm ở vùng Hà Giang, Cao Bằng trong chiến tranh xảy ra đánh nhau rất là ác liệt, hài cốt anh em mình nằm ở đấy không lấy về được, mà chung quanh còn bom mìn còn nhiều.
Những năm kỷ niệm sự kiện lớn là mình phải có những mốc giới để ghi lại cái đó, cũng như sự kiện Đống Đa, sự kiện Điện Biên Phủ trên không. Tại sao sau cuộc chiến tranh với Trung Quốc chúng ta lại không làm
nhà văn Phạm Viết Đào
Về phía nhà nước thì Bộ Quốc Phòng có dự án rà những chỗ bom mìn ở phía bên phần đất của mình để anh em cựu chiến binh tìm lại hài cốt đồng đội mình. Vừa rồi một số đơn vị tìm lại hài cốt đồng đội cũ nhưng người ta tự đi theo những con đường mà họ biết có những trận đánh hy sinh hàng trăm hàng nghìn bộ đội ở vùng biên giới. Những hài cốt ấy cần phải được đưa về bằng một chính sách.
Điều thứ ba là cần phải bạch hóa các cuộc chiến tranh này và phải đưa vào lịch sử, đưa vào các văn kiện.
Cái thứ tư là phải tổ chức kỷ niệm, xác nhận đấy là cuộc chiến tranh. Đây là cuộc chiến tranh kết cấu bằng xương máu của đồng bào chiến sĩ thì về mặt lịch sử cần phải có những kỷ niệm, những ngày lễ chính. Những năm kỷ niệm sự kiện lớn là mình phải có những mốc giới để ghi lại cái đó, cũng như sự kiện Đống Đa, sự kiện Điện Biên Phủ trên không. Tại sao sau cuộc chiến tranh với Trung Quốc chúng ta lại không làm ?
Cho nên bốn vấn đề đấy là những vấn đề chúng tôi rất là bức thiết.
Mặc Lâm : Xin cám ơn nhà văn Phạm Viết Đào. Quay lại với Đại tá Phạm Xuân Phương, xin Đại Tá cho biết là sau hai tháng gửi đi và không nhận được hồi báo, lúc gần đây thì quý vị có nhân được dấu hiệu tích cực nào hơn hay không, thưa ông?
Đại Tá Phạm Xuân Phương : Chúng tôi phối hợp tất cả các cách để yêu cầu những người lãnh đạo có liên quan phải trả lời. Theo anh Vinh thông báo với tôi thì ông Lê Hồng Anh đã có điện thoại cho anh Lê Duy Mật và hẹn sẽ làm việc. Chúng tôi đang chuẩn bị để chờ buổi làm việc này đấy anh.
Là những người trực tiếp nên chúng tôi rất sốt ruột. Chúng tôi nghĩ thế này, 37 năm đã qua rồi thế mà cái nghị định này mới đáp ứng được một phần thôi, còn một loạt vấn đề lớn cần phải đặt ra.
Mặc Lâm : Xin được cám ơn Đại tá Phạm Xuân Phương và Nhà văn Phạm Viêt Đào

Theo dòng thời sự:




Copy từ: RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét