CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Nợ xấu đừng bắt dân phải “gánh”

"Nợ xấu là hậu quả cách làm ăn của doanh nghiệp, ai làm nấy chịu chứ không thể bảo dân trả nợ thay doanh nghiệp được", TS Nguyễn Minh Phong chia sẻ.
Lúc có thì ăn một mình
- Có người bảo, cứ đóng cửa hết doanh nghiệp có nợ xấu mà không xử lý được thì không ai dám để xảy ra nợ xấu nữa, ông nghĩ sao?
- Thực ra như tôi đã nói, để giải quyết nợ xấu thì phải dùng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau. Không thể coi nợ xấu nói chung giống nhau hết. Doanh nghiệp lúc có thì ăn một mình, lúc chết thì kéo mọi người cùng chết theo là không được. 
- Hậu quả của nợ xấu tác động thế nào đến nền kinh tế?
- Tôi phải nói thẳng rằng hiện nay chúng ta còn chẳng hiểu rõ nợ xấu nó như thế làm sao, ở cấp độ nào, chẳng ai dám nhìn vào sự thật, chẳng ai đứng ra chịu trách nhiệm chung cả. Chính phủ phải có một đợt tổng kiểm kê nợ xấu, về tổng nợ xấu thực, tìm nguyên nhân và giải pháp thì mới khắc phục được. Chứ bây giờ người ta cũng chỉ kêu ầm lên như thế thôi mà không ai có thể khẳng định chắc chắn tổng nợ xấu là bao nhiêu cả. Người này người kia nói những con số vênh nhau đến cả chục lần mà đâu có ai kiểm chứng được.
- Người ta nói nợ xấu là "cục máu đông", với tình trạng này thì bao giờ cục máu đông ấy mới tan?
- Ngoài giải pháp từ nhà nước, bản thân các doanh nghiệp phải tự cố gắng lên chứ không nên bị động, mong chờ những giải pháp cứu trợ. Nếu doanh nghiệp không đủ sức thì phải cho phá sản chứ không cần cứu trợ nữa. Lâu nay, chúng ta vẫn sử dụng cụm từ "lỗi tập thể" không ai chịu trách nhiệm. Theo tôi, phải quy rõ trách nhiệm cá nhân để xử lý cách chức hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có tình trạng bỏ túi cá nhân.
- Và khó giải quyết nhất phải chăng là ở nhóm các doanh nghiệp nhà nước?
Nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước không dễ xử lý do nhiều tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay như nguyên liệu, hàng hóa có tính thanh khoản thấp. Giải quyết nợ xấu phải có chi phí và liên quan đến rất nhiều vấn đề. Hiện nay, công bố cũng chỉ là con số tương đối, chưa minh bạch, rõ ràng.
Nhà nước giải quyết, doanh nghiệp ỉ lại
- Liệu có một "thượng phương bảo kiếm" nào có thể xóa được gánh nặng nợ xấu cho nền kinh tế thưa ông?
- Nhà nước phải có một kế hoạch tổng thể với nhiều giải pháp đồng bộ chứ không thể giao cho một vài doanh nghiệp giải quyết và càng không phải là người dân. Nếu nhà nước đứng ra giải quyết nợ xấu thì sẽ gây ra sự ỉ lại của các doanh nghiệp và các nhóm lợi ích.
- Để giải quyết nợ xấu ở Việt Nam, theo ông phải làm gì?
- Có nhiều kiểu nợ xấu khác nhau. Ví dụ như một doanh nghiệp cứ duy trì mãi một hệ thống sản xuất cũ kỹ, đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng kém, không cạnh tranh được, thì phải tìm cách mà đóng cửa, giải thể đi chứ cứ dây dưa nhùng nhằng mãi làm gì. Rồi những doanh nghiệp đầu cơ bất động sản thua lỗ thì phải để chính họ chịu trách nhiệm chứ. Đó là những kiểu kinh doanh "đáng chết" thì không cần phải cứu. Chứ giờ nhà nước lại mua lại khoản nợ ấy thì ngân sách nào cho lại lại được, mà như thế thì ông doanh nghiệp sẽ lại còn lũng đoạn nữa.
- Ý ông là phải làm rõ từng khoản để giải quyết lần lượt?
- Đúng, tùy từng khoản nợ khác nhau mà có cách giải quyết khác nhau. Nợ xấu từ sản xuất, nợ xấu từ đầu cơ, nợ xấu từ chính sách nhà nước... Đâu là nợ xấu của ngân hàng, đâu là nợ xấu của doanh nghiệp, của bất động sản. Xuất phát từ nguyên nhân nào thì có giải pháp đó chứ đừng kêu gọi cả xã hội bỏ tiền ra mua nợ xấu. Không thể có chuyện ù ù cạc cạc, gom hết lại thành nợ xấu rồi để Nhà nước phải giải quyết được. 
- Vậy là cũng sẽ phải quy trách nhiệm nợ xấu của từng khoản, từng người?
- Đúng thế, ai làm người ấy phải chịu trách nhiệm chứ. Khi đã từng khoản rạch ròi thì ai đáng chịu lỗi phải phạt lỗi.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, tiến độ thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chậm so với yêu cầu, chưa có chuyển biến mang tính đột phá, nhất là phân bổ lại nguồn lực và phương thức quản trị doanh nghiệp hiện đại phù hợp với xu hướng cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường. Tiến độ thoái vốn còn chậm, tổng số tiền thu về còn thấp so với yêu cầu, phần lớn các khoản đầu tư ngoài ngành có hiệu quả thấp, một số thua lỗ nên khó thu hút được các nhà đầu tư.

Theo: Tô Hội/ kienthuc.net.vn

Copy từ: GIÁO DỤC VÀ XÃ HỘI
 

Đồng tiền của Nga đang mất giá mạnh nhất thế giới

Ngân hàng Trung ương Nga liên tục bán ra USD để giữ giá đồng Rúp...

Theo tin từ Bloomberg, vào ngày 8/10, Ngân hàng Trung ương Nga bán ra 1,5 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để chặn đà xuống dốc của tỷ giá đồng Rúp. Đây là động thái can thiệp thị trường tiền tệ mạnh nhất của Moscow kể từ trước đợt can thiệp 4,41 tỷ USD trước khi Crimea trưng cầu dân ý về gia nhập Nga hồi tháng 3.

Theo một cuộc thăm dò ý kiến chuyên gia do Bloomberg thực hiện, trong ngày hôm qua (9/10), Ngân hàng Trung ương Nga rút thêm ít nhất 1 tỷ USD nữa để hỗ trợ đồng Rúp.

Từ tháng 6 đến nay, Rúp Nga đã trở thành đồng tiền mất giá mạnh nhất thế giới do các lệnh trừng phạt mà phương Tây nhằm vào Moscow cũng như sự giảm giá liên tục của dầu thô - mặt hàng xuất khẩu chủ chốt Nga.

Trong phiên giao dịch ngày 9/10 tại thị trường New York, giá dầu thô Brent đã lần đầu tiên giảm xuống dưới mức 90 USD/thùng trong 2 năm. Xuất khẩu dầu thô và khí đốt đóng góp khoảng 1 nửa nguồn thu ngân sách Chính phủ Nga.

Theo ước tính của Ngân hàng Trung ương Nga, từ nay đến cuối tháng 12, các công ty của Nga sẽ phải thanh toán số nợ gần 55 tỷ USD. Đồng Rúp lao dốc khiến việc thanh toán số nợ này ngày càng trở nên khó khăn đối với các công ty Nga.

Tình trạng khan hiếm ngoại tệ ở Nga đã đẩy khoản chênh lệch mà giới giao dịch tiền tệ trả để đổi đồng Rúp sang USD lên mức cao kỷ lục. Trong khi đó, lợi nhuận của các công ty nước ngoài làm ăn tại Nga ngày càng sa sút.

Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Nga, từ tháng 9 tới nay, nước này đã chi tổng cộng 3,35 tỷ USD để bảo vệ tỷ giá đồng Rúp. Con số này chưa tính đến các động thái can thiệp có thể đã được thực hiện trong ngày hôm qua và hôm nay. Hôm qua, Ngân hàng Trung ương Nga nâng biên độ giao dịch trên giữa đồng Rúp với rổ tiền tệ mục tiêu gồm đồng USD và đồng Euro thêm 15 Kopek lên 45 Kopek.

Sáng nay (10/10) theo giờ Moscow, tỷ giá đồng Rúp tiếp tục giảm. Vào lúc hơn 10h giờ Moscow, đồng Rúp mất giá 0,2% so với đồng USD, còn 40,2 Rúp đổi 1 USD.

Đồng tiền mất giá và nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô suy giảm đồng nghĩa với áp lực đè nặng lên dự trữ ngoại hối của Nga. Từ đầu năm đến ngày 3/10 vừa qua, dự trữ ngoại hối của nước này giảm 57 tỷ USD, còn 454,7 tỷ USD.

Ngân hàng Trung ương Nga can thiệp vào thị trường ngoại hối mỗi khi biên độ giao dịch trên của tỷ giá bị phá vỡ. Mỗi bước nhảy 5 Kopek của biên độ giao dịch đồng nghĩa với cơ quan này phải bán ra 350 triệu USD. 

Copy từ: VnEconomy

DNNN 'dính' nợ xấu thì nhà nước phải chi ngân sách 'cứu'

(Tài chính) - Doanh nghiệp nhà nước là của nhà nước mà 'dính' nợ xấu không bỏ tiền ngân sách ra xử lý thì ai làm?.

TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội Đồng Tư Vấn Chính sách tiền tệ Quốc Gia đã lý giải với Đất Việt về đề xuất mà nhóm tư vấn đưa ra với Chính phủ xin Quốc hội trích ngân sách để xử lý nợ xấu.
Chỉ cứu tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước
Mới đây trong báo cáo gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ đã thừa nhận tái cơ cấu nền kinh tế còn chưa được như mong muốn; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng còn chậm...
Theo đó Chính phủ đã đề xuất Quốc hội “xem xét dành một phần ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu” của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Lý giải về đề xuất này, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, phải có một nguồn tiền thực sự để mạnh tay tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại, cho phép họ xóa những khoản nợ biết chắc là không thể thu hồi được ví dụ như nợ của DNNN.
"Đây là xử lý nợ xấu cho DNNN. Nếu không xử lý thì tín dụng sẽ bị đóng băng và không thoát ra được. Khi đó thì cả nền kinh tế sẽ bị suy sụp chứ không không phải một mình người đi vay và người cho vay 'chết'.
Doanh nghiệp phá sản đồng nghĩa với việc người lao động không có công ăn việc làm. Chưa kể doanh nghiệp nhà nước là của nhà nước nên không bỏ tiền ngân sách ra xử lý thì làm gì có ai đứng ra?", TS Nghĩa phân tích.
Theo ông Nghĩa, trên thực tế nợ xấu khi mà vượt quá khả năng xử lý của một ngân hàng thương mại thì đây là vấn đề của nền kinh tế chứ không đơn thuần là của người đi vay và cho vay.
Theo thống kê sơ bộ, có tới 70% nợ xấu đang nằm tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, mà chủ nợ chủ yếu là các ngân hàng thương mại Nhà nước.
Chi ngân sách để xử lý nợ xấu đang được Chính phủ đề xuất với Quốc hội
Chi ngân sách để xử lý nợ xấu đang được Chính phủ đề xuất với Quốc hội
Nợ không xử lý được là vấn đề của quốc gia
Theo TS Nghĩa, kinh nghiệm các nước cho thấy khi nợ xấu không xử lý được thì nó trở thành vấn đề của quốc gia.
"Khi đó xử lý nợ xấu là một vấn đề cần có quyết sách lớn, lựa chọn 1 phương thức xử lý hiệu quả mà phương thức xử lý hiệu quả nhất đối với nợ xấu là xử lý bằng tiền của ngân sách và phải được xử lý trong một thời gian ngắn, nhanh, dứt điểm.
Lý do là vì càng để lâu thì DN phá sản càng nhiều hơn, khiến cho khả năng thu hồi vốn kém hơn đã đành, nhưng khả năng phục hồi của nền kinh tế cũng chậm đi", ông Nghĩa nói.
Theo đó phần lớn các nước đi theo con đường dùng một phần tiền của ngân sách, một phần tiền của NHNN, một phần tiền của ngân hàng thương mại (NHTM) để xử lý nợ xấu.
"Việt Nam cũng không có cách lựa chọn nào khác bằng cách dùng một phần tiền của các NHTM thông qua quỹ dự phòng rủi ro, một phần là tiền của NHNN thông qua trái phiếu đặc biệt và định chế tài chính-VAMC (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng)", ông Nghĩa nêu.
Thành viên hội đồng tư vấn chính sách này cũng kỳ vọng việc trích một phần ngân sách xử lý nợ xấu nếu giải quyết nhanh sẽ thúc đẩy nền kinh tế trong giai đoạn này.
"Khi cả tín dụng phục hồi và xử lý nợ xấu được giải quyết thì mới đẩy nhanh được tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế". TS Lê Xuât Nghĩa kỳ vọng.
Bích Ngọc
Đọc thêm:

Người Sài Gòn hôm nay vật lộn với ngập lụt.